Nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau sinh là một trong những quyền của người lao động nữ khi nghỉ hưởng chế độ thai sản. Vậy công ty không đồng ý, có được nghỉ dưỡng sức sau sinh?
Mục lục bài viết
1. Công ty không đồng ý, có được nghỉ dưỡng sức sau sinh?
Chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh là một
Điều 41 Văn bản hợp nhất 50/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội quy định dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, Điều này quy định về Dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản như sau:
– Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng
– Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định vừa nêu trên do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, nếu trong ttrường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thực hiện thành lập công đoàn cơ sở thì do chính người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:
+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;
+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;
+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Theo quy định trên, để được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản phải đảm bảo được các điều kiện sau:
– Điều kiện về đối tượng:
+ Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản khi sẩy thai, nạo, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý.
+ Lao động nữ ngay sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản do sinh con.
+ Lao động nữ ngay sau thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con mà con dưới 02 tháng tuổi bị chết.
– Điều kiện về sức khỏe: trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc, kể từ sau thời gian hưởng chế độ thai sản vừa nêu mà sức khoẻ chưa phục hồi.
Như vậy, có thể khẳng định được rằng, chỉ cần người lao động nữ đáp ứng được các điều kiện vừa nêu trên thì được quyền nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ và người sử dụng lao động không được cản trở quyền này của người lao động, tức công ty không đồng ý cho người lao động nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ thì người lao động vẫn có quyền được nghỉ nếu đáp ứng được các điều kiện trên.
Tuy nhiên, về số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sẽ do chính người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, nếu trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thực hiện thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Có nghĩa là người lao động được quyền nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau sinh nhưng chỉ được nghỉ đúng số ngày mà người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, nếu muốn nghỉ thêm thì phải thỏa thuận lại với người sử dụng lao động (có thể hai bên thỏa thuận để cho người lao động vừa nghỉ xong thời gian dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau sinh được nghỉ không lương hoặc áp dụng nghỉ hằng năm,…).
2. Cách tính tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh:
Căn cứ khoản 3 Điều 41 Văn bản hợp nhất 50/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội quy định mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% của mức lương cơ sở.
Số tiền hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản sẽ được tính theo công thức sau:
Tiền hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản = 30% (x) Mức lương cơ sở (x) số ngày được phép nghỉ. Trong đó, hiện nay mức lương cơ sở 2023 áp dụng như sau:
– Từ ngày 01/01 – 30/6/2023 là 1,49 triệu đồng/tháng;
– Từ ngày 01/7 – 31/12/2023 là 1,8 triệu đồng/tháng.
Ví dụ: Chị Nguyễn Thị A là người lao động của công ty TNHH X, chị A mang thai và sinh con vào ngày 01/02/2023, đến ngày 01/08/2023 thì chị A đã hết thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản và phải quay trở về làm việc. Tuy nhiên, do sức khỏe của chị A chưa phục hồi nên đã được công ty TNHH X cho chị nghỉ việc hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản là 07 ngày, tính từ ngày 03/08/2023 (do chị A sinh con phải phẫu thuật). Như vậy, số tiền chị A được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản sẽ được tính như sau:
Tiền hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản của chị A = 7 x 30% x 1.800.000 = 3.780.000 (đồng).
3. Phải làm gì khi người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ dưỡng sức sau sinh:
Như đã phân tích ở mục trên, nghỉ dưỡng sức sau sinh là quyền của người lao động nếu đáp ứng được các điều kiện. Nếu người sử dụng lao động không cho người lao động nghỉ dưỡng sức sau sinh thì người lao động có thể thực hiện như sau để đảm bảo được quyền lợi:
Cách 1: Khiếu nại
Khiếu nại lần đầu: Người lao động được quyền hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh gửi đơn khiếu nại tới người sử dụng lao động. Nếu người sử dụng lao động mà không thực hiện giải quyết về chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh của người lao động hoặc người lao động được quyền hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh không đồng ý với cách giải quyết của người sử dụng lao động thì người lao động được quyền hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh có thể trực tiếp khiếu nại lần hai tới Chánh Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, nơi mà chính doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Nếu như người có thẩm quyền giải quyết vấn đề này không thực hiện giải quyết đúng thời hạn hoặc không đồng ý với việc giải quyết, người lao động có thể khởi kiện tới Tòa án.
Cách 2: Hòa giải thông qua Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động
Căn cứ Điều 188
Cách 3: Khởi kiện trực tiếp tới Tòa án
Thay vì khiếu nại hoặc hòa giải theo 02 cách giải quyết vừa nêu trên, khi người lao động được quyền hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh không được người sử dụng lao động giải quyết cho mình về chế độ này thì có thể trực tiếp khởi kiện tới Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Căn cứ các quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì khi người lao động được quyền hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh khởi kiện người sử dụng lao động về việc không giải quyết chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh cho người lao động, người lao động sẽ thực hiện việc khởi kiện người sử dụng loa động đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 50/VBHN-VPQH 2018 hợp nhất Luật Bảo hiểm xã hội.