Mẫu quyết định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt là gì? Mẫu số 03/XNTH: Quyết định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt? Hướng dẫn lập quyết định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt? Quy định của pháp luật về trình tự xóa nợ tiền thuế, tiền phạt?
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh bị giải thể, phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt, Nhà nước đã ban hành quy định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với các doanh nghiệp, cá nhân không đủ điều kiện thực hiện thanh toán số tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật. Vậy ai là người có quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền phạt và Quyết định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt được lập như thế nào? Trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn đọc mẫu Quyết định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt chi tiết nhất theo quy định của pháp luật.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
Mục lục bài viết
1. Mẫu quyết định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt là gì?
Mẫu quyết định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt được hiểu là văn bản quyết định được lập ra bởi Bộ trưởng Bộ Tài chính để quyết định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với các doanh nghiệp, tổ chức bị giải thể, phá sản hoặc bỏ kinh doanh không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật. Nội dung mẫu quyết định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt phải nêu rõ thông tin về người được xóa nợ, tổng số tiền thuế hoặc tiền phạt còn nợ được xóa…
Mẫu quyết định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt được Bộ Tài chính sử dụng để thông báo về việc quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với các doanh nghiệp, tổ chức bị giải thể, phá sản hoặc bỏ kinh doanh trong trường hợp các doanh nghiệp, tổ chức đó sau khi bị phá sản, giải thể không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền phạt và đủ điều kiện được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt theo quy định của pháp luật.
2. Mẫu số 03/XNTH: Quyết định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————
BỘ TÀI CHÍNH
———–
Số: …./QĐ-BTC
……, ngày ………. tháng …….. năm …..
QUYẾT ĐỊNH
Về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt cho (NNT)……
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
Căn cứ Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ các Luật thuế, Pháp lệnh thuế, Pháp lệnh phí, lệ phí và các văn bản hướng dẫn thi hành;
Căn cứ Thông tư số ……………. ngày…tháng…năm…. của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành Nghị định số ………….. ngày…tháng…năm… và Nghị định số …………. ngày…tháng…năm…. của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số ……………… ngày…tháng…năm…. của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Căn cứ đề nghị xóa nợ của Cục Thuế tỉnh, thành phố …. tại Công văn số … ngày … và hồ sơ kèm theo của người nộp thuế….;
Theo đề nghị của …..
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Xóa nợ tiền thuế và tiền phạt của …..(tên người nộp thuế) tính đến thời điểm …. do ….(nêu lý do xóa nợ)…. với tổng số tiền là: …….. đồng (viết bằng chữ), trong đó (chi tiết theo từng loại thuế):
– Thuế: …… số tiền …… đồng
– …..
Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố ……. chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu và các thông tin liên quan của hồ sơ đề nghị xóa nợ.
Điều 2: Căn cứ vào số thuế được xóa nợ nêu tại Điều 1 trên đây, Cục Thuế tỉnh, thành phố ….. điều chỉnh lại số nợ tiền thuế, tiền phạt của … (tên người nộp thuế).
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố …. chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
– Như Điều 3;
– UBND tỉnh, TP…;
– Sở TC tỉnh, TP ….;
– …;
– Lưu: VT…
TUQ. BỘ TRƯỞNG
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ
(Ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu)
3. Hướng dẫn lập quyết định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt:
– Phần mở đầu của quyết định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt bao gồm các nội dung sau:
+ Bộ Tài chính
+ Quốc hiệu – Tiêu ngữ của nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam
+ Số hiệu quyết định
+ Thời gian lập quyết định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt
+ Tên quyết định: Quyết định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt cho … (tên tổ chức, doanh nghiệp được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt)
– Phần nội dung chính của quyết định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt bao gồm:
+ Căn cứ các văn bản pháp luật về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt
+ Các điều khoản quyết định về việc xóa nợ tiền thuế, tiền phạt đối với tổ chức, doanh nghiệp được xóa nợ tiền thuế, tiền phạt.
– Phần kết: Chữ ký xác nhận của Bộ trưởng Tổng cục trưởng Cục thuế và đóng dấu.
4. Quy định của pháp luật về trình tự xóa nợ tiền thuế, tiền phạt:
4.1. Trình tự lập, xử lý hồ sơ xóa nợ tại Chi cục Thuế hoặc Chi cục Hải quan:
– Chi cục Thuế hoặc Chi cục Hải quan thực hiện tiếp nhận, phân công bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được giao xử lý nợ rà soát hồ sơ của người nộp thuế đối với hồ sơ của người nộp thuế thuộc đối tượng được xóa nợ theo quy định của pháp luật gửi đến Chi cục Thuế hoặc Chi cục Hải quan nơi người nộp thuế nợ tiền thuế.
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Thuế hoặc Chi cục Hải quan có trách nhiệm gửi thông báo về việc xóa nợ tiền thuế cho người nộp thuế.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Chi cục Thuế hoặc Chi cục Hải quan có trách nhiệm thông báo cho người nộp thuế bổ sung hồ sơ trong trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng được xóa nợ nhưng hồ sơ lập chưa đúng hoặc chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật.
+ Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Chi cục Thuế hoặc Chi cục Hải quan có trách nhiệm lập văn bản đề nghị xóa nợ tiền thuế gửi đến Cục Thuế hoặc Cục Hải quan kèm theo hồ sơ trong trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng được xóa nợ và hồ sơ đầy đủ theo quy định của pháp luật.
– Chi cục Thuế hoặc Chi cục Hải quan lập đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật dựa trên căn cứ theo từng đối tượng được xóa nợ tiền thuế đối với hồ sơ do Chi cục Thuế hoặc Chi cục Hải quan lập.
+ Bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ thuộc Chi cục Thuế hoặc Chi cục Hải quan có trách nhiệm báo cáo lãnh đạo Chi cục Thuế hoặc Chi cục Hải quan phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để bổ sung hồ sơ trong trường hợp hồ sơ chưa đầy đue theo quy định của pháp luật.
+ Trong thời hạn 30 ngày tại trụ sở Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người nộp thuế đăng ký địa chỉ hoạt động kinh doanh và tại trụ sở Chi cục Thuế hoặc Chi cục Hải quan để các cơ quan, tổ chức, cá nhân có ý kiến phản hồi; tổng hợp danh sách người nộp thuế đủ điều kiện xóa nợ và lập văn bản đề nghị xóa nợ kèm theo hồ sơ, gửi Cục Thuế hoặc Cục Hải quan thì Chi cục Thuế hoặc Chi cục Hải quan có trách nhiệm lập văn bản công khai danh sách người nộp thuế được đề nghị xóa nợ, niêm yết công khai liên tục trong trường hợp hồ sơ đã đầy đủ theo quy định của pháp luật.
4.2. Trình tự lập, xử lý hồ sơ xóa nợ tại Cục Thuế hoặc Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan:
– Cục Thuế hoặc Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan thực hiện tiếp nhận, phân công bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được giao xử lý nợ rà soát hồ sơ của người nộp thuế đối với hồ sơ của người nộp thuế thuộc đối tượng được xóa nợ theo quy định của pháp luật gửi đến Cục Thuế hoặc Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan nơi người nộp thuế nợ tiền thuế.
– Bộ phận nghiệp vụ hoặc pháp chế thực hiện việc xem xét, thẩm định hồ sơ do bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ chuyển đến trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc, bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ tiến hành tổng hợp, trình Cục trưởng Cục Thuế hoặc Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan phê duyệt, đồng thời gửi UBND cấp tỉnh nơi người nộp thuế nợ tiền thuế để xem xét ban hành Quyết định xóa nợ đối với trường hợp xóa nợ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc gửi Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục Hải quan đối với trường hợp xóa nợ thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ sau khi nhận được ý kiến thẩm định.
4.3. Trình tự lập, xử lý hồ sơ xóa nợ tại Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục Hải quan:
Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục Hải quan thực hiện việc tiếp nhận, phân công bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được giao xử lý nợ rà soát hồ sơ của Cục Thuế hoặc Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan gửi đến theo quy định của pháp luật.
– Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm thông báo cho Cục Thuế hoặc Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan đối với trường hợp người nộp thuế không thuộc đối tượng xóa nợ theo quy định của pháp luật.
– Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm thông báo cho Cục Thuế hoặc Cục Hải quan, Cục Kiểm tra sau thông quan để hoàn chỉnh, bổ sung hồ sơ trong trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng được xóa nợ nhưng hồ sơ lập chưa đúng hoặc chưa đầy đủ theo quy định của pháp luật.
– Bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ thuộc Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục Hải quan tiến hành tổng hợp, dự thảo Quyết định xóa nợ gửi lấy ý kiến bộ phận pháp chế của Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục Hải quan, sau đó trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành Quyết định xóa nợ đối với trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng được xóa nợ, có hồ sơ đầy đủ và có số tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đề nghị xóa nợ từ 05 tỷ đồng đến dưới 10 tỷ đồng thuộc thẩm quyền quyết định của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
– Bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ thuộc Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục Hải quan tiến hành tổng hợp, dự thảo Quyết định xóa nợ và gửi lấy ý kiến bộ phận pháp chế của Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục Hải quan, sau đó trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt, ký trình Bộ Tài chính xem xét ban hành Quyết định xóa nợ theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng được xóa nợ, có hồ sơ đầy đủ và có số tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đề nghị xóa nợ từ 10 tỷ đồng đến dưới 15 tỷ đồng thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
– Bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ thuộc Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm tiến hành tổng hợp, dự thảo Quyết định xóa nợ và gửi lấy ý kiến bộ phận pháp chế của Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục Hải quan, sau đó trình Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan phê duyệt, trình Bộ Tài chính, ký trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành Quyết định xóa nợ theo quy định của pháp luật đối với trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng được xóa nợ, có hồ sơ đầy đủ và có số tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp đề nghị xóa nợ từ 15 tỷ đồng trở lên thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.