Thế nào mới được coi là con thương binh. Con riêng của vợ có được hưởng quyền lợi như con thương binh không?
Thế nào mới được coi là con thương binh. Con riêng của vợ có được hưởng quyền lợi như con thương binh không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thân chào luật sư. Tôi có một câu hỏi muốn luật sư tư vấn giúp như sau: Tôi đã xây dựng gia đình và có một người con gái riêng, do vợ chồng không hợp nên hai vợ chồng đã chia tay từ khi con tôi chưa sinh ra. Đến nay con gái tôi được 12 tuổi tôi muốn đi bước nữa với một người đang là thương binh. Vậy con gái tôi có được hưởng quyền lợi như con thương binh không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Theo Thông tư liên tịch 16/2006/TTLT/BLĐTBXH-BGDĐT-BTC hướng dẫn về chế độ ưu đãi trong giáo dục và đào tạo đối với người có công và con của họ quy định về đối tượng áp dụng:
"a) Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong kháng chiến; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh).
b) Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945; con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng Tám năm 1945; con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong kháng chiến; con của liệt sỹ; con của thương binh, con của bệnh binh; con bị dị dạng, dị tật của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học."
Cũng theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 31/2013/NĐ-CP giải thích:
“Thân nhân người có công là cha đẻ, mẹ đẻ; vợ hoặc chồng; con (con đẻ, con nuôi). Thân nhân liệt sĩ còn là người có công nuôi dưỡng liệt sĩ.”
Khi bạn kết hôn, con riêng của bạn không đương nhiên trở thành con chung của bạn và chồng mới nhưng nếu bạn muốn xác lập quan hệ cha và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của con bạn và chồng bạn, bảo đảm cho con bạn được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình thì bạn có thể làm thủ tục nhận nuôi con nuôi cho người chồng bạn định kết hôn bởi theo Điều 5 Luật nuôi con nuôi quy định về thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế:
"1. Thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế được thực hiện quy định sau đây:
a) Cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi;
b) Công dân Việt Nam thường trú ở trong nước;
c) Người nước ngoài thường trú ở Việt Nam;
d) Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;
đ) Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài.
2. Trường hợp có nhiều người cùng hàng ưu tiên xin nhận một người làm con nuôi thì xem xét, giải quyết cho người có điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con nuôi tốt nhất."
Theo đó, Chồng của bạn là cha dượng thuộc diện ưu tiên thứ nhất trong thứ tự ưu tiên lựa chọn gia đình thay thế cho con bạn. Nhưng bạn cũng cần chú ý những hành vi bị cấm khi nhận nuôi con nuôi được quy định tại Điều 13 Luật nuôi con nuôi:
"1. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để trục lợi, bóc lột sức lao động, xâm hại tình dục; bắt cóc, mua bán trẻ em.
2. Giả mạo giấy tờ để giải quyết việc nuôi con nuôi.
3. Phân biệt đối xử giữa con đẻ và con nuôi.
4. Lợi dụng việc cho con nuôi để vi phạm pháp luật về dân số.
5. Lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh, người có công với cách mạng, người thuộc dân tộc thiểu số để hưởng chế độ, chính sách ưu đãi của Nhà nước.
6. Ông, bà nhận cháu làm con nuôi hoặc anh, chị, em nhận nhau làm con nuôi.
7. Lợi dụng việc nuôi con nuôi để vi phạm pháp luật, phong tục tập quán, đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo khoản 5 của điều này, pháp luật cấm lợi dụng việc làm con nuôi của thương binh.Vậy nên, bạn cần cân nhắc về mục đích của việc nhận nuôi con nuôi cho người chồng mà bạn đang định kết hôn, cần xem xét ý kiến của bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. Khi đó, nếu như con riêng của bạn trở thành con nuôi của chồng bạn thì con xủa bạn được hưởng quyền lợi như con của thương binh.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Tư vấn về nghĩa vụ dân sự riêng rẽ
– Thành lập trung tâm tư vấn hỗ trợ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
– Điều kiện thành lập trung tâm tư vấn, hỗ trợ hôn nhân có yếu tố nước ngoài
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại