Người sử dụng lao động khi tuyển dụng người lao động làm việc thường đưa ra những ưu đãi, chế độ đãi ngộ và những hình thức xử phạt để người lao động thực hiện theo đúng quy chế của công ty. Theo đó, người sử dụng lao động thừa dựa vào sự chuyên cần, bảng chấm công của người lao động để đánh giá mức độ chuyên cần của người lao động. Vậy công thức tính thưởng chuyên cần, tính trừ tiền chuyên cần được áp dụng như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tiền chuyên cần được quy định như thế nào?
Tiền chuyên cần được xác định là một khoản tiền do người sử dụng lao động chi trả cho người lao động khi sử dụng người lao động làm việc cho mình. Vậy tiền chuyên cần này có phải là tiền lương hay không? Có bao gồm trong khoản tiền lương mà người sử dụng lao động phải chi trả cho người lao động không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 90
Có thể thấy, pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể nào quy định và điều chỉnh về vấn đề tiền chuyên cần hay còn gọi là phụ cấp chuyên cần. Đây được xác định là một khoản tiền do người sử dụng lao động chi trả cho người lao động theo thoả thuận của các bên trong
2. Công thức tính thưởng chuyên cần, tính trừ tiền chuyên cần:
Căn cứ theo quy định tại Điều 90
Tiền lương = Mức lương theo công việc hoặc chức danh + Phụ cấp lương + Các khoản bổ sung khác
Trong đó:
– Mức lương theo công việc hoặc chức danh được quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH, cụ thể:
+ Đây là mức lương tính theo thời gian của công việc hoặc chức danh theo thang lương, bảng lương do người sử dụng lao động xây dựng theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động năm 2019;
+ Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm hoặc lương khoán thì ghi mức lương tính theo thời gian để xác định đơn giá sản phẩm hoặc lương khoán.
– Phụ cấp lương là khoản tiền do các bên thoả thuận:
+ Khoản tiền này để bù đắp các yếu tố về điều kiện lao động, tính chất phức tạp của công việc, mức độ thu hút người lao động… mà mức lương người sử dụng lao động chi trả cho người lao động thoả thuận trong hợp đồng chưa tính đến hoặc tính chưa đầy đủ;
+ Các khoản phụ cấp lương cho người lao động gắn liền với quá trình làm việc và kết quả thực hiện công việc của người lao động.
– Các khoản bổ sung khác là khoản tiền do các bên thoả thuận trong hợp đồng lao động:
+ Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương;
+ Các khoản bổ sung không xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong hợp đồng lao động, trả thường xuyên hoặc không thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương gắn với quá trình làm việc, kết quả thực hiện công việc của người lao động.
Theo quy định trên thì tiền chuyên cần là do người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận với nhau. Theo đó việc tính thưởng chuyên cần, tính trừ tiền chuyên cần sẽ được áp dụng theo quy chế của phía người sử dụng lao động. Theo đó, mà người sử dụng lao động có thể quy định cụ thể tại
Ví dụ về việc thoả thuận tính thưởng và tính trừ tiền chuyên cần của người lao động:
Công ty A thoả thuận với người lao động một tháng phải đi làm đủ 26 ngày, việc thưởng và trừ tiền chuyên cần được thoả thuận như sau:
– Nếu trong tháng người lao động không nghỉ ngày nào được thưởng 500.000 đồng;
– Nếu trong tháng người lao động nghỉ việc có phép từ 01 đến 02 ngày thì được thưởng 300.000 đồng;
– Nếu trong tháng người lao động nghỉ có phép từ 2 ngày trở lên thì không được thưởng và cũng không bị trừ tiền chuyên cần;
– Nếu trong tháng người lao động có phát sinh từ 01 đến 02 ngày nghỉ không phép thì người lao động sẽ bị trừ tiền chuyên cần 200.000 đồng;
– Nếu trong tháng người lao động có phát sinh từ trên 02 ngày nghỉ không phép thì người lao động sẽ bị trừ tiền chuyên cần 500.000 đồng;
Theo đó, công ty sẽ dựa vào quy chế đó để tính tiền thưởng chuyên cầnm tính trừ tiền chuyên cần của người lao động. Theo đó, người sử dụng lao động có thể sử dụng excel để tính theo các công thức excel, các hàm trên excel để việc tính toán nhanh gọn và thuận tiện hơn.
3. Tiền thưởng chuyên cần có phải là khoản tiền lương tính vào đóng bảo hiểm xã hội không?
Theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019 và quy định tại khoản 3 Điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 26 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ không bao gồm những chế độ và các khoản phụ cấp sau:
– Tiền thưởng theo quy định tại Điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019;
– Tiền thưởng sáng kiến;
– Tiền ăn giữa ca làm việc mà người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động;
– Các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ;
– Khoản tiền hỗ trợ cho người lao động khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.;
– Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Do đó, căn cứ theo quy định trên, tiền thưởng chuyên cần sẽ không nằm trong khoản tiền để tính đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Bên cạnh đó, tại Công văn số 3016/LĐTBXH-BHXH hiện hành có hướng dẫn về khoản tiền phụ cấp chuyên cần cho người lao động được xác định là khoản tiền lương không được tính vào việc đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc của người lao động.
Như vậy, tiền thưởng chuyên cần cho người lao động không phải là khoản tiền phải tính vào tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động.
4. Tiền thưởng chuyên cần có phải là khoản tiền lương tính vào thuế thu nhập cá nhân không?
Thuế thu nhập cá nhân được xác định là một loại thuế trực thu, đánh trực tiếp vào thu nhập của một số cá nhân có thu nhập chịu thuế.
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành thì việc đánh thuế thu nhập cá nhân vào thu nhập từ tiền lương, tiền công của cá nhân bao gồm cá khoản sau:
– Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất là tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền;
– Các khoản phụ cấp, trợ cấp, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC;
– Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức.
Bên cạnh đó, tại Công văn số 79557/CT-TTHT của Tổng cụ Thuế Thành phố Hà nội ban hành năm 2018 cũng nêu rõ thì đối với tiền phụ cấp chuyên cần thì công ty được hạch toán vào chi phí được trừ khu xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp nếu đáp ứng được các quy định tại Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC và được tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân của người lao động.
Như vậy, theo những quy định tại những văn bản pháp luật hướng dẫn nêu trên thì tiền thưởng chuyên cần hay còn gọi là phụ cấp chuyên cần được xác định là một khoản tiền tính vào việc đánh thuế thu nhập cá nhân của cá nhân có thu nhập chịu thuế.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Thông tư số 111/2013/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và
– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về nội dung cụa hợp đồng lao động, hội đồng thương lượng tập thể và nghề, cộng việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con.