Tạm đình chỉ được hiểu là trong khoảng thời gian luật định công chức sẽ không được thực hiện công việc của mình trong vị trí được tuyển dụng. Hiện nay, Công chức bị tạm đình chỉ công tác được trả lương không?
Mục lục bài viết
1. Công chức bị tạm đình chỉ công tác được trả lương không?
Tạm đình chỉ là một trong những quyết định gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của cán bộ, công chức, được thực hiện bởi Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức. Hình thức này chỉ được áp dụng nếu có sơ sở cho thấy nếu đê cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý theo quy định. Tại khoản 2 Điều 81 Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, Công chức có quy định về việc tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ, công chức:
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức có thể ra quyết định tạm đình chỉ công tác trong thời gian xem xét, xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, nếu nhận thấy được tình trạng: để cán bộ, công chức đó tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xem xét, xử lý. Thời hạn tạm đình chỉ công tác theo quy định là không vượt quá 15 ngày, trường hợp cần thiết có thể kéo dài thêm nhưng tối đa không quá 15 ngày; để đảm bảo quyền lợi cho các cán bộ, công chức bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ công tác điều tra, truy tố, xét xử thì thời gian tạm giữ, tạm giam được tính là thời gian nghỉ việc có lý do nên người này vẫn được hưởng các chế độ bảo hiểm theo quy định; một khi hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ, công chức không bị xử lý kỷ luật thì được tiếp tục bố trí làm việc ở vị trí cũ;
– Hiện nay, trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử, cán bộ, công chức được hưởng lương theo quy định của Chính phủ.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 41
– Cá nhân là cán bộ, công chức nếu đang trong thời gian tạm giữ, tạm giam hoặc được cho tại ngoại nhưng áp dụng biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú mà không thể tiếp tục đi làm để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử hoặc tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật thì được hưởng 50% của mức lương hiện hưởng, cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu lương (nếu có);
Lưu ý: Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị tạm đình chỉ chức vụ thì không được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý.
– Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều 41;
– Xem xét đến trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật hoặc bị Tòa án tuyên là có tội thì không được truy lĩnh 50% còn lại quy định tại khoản 1 Điều 41.
Có thể thấy, cá nhân là cán bộ, công chức đang trong thời gian tạm đình chỉ công tác mà chưa bị xem xét xử lý kỷ luật, công chức vẫn được hưởng 50% mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có); Xét đến trường hợp công chức không bị xử lý kỷ luật hoặc được kết luận là oan, sai thì được truy lĩnh 50% còn lại; Trường hợp công chức bị xử lý kỷ luật thì không được truy lĩnh 50% còn lại.
2. Thời gian công chức bị tạm đình chỉ công tác có được tính là thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc không?
Tại Điều 6 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định về thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc. Trong quy định này cũng đã thể hiện rõ, thời gian làm việc được tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian tính theo năm có đóng bảo hiểm xã hội (nếu đứt quãng thì được cộng dồn) chưa nhận trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp phục viên, bao gồm:
– Tính cộng dồn trong đó có các khoảng thời gian mà cá nhân bị tạm đình chỉ công tác đã làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội;
– Bên cạnh đó, cũng phải kể đến thời gian làm việc trong quân đội nhân dân và công an nhân dân;
– Thời gian làm việc trong công ty nhà nước theo quy định của
– Cũng phải xem xét để cộng dồn thời gian làm việc theo chỉ tiêu biên chế được cơ quan có thẩm quyền giao trong tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
– Thời gian được cơ quan, tổ chức, đơn vị cử đi đào tạo, bồi dưỡng cũng được đưa vào giải quyết chế độ trợ cấp thôi việc;
– Ngoài ra, khoảng thời gian nghỉ được hưởng lương theo pháp luật về lao động cũng phải được nhắc đến;
– Liên quan đến quyền lợi của cá nhân là cán bộ, công chức, chính vì vậy thời gian nghỉ được hưởng chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, dưỡng sức phục hồi sức khỏe theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội cũng phải xem xét;
– Khoảng thời gian bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự mà đã được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền kết luận là oan, sai;
– Đồng thời, pháp luật cũng đã ghi nhận là thời gian bị tạm đình chỉ công tác theo quy định tại Điều 81 của Luật Cán bộ, công chức cũng được tính gộp thời gian hưởng chế độ trợ cấp thôi việc;
– Cũng phải kể đến thời gian được bố trí làm việc khi hưởng án treo, cải tạo không giam giữ theo bản án hoặc quyết định của Tòa án.
– Thời gian làm việc quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có tháng lẻ thì được tính như sau:
+ Trường hợp dưới 03 (ba) tháng thì không tính;
+ Còn nếu từ đủ 03 (ba) tháng đến đủ 06 (sáu) tháng thì được tính bằng 1/2 (một phần hai) năm làm việc;
+ Từ trên 06 (sáu) tháng đến 12 (mười hai) tháng thì được tính bằng 01 (một) năm làm việc.
3. Tạm đình chỉ công tác công chức có được coi là hình thức kỷ luật:
Căn cứ theo Điều 79, Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, Công chức thì công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
– Có thể bị áp dụng hình thức khiển trách với hành vi vi phạm chưa để lại hậu quả lớn;
– Bên canh đó, tổ chức đơn vị quản lý công chức có thể áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo;
– Trong một số trường hợp là Hạ bậc lương;
– Giáng chức cũng là một trong những hình thức được sử dụng;
– Cách chức;
– Hoặc Buộc thôi việc cũng sẽ được áp dụng trên thực tế, đây được xem là hình thức ký luật nghiêm khắc nhất được áp dụng đối với công chức, cán bộ.
Lưu ý: Hình thức giáng chức, cách chức chỉ áp dụng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; hình thức hạ bậc lương chỉ áp dụng đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý.
Công chức có hành vi vi phạm mà bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị kết án về tội phạm tham nhũng thì đương nhiên bị buộc thôi việc kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật; công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý phạm tội bị Tòa án kết án và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên thôi giữ chức vụ do bổ nhiệm.
Như vậy, tạm đình chỉ công tác không phải là một hình thức kỷ luật được áp dụng đối với công chức.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Cán bộ, Công chức;
– Nghị định số 112/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức, viên chức;
– Nghị định số 46/2010/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định về thôi việc và thủ tục nghỉ hưu đối với công chức.