Con riêng của cha có quyền tranh chấp tài sản không? Quyền thừa kế tài sản, hàng thừa kế, tài sản thuộc sở hữu chung.
Con riêng của cha có quyền tranh chấp tài sản không? Quyền thừa kế tài sản, hàng thừa kế, tài sản thuộc sở hữu chung.
Tóm tắt câu hỏi:
Nếu như em là con ruột của ba mẹ, nhưng ba có thêm vợ bé và con riêng vs vợ bé nhưng không có giấy chứng nhận kết hôn, thì sau này tài sản có bị tranh cấp với người vợ bé đó không?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý
– Tiểu mục 3, Điều 651 Bộ luật dân sự 2015
– Điều 5, Điều 8, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Luật hôn nhân gia đình 2014
2. Giải quyết vấn đề
Kết hôn là việc các bên xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, nếu bố bạn đã có gia đình mà lại chung sống với người khác thì đây là hành vi trái luật. Về mặt pháp lý mối quan hệ giữa người vợ bé và bố bạn không được công nhận nhưng mối quan hệ giữa bố bạn và đứa bé con riêng sẽ được pháp luật công nhận khi bố bạn làm thủ tục cha nhận con và được thể hiện qua giấy khai sinh.
Về vấn đề tài sản cần phân biệt rõ hai trường hợp như sau:
Thứ nhất: Đối với người vợ riêng (vợ bé)
Khi không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì sẽ không được pháp luật thừa nhận mối quan hệ vợ chồng. Tuy nhiên, nếu trong khoảng thời gian chung sống với nhau giữa bố bạn và người vợ riêng này có làm ăn chung, hình thành khối tài sản chung của cả hai người thì quyền đối với tài sản được xác định theo Điều 209, Điều 210 Bộ luật dân sự 2015.
Sở hữu chung có thể là sở hữu chung hợp nhất hoặc sở hữu chung theo phần, sở hữu chung hợp nhất là sở hữu chung mà trong đó, phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu chung không được xác định đối với tài sản chung. Sở hữu chung hợp nhất bao gồm sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không phân chia. Các chủ sở hữu chung hợp nhất có quyền, nghĩa vụ ngang nhau đối với tài sản thuộc sở hữu chung. Sở hữu chung theo phần là sở hữu chung mà trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu được xác định đối với tài sản chung. Mỗi chủ sở hữu chung theo phần có quyền, nghĩa vụ đối với tài sản thuộc sở hữu chung tương ứng với phần quyền sở hữu của mình, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Như vậy, nếu như phần tài sản của bố bạn có bao gồm cả phần tài sản chung do công sức đóng góp của người vợ riêng thì họ sẽ có quyền đối với phần tài sản của họ trong khối tài sản chung đó.
Thứ hai: Đối với đứa con riêng của bố bạn:
>>> Luật sư tư vấn quyền hưởng thừa kế của con riêng: 1900.6568
Bạn đang lo lắng về vấn đề tranh chấp tài sản sau này có nghĩa là thời điểm bố bạn mất thì tài sản chia có tranh chấp hay không. Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Nếu bố bạn không để lại di chúc mà có xác định hàng thừa kế thì con riêng của bố bạn sẽ ngang hàng thừa kế và hưởng di sản như bạn.
Như vậy, nếu sau này có tranh chấp về tài sản thì sẽ theo từng trường hợp xác định cụ thể và sẽ được giải quyết dựa trên căn cứ nêu trên để giải quyết.