Hiện nay, tại các thành phố lớn việc dân cư từ địa phương khác đến sinh sống, học tập và làm việc thì việc thuê nhà, mượn nhà, xin ở nhờ nhà ở là điều thường thấy. Vậy, hiện nay pháp luật quy định như thế nào về thủ tục công chứng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở? Hồ sơ công chứng gồm những gì?
Mục lục bài viết
- 1 1. Hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở được hiểu như thế nào?
- 2 2. Thủ tục công chứng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở:
- 3 3. Hồ sơ thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở:
- 4 4. Mức phí công chứng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở:
- 5 5. Mẫu phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở:
1. Hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 385 Bộ luật Dân sự thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc thay đổi, xác lập hoặc là thực hiện việc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Hợp đồng cho mượn, cho ở nhà nhà ở theo quy định tại Bộ luật Dân sự và các văn bản hướng dẫn thi hành thì hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận các bên, theo đó bên chủ sở hữu tài sản đồng ý cho cá nhân, tổ chức khác mượn, ở nhà nhà ở trong một khoảng thời gian nhất định mà không cần tiến hành việc trả tiền như hợp đồng thuê nhà ở,… sau khi hết thời hạn mượn, ở nhà hoặc sau khi thực hiện được mục đích mượn, ở nhờ nhà thì bên mượn, ở nhờ nhà cần trả lại nhà cho chủ sở hữu.
Hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở khác so với hợp đồng dân sự khác ở chỗ hợp đồng này không phát sinh lợi nhuận bởi thực tế chủ thể tham gia xác lập thực hiện hợp đồng này là chủ thể có mối quan hệ quen biết, thân quen trong gia đình, dòng họ,…
2. Thủ tục công chứng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở:
Luật Dương Gia xin gửi đến quý bạn đọc thủ tục công chứng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Quý bạn đọc, người yêu cầu công chứng nộp hồ sơ cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ công chứng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở nêu tại mục 3. dưới đây;
Bước 2: Tiến hành nộp hồ sơ
Quý bạn đọc, người yêu cầu công chứng tiến hành việc nộp hồ sơ yêu cầu công chứng tại Phòng Tư pháp – Ủy ban nhân dân xã/phường hoặc tại Văn phòng Công chứng;
Bước 3: Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ
Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ.
– Đối với các trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở hợp lệ, đầy đủ theo quy định của pháp luật thì công chứng viên phải tiến hành việc thụ lý, đồng thời ghi vào sổ công chứng.
– Trong trường hợp các công chứng viên khi kiểm tra hồ sơ yêu cầu công hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở mà nhận thấy hồ sơ có nội dung chưa rõ, khi tiến hành giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị cưỡng ép, đe dọa, hoặc nhận thấy có sự nghi ngờ đối tượng của hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở là không có thật thì các công chứng viên có trách nhiệm đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ.
Ngoài ra, theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, các công chứng viên cần phải tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định, đối với các trường hợp không thể làm rõ được thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.
– Đối với các trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở mà công chứng viên kiểm tra trong dự thảo hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở có điều khoản trái đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, đối tượng của hợp đồng không phù hợp với thực tế thì công chứng viên theo quy định có trách nhiệm cần phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa.
Công chứng viên có quyền từ chối công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa.
Bước 4:
Quý bạn đọc, người yêu cầu công chứng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở phải thực hiện việc đọc lại, soát lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên khi có yêu cầu thì sẽ tiến hành việc đọc cho người yêu cầu công chứng nghe.
Đối với các trường hợp người yêu cầu công chứng đồng ý toàn bộ nội dung trong dự thảo hợp đồng, giao dịch thì ký vào từng trang của hợp đồng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở. Công chứng viên ghi lời chứng sau đó tiến hành việc ký vào từng trang của hợp đồng.
Bước 5: Tiến hành nộp phí, nhận kết quả
Quý bạn đọc, người yêu cầu công chứng tiến hành nộp phí theo quy định và nhận giấy hẹn trả kết quả tại tổ chức hành nghề công chứng tại nơi nộp hồ sơ.
