Công chức, viên chức có được mở trường mầm non tư thục không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
1. Thế nào là công chức, viên chức?
– Viên chức theo quy định tại Điều 2
– Công chức được quy định tại Khoản 2 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH Luật cán bộ, công chức và được hướng dẫn tại Nghị định 06/2010/NĐ-CP quy định những người là công chức, cụ thể là công dân Việt Nam, công chức sẽ được tuyển dụng, bổ nhiệm vào các ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong đơn vị sự nghiệp công lập cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng.
Chế độ lương của công chức được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Công chức, viên chức có được mở trường mầm non tư thục?
Căn cứ Điều 14
– Ngoài thời gian làm việc quy định tại hợp đồng làm việc, viên chức được hoạt động nghề nghiệp khác, ngoại trừ các trường hợp pháp luật khác có quy định.
– Được quyền ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
– Với công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư viên chức được góp vốn nhưng không được tham gia quản lý, điều hành công ty.
Đồng thời,
Khi cá nhân mở cơ sở mầm non tư thục cần được cấp Giấy phép đối với nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục, sau đó sẽ tiến hành việc thành lập doanh nghiệp có ngành nghề chức năng kinh doanh đào tạo Mầm non.
Như vậy, viên chức, công chức sẽ không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp có ngành nghề đào tạo mầm non nói riêng hay các doanh nghiệp khác nói chung.
3. Điều kiện để thành lập, hoạt động trường mầm non tư thục:
3.1. Điều kiện để thành lập trường mầm non tư thục:
Căn cứ Điều 3 Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BGDDT 2018 quy định điều kiện để thành lập trường mầm non tư thục bao gồm:
– Phải xây dựng đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
– Mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính phải được nêu rõ trong đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
Như vậy, cá nhân, tổ chức cần thực hiện đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội và quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục của địa phương, mục tiêu, nhiệm vụ, chương trình và nội dung giáo dục; đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, địa điểm dự kiến xây dựng trường; tổ chức bộ máy, nguồn lực và tài chính; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển. Sau đó nộp đề án duyệt tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được thẩm định và phê duyệt.
3.2. Điều kiện để hoạt động giáo dục trường mầm non tư thục:
Sau khi đủ điều kiện thành lập, để được hoạt động giáo dục, các trường mầm non tư thục phải đáp ứng thêm các điều kiện sau:
– Có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện.
– Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu, duy trì và phát triển hoạt động giáo dục, cụ thể:
-
Được đặt tại khu dân cư bảo đảm quy định về an toàn và vệ sinh môi trường;
- Diện tích khu đất xây dựng gồm: Diện tích xây dựng; diện tích cây xanh, đường đi; diện tích sân chơi. Diện tích bình quân tối thiểu 12 m2/trẻ em đối với khu vực đồng bằng, trung du (trừ thành phố thị xã); 08 m2/trẻ em đối với khu vực thành phố, thị xã, núi cao và hải đảo;
– Cơ cấu khối công trình gồm:
- Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo: Phòng sinh hoạt chung, phòng ngủ, vệ sinh, hiên chơi bảo đảm theo đúng quy chuẩn quy định;
-
Khối phòng phục vụ học tập: Phòng thể chất, giáo dục nghệ thuật hoặc phòng đa chức năng;
- Khu vực nhà bếp và kho;
-
Khối phòng hành chính quản trị: Văn phòng trường, phòng hành chính quản trị, phòng hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng y tế, phòng bảo vệ, phòng cho nhân viên, khu vệ sinh giáo viên, cán bộ, nhân viên, khu để xe giáo viên, cán bộ, nhân viên;
- Khu vực sân chơi gồm: Sân chơi của nhóm, lớp và sân chơi chung.
– Khuôn viên có tường bao ngăn cách với bên ngoài;
– Có thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, tài liệu chăm sóc, giáo dục trẻ em theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
– Có đủ nguồn tài chính theo quy định để bảo đảm duy trì và phát triển hoạt động giáo dục.
– Về đội ngũ quản lý, giáo viên và nhân viên: đáp ứng đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục mầm non và tổ chức hoạt động giáo dục.
– Có quy chế về tổ chức và hoạt động.
4. Hồ sơ, thủ tục thành lập trường mầm non tư thục:
4.1. Hồ sơ thành lập trường mầm non tư thục:
Hồ sơ bao gồm:
– Tờ trình đề nghị thành lập của cá nhân, tổ chức đối với trường mầm non tư thục.
– Đề án thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ.
4.2. Thủ tục thành lập trường mầm non tư thục:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Cá nhân, tổ chức có nhu cầu thành lập trường mầm non tư thục sẽ nộp hồ sơ gửi đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Hình thức nộp hồ sơ: nộp trực tiếp hoặc nộp qua đường bưu điện.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết:
Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định các điều kiện thành lập trường mẫu giáo, trường mầm non, nhà trẻ. Thời gian giải quyết là trong vòng 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Sau đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn có liên quan có ý kiến thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trong thời hạn là 15 ngày làm việc.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường mầm non tư thục trong thời hạn là 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận được ý kiến thẩm định bằng văn bản của Phòng Giáo dục và Đào tạo và các phòng chuyên môn có liên quan, đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Trường hợp không cấp thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
5. Mẫu tờ trình đề nghị thành lập trường mầm non tư thục mới nhất:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……, ngày…… tháng…… năm 200…
TỜ TRÌNH ĐỀ NGHỊ THÀNH LẬP NHÓM, LỚP MẦM NON TƯ THỤC
Kính gửi : – Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận ……..;
– Ủy ban Nhân dân phường …… Quận ……
Tôi tên: ……………
CMND số: ……………. cấp ngày …../……/…… tại :…………
Dân tộc: ………………
Quốc tịch: ……………
Thành phần: ………………
Địa chỉ thường trú: ……………
Trình độ học vấn: ………………
Trình độ chuyên môn: ……………
Nay tôi làm đơn này thông qua UBND phường, phòng Giáo dục và Đào tạo Quận …… cho phép tôi được mở …
Tên nhóm, lớp: ………………
Địa điểm xin mở: ……………
Số điện thoại: ……………
Người đứng tên sở hữu nhà: ……………
Tôi cam kết thực hiện đúng theo kế hoạch mở nhóm, lớp của cá nhân, thực hiện nghiêm túc Quy chế tổ chức và hoạt động của các trường ngoài công lập, Điều lệ trường Mầm non dưới sự hướng dẫn của phòng Giáo dục và Đào tạo và sự quản lý của UBND phường.
Người làm đơn
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Văn bản hợp nhất số 07/VBHN-BGDĐT quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
Văn bản hợp nhất số 26/VBHN-VPQH 2019 Luật viên chức.
Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH Luật cán bộ, công chức.