Thời gian thực hiện nghĩa vụ tuyến 1 năm 1987 có được cộng nối hưởng lương hưu không? Cộng nối thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi ở quân ngũ.
Tóm tắt câu hỏi:
Bố tôi tháng 2 năm 1984 bố tôi nhập ngũ tại Sư đoàn 322 tỉnh Cao Bằng đến tháng 4 năm 1987 xuất ngũ tháng 7 năm 1987 chuyển ngành công tác liên tục đến nay. Tôi xin hỏi thời gian tính bảo hiểm xã hội để nghỉ hưu đối với 3 năm nghĩa vụ tại tuyến 1 của bố tôi được quy đổi như thế nào. tôi xin trân trọng cảm ơn luật sư?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
– Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017;
2. Giải quyết vấn đề
Theo thông tin bạn cung cấp thì năm 1984 bố bạn nhập ngũ tại Sư đoàn 322 tỉnh Cao Bằng đến tháng 4 năm 1987 xuất ngũ tháng 7 năm 1987 chuyển ngành công tác liên tục đến nay. Do bạn không nêu rõ bố bạn đã từng được giải quyết trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp một lần, trợ cấp xuất ngũ, phục viên hay chưa nên nếu bố bạn chưa được hưởng quyền lợi gì sau khi xuất ngũ thì thời gian 3 năm nghĩa vụ tại tuyến 1 của bố bạn sẽ được cộng nối vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Căn cứ theo các quy định sau:
Khoản 5 Điều 3 Luật bảo hiểm xã hội 2014 có quy định thời gian đóng bảo hiểm xã hội là thời gian được tính từ khi người lao động bắt đầu đóng bảo hiểm xã hội cho đến khi dừng đóng. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội không liên tục thì thời gian đóng bảo hiểm xã hội là tổng thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội.
Cũng như theo khoản 6, Điều 123
Bên cạnh đó, khoản 2, Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP quy định cụ thể một số trường hợp tính thời gian công tác hưởng bảo hiểm xã hội trước năm 1993. Theo đó, thời gian mà quân nhân, công an nhân dân công tác trong đơn vị đã xuất ngũ được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội cộng nối với thời gian công tác sau này để tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Công an nhân dân, quân nhân phục viên, xuất ngũ, thôi việc trước 15/12/1993;
– Chưa được giải quyết các trợ cấp dưới đây:
+
+ Điểm a Khoản 1 Điều 1 của
+ Quyết định số 92/2005/QĐ-TTg ngày 29 tháng 4 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện chế độ đối với quân nhân là người dân tộc ít người thuộc Quân khu 7, Quân khu 9, tham gia kháng chiến chống Mỹ, về địa phương trước ngày 10 tháng 01 năm 1982;
+
>>> Luật sư tư vấn về việc cộng nối thời gian phục vụ trong quân đội: 1900.6568
+ Quyết định số 38/2010/QĐ-TTg ngày 06 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung
+ Quyết định số 53/2010/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ đối với cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân tham gia kháng chiến chống Mỹ có dưới 20 năm công tác trong Công an nhân dân đã thôi việc, xuất ngũ về địa phương;
+
– Chuyển sang làm việc có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (bao gồm cả người làm việc tại y tế xã, phường, thị trấn, giáo viên mầm non hoặc người giữ các chức danh ở xã, phường, thị trấn trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.
Ở đây, bố bạn tham gia quân đội từ tháng 2 năm 1984 đến tháng 7 năm 1987, sau đó chuyển nghành và công tác đến nay. Như vậy, nếu sau khi chuyển ngành bố bạn có tham gia bảo hiểm xã hội cũng như bố bạn chưa được hưởng quyền lợi gì sau khi xuất ngũ thì bố bạn được cộng nối thời gian tham gia quân đội vào thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sau này để tính thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Và để được cộng nối thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, bố bạn cần chứng minh được việc đã công tác tại quân đội và thời gian xuất ngũ.
Theo quy định tại phụ lục 1 Quyết định 595/QĐ-BHXH thì trường hợp cấp và ghi xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động có thời gian công tác trước năm 1995 (không bao gồm người bị kỷ luật buộc thôi việc hoặc tự ý bỏ việc, bị phạt tù giam trước ngày 01/01/1995), hồ sơ bao gồm:
– Lý lịch gốc và lý lịch bổ sung (nếu có) của người lao động, quyết định tiếp nhận, hợp đồng lao động, các giấy tờ có liên quan khác như: quyết định nâng bậc lương, quyết định điều động hoặc quyết định chuyển công tác, quyết định phục viên xuất ngũ, chuyển ngành, giấy thôi trả lương….;
– Trường hợp bố bạn nếu không còn quyết định phục viên, xuất ngũ và lý lịch quân nhân, giấy tờ từ năm 1984 đến 1987 bị thất lạc do cơ quan cũ giải tán thì theo quy định tại khoản 7, Điều 23 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có thể thay thế bằng xác nhận thời gian phục vụ trong quân đội của đơn vị cũ (nơi ra quyết định phục viên, xuất ngũ), trong đó ghi cụ thể thời gian, đơn vị công tác, cấp bậc, chức vụ và phải có cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đồng thời phải kèm theo các giấy tờ có liên quan để làm cơ sở chứng minh quá trình công tác trong quân đội như: giấy khen, giấy chứng nhận huân chương, huy chương, sổ sức khỏe, giấy gọi nhập ngũ, phiếu quân nhân, lý lịch đảng viên (nếu có)… để cơ quan bảo hiểm xã hội có cơ sở xem xét giải quyết.