Thời hạn giải quyết:
– Trong ngày nhận hồ sơ đối với hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở trong trường hợp là hộ gia đình, cá nhân;
Đối với các trường hợp nộp hồ sơ yêu cầu công chứng sau ba (03) giờ chiều thì việc công chứng được thực hiện chậm nhất trong ngày làm việc tiếp theo; trường hợp hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở có tình tiết phức tạp thì không quá ba (03) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
– Không quá năm (05) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở liên quan đến bất động sản trong trường hợp là tổ chức trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài.
3. Hồ sơ thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở:
Hồ sơ thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở bao gồm các loại giấy tờ sau đây:
1) Phiếu yêu cầu công chứng. Mẫu phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng cho mượn, ở nhờ nhà ở được Luật Dương Gia trình bày cụ thể tại mục 5. dưới đây.
2) Dự thảo hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở;
3) CCCD/Hộ chiếu còn thời hạn và giá trị sử dụng hoặc các giấy tờ văn bản khác quy định pháp luật có giá trị tương đương của người yêu cầu công chứng;
4) Bản chính hoặc bản sao công chứng/chứng thực xác minh tình trạng hôn nhân của người yêu cầu công chứng như giấy chứng nhận đăng ký kết hôn,
5) Bản chính giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao công chứng, chứng thực các giấy tờ có giá trị thay thế theo quy định của pháp luật đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng như sổ đỏ, sổ hồng,…
4. Mức phí công chứng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở:
Căn cứ theo quy định điểm b Khoản 2 Điều 4 Thông tư 257/2016/TT-BTc thì cần căn cứ vào giá trị của hợp đồng thuê nhà ở để xác định mức phí công chức theo các mốc giá trị dưới đây mà mức phí công chứng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở như sau:
– Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) dưới 50 triệu đồng: Mức thu 40.000VNĐ;
– Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) từ 50.000.000 VNĐ đến 100.000.000 VNĐ: Mức thu 80.000VNĐ;
– Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) từ trên 100.000.000 VNĐ đến dưới 1 tỷ đồng: Mức thu 0,08% giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch;
– Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) từ trên 01 tỷ đồng đến 03 tỷ đồng: Mức thu 800 nghìn đồng + 0,06% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 01 tỷ đồng;
– Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) từ trên 03 tỷ đồng đến 05 tỷ đồng: Mức thu 02 triệu đồng + 0,05% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 03 tỷ đồng;
– Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) từ trên 05 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng: Mức thu 03 triệu đồng + 0,04% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 05 tỷ đồng;
– Giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch (tổng số tiền thuê) từ trên trên 10 tỷ đồng thì mức thu 05 triệu đồng + 0,03% của phần giá trị tài sản hoặc giá trị hợp đồng, giao dịch vượt quá 10 tỷ đồng (mức thu tối đa là 8 triệu đồng/trường hợp);
5. Mẫu phiếu yêu cầu công chứng hợp đồng cho mượn, cho ở nhờ nhà ở:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————-
PHIẾU YÊU CẦU CÔNG CHỨNG HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH
Kính gửi: Phòng Công chứng số…………..thành phố ……..
Họ và tên:………
Ngày, tháng, năm sinh:…….
Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu số:……..do ……. cấp ngày……tháng……năm……….
Địa chỉ thường trú/tạm trú:………
Số điện thoại:……..Số Fax: ……
Hoặc
Tên tổ chức:………….
Địa chỉ đặt trụ sở:……….
Họ tên người đại diện:…..
Chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu số: ……do ……. cấp ngày….tháng……..năm………..
Số điện thoại: ……….Số Fax:………
Nội dung yêu cầu công chứng:………
Các giấy tờ nộp kèm theo Phiếu này gồm có:
- ……….
- ……….
- ………
- ………..
- ………….
…….., ngày….tháng…năm… | |
Người nhận phiếu (Ký và ghi rõ họ và tên) | Người yêu cầu công chứng (Ký và ghi rõ họ và tên) |
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 257/2016/TT-BTC quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành;