Con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế của bố mẹ không? Phân chia di sản thừa kế khi có người thừa kế là con riêng - con ngoài giá thú mới nhất năm 2021.
Thừa kế tài sản là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm dù cho người có tài sản để lại đã chết hay chưa. Bởi việc được thừa kế tài sản không chỉ nhằm xác định thân phận người thừa kế mà còn là cơ sở để phát sinh tài sản, lợi ích mà người thừa kế sẽ được hưởng khi mà người chủ sở hữu tài sản chết. Hiện nay, về vấn đề này, có nhiều người còn băn khoăn về việc con ngoài giá thú có được hưởng tài sản thừa kế hay không. Cơ sở pháp lý của việc thừa kế của con người giá thú như thế nào? Về vấn đề này, trong phạm vi bài viết, đội ngũ luật sư và chuyên viên luật dương gia sẽ đề cập đến nội dung “con ngoài giá thú có được hưởng thừa kế hay không”.
Dưới đây là bài phân tích mới nhất của Luật Dương Gia về con ngoài giá thú và quy định về việc thừa kế tài sản của bố mẹ đối với con ngoài giá thú theo quy định mới nhất năm 2021. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến trường hợp này hoặc các vấn đề pháp luật thừa kế khác, vui lòng liên hệ: 1900.6568 để được tư vấn – hỗ trợ!
Hiện nay, trong văn bản của pháp luật hiện hành, vấn đề về quyền thừa kế của con ngoài giá thú được quy định chung trong
Thứ nhất, về khái niệm “con ngoài giá thú”
Hiện nay, trong quy định của các văn bản pháp luật hiện hành không có định nghĩa cụ thể về khái niệm con ngoài giá thú. Tuy nhiên căn cứ vào khái niệm quy định trong từ điển tiếng việt và các quy định chung về mối quan hệ cha, mẹ con trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có thể hiểu, con ngoài giá thú là khái niệm để chỉ con sinh ra trong các trường hợp con không được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp. Cụ thể:
Nếu như một người con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp của vợ, chồng – tức là sinh ra sau khi vợ chồng đã xác lập quan hệ hôn nhân qua việc thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền thì trường hợp này, người con được được gọi là con chung của vợ chồng. Tuy nhiên, nếu vì nhiều lý do mà con không được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp của cha, mẹ, ví dụ như cha, mẹ không thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định, không đủ điều kiện đăng ký kết hôn, hoặc sinh ra khi một trong hai người cha, hoặc mẹ đang tồn tại quan hệ hôn nhân hợp pháp với người khác, hoặc sinh ra trước thời kỳ hôn nhân… thì những trường hợp này, người con được xác định là con ngoài giá thú.
Hiện nay, trong các văn bản pháp luật hiện hành, cụ thể là
Thứ hai, về quyền hưởng di sản thừa kế đối với con ngoài giá thú.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi một người chết đi, dù các quan hệ nhân thân, như quan hệ hôn nhân, và các quyền công dân của người này sẽ đương nhiên chấm dứt theo quy định của pháp luật thì quyền của người mất đối với tài sản vẫn được bảo vệ và trở thành nội dung về quyền thừa kế của những người thừa kế của họ. Tài sản, dù là bất động sản hay động sản, dù là hoàn toàn thuộc về người này hay người này chỉ sở hữu một phần tài sản thì khi người này chết đi, những tài sản này theo quy định tại Điều 612 Bộ luật Dân sự năm 2015, đều được xác định là di sản thừa kế, dùng để phân chia thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật cho những người thừa kế hơp pháp của họ. Cụ thể:
Hiện nay, có hai trường hợp phân chia thừa kế như sau:
- Trường hợp 1: Phân chia thừa kế theo di chúc:
Di chúc, dù thể hiện bằng hình thức nào, bằng miệng, hay bằng văn bản thì nó đều được xác định là sự thể hiện ý chí của một cá nhân đối với việc định đoạt, chuyển dịch tài sản cho người khác trước khi chết. Di chúc sẽ là cơ sở để phân chia di sản thừa kế (tài sản do người chết để lại) sau khi chủ sở hữu tài sản chết được xác định là di chúc hợp pháp và là di chúc cuối cùng do người đó lập trước khi chết.
Trường hợp người chủ sở hữu tài sản có để lại di chúc hợp pháp, thì việc con ngoài giá thú có được thừa hưởng tài sản do người này để lại trước khi chết hay không phụ thuộc vào ý nguyện của người này được thể hiện rõ trong nội dung di chúc. Bởi như đã phân tích, khi tồn tại di chúc hợp pháp do người chủ sở hữu tài sản trước khi chết thì việc phân chia tài sản là di sản thừa kế sẽ phải được định đoạt theo nội dung di chúc.
Trường hợp này việc phân chia thừa kế theo di chúc được thực hiện như sau:
+ Nếu trong nội dung di chúc của người mất thể hiện ý nguyện để lại tài sản của họ cho nhiều người thừa kế nhưng không xác định rõ các phần tài sản cho những người thừa kế, thì trường hợp này, di sản thừa kế sẽ được chia đều cho những người được định đoạt trong nội dung di chúc, trừ trường hợp những người thừa kế này có sự thỏa thuận khác. Trường hợp này, người con ngoài giá thú – nếu được chỉ định là người thừa kế theo di chúc thì họ cũng được hưởng phần thừa kế như những người khác được hưởng di sản theo nội dung di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
+ Trường hợp, trong nội dung của di chúc mà người mất để lại đã có sự phân định rõ về phần di sản mà mỗi người thừa kế được hưởng từ tài sản của người mất để lại thì việc phân chia di sản thừa kế được xác định theo nội dung di chúc. Trường hợp này, nếu người con ngoài giá thú được chỉ định là một trong những người thừa kế theo di chúc thì họ cũng được hưởng phần thừa kế tương ứng với nội dung của di chúc – phù hợp với ý chí của người để lại di sản.
Tuy nhiên, cần lưu ý, trường hợp người con ngoài giá thú không phải là người được thừa kế được hưởng tài sản theo nội dung di chúc thì mặc dù pháp luật tuân thủ và tôn trọng nguyện vọng của người lập di chúc – người để lại tài sản trước khi chết, nhưng người con ngoài giá thú này vẫn có thể được hưởng di sản thừa kế nếu thuộc một trong các trường hợp được quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự năm 2015. Theo đó, nếu người con ngoài giá thú này là người chưa thành niên, hoặc là con đã thành niên nhưng không có khả năng lao động của người mất – người để lại di sản thì mặc dù họ không phải là người được định đoạt trong nội dung di chúc, nhưng họ vẫn được hưởng ít nhất 2/3 suất của một người thừa kế nếu tài sản này được chia theo pháp luật. Quy định này là hoàn toàn phù hợp, bởi cho dù không được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp của bố mẹ nhưng người con ngoài giá thú vẫn là con đẻ của người mất và pháp luật cũng không có bất kỳ quy định nào phân biệt về quyền thừa kế của con ngoài giá thú hay con đẻ thông thường nên có thể hiểu họ vẫn được xác định là con hợp pháp của người để lại di sản.
Mặc dù vậy, quy định tại Điều 644 Bộ luật Dân sự năm 2015 được xác định ở trên lại không áp dụng cho những người thừa kế, trong đó có con ngoài giá thú đã có hành vi từ chối nhận di sản hoặc không có quyền hưởng di sản do có hành vi xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người để lại di sản…
- Trường hợp 2: Phân chia thừa kế theo pháp luật:
Đối với việc phân chia thừa kế theo pháp luật, hiện nay theo quy định tại Điều 649, 650 Bộ luật Dân sự năm 2015, di sản thừa kế sẽ được phân chia thành các phần bằng nhau cho những người thừa kế theo pháp luật nếu người chết không để lại di chúc hoặc di chúc không hợp pháp hoặc những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di chúc hoặc họ không có quyền được hưởng di sản, từ chối nhận di sản. Việc phân chia thừa kế theo pháp luật sẽ được xác định dựa trên hàng thừa kế và các quy định chung của bộ luật dân sự cụ thể:
Căn cứ theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015, di sản thừa kế sẽ được chia thừa kế theo pháp luật theo hướng chia đều thành các phần bằng nhau cho những người thuộc hàng thừa kế theo pháp luật theo thứ tự ưu tiên như sau:
+ Hàng thừa kế thứ nhất gồm những người là vợ hoặc chồng hợp pháp, cha và mẹ đẻ, cha mẹ nuôi hợp pháp của người chết (với điều kiện những người này còn sống tại thời điểm người để lại di sản chết); con đẻ của người chết; con nuôi hợp pháp của người chết.
+ Hàng thừa kế thứ hai là những người thừa kế là các ông bà bên nội, bên ngoại,cháu ruột của người có tài sản mà người chết là ông bà bên nội, bên ngoại của người cháu đó, anh chị, em ruột của nhau thì sẽ được hưởng thừa kế.
+ Hàng thừa kế thứ ba bao gồm những người như cậu, cô, dì, chú, bác của người có tài sản để lại thừa kế, cụ bên nội ngoại hoặc chắt của người để lại tài sản khi người chết là cụ của bên nội hoặc bên ngoại.
Về mặt nguyên tắc, di sản thừa kế sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Những người ở hàng thừa kế thứ hai, thứ ba chỉ được hưởng tài sản thừa kế nếu những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất nên trên đã chết, không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản hoặc bị truất quyền thừa kế theo pháp luật.
Có thể thấy, con ngoài giá thú, dù không được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hợp pháp của bố, mẹ, nhưng họ vẫn được xác định là con đẻ của người bố (mẹ) đã mất, do vậy họ được nhận định là một trong những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất trong những người thừa kế theo pháp luật của người đã mất. Do vậy, việc con ngoài giá thú được hưởng di sản thừa kế của người đã mất là hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật.
Việc pháp luật không phân biệt con trong giá thú và con ngoài giá thú đều có các quyền và nghĩa vu hưởng thừa kế của cha mẹ ngang nhau là một quy định nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của những người con ngoài giá thú này vì nó là quan hệ huyết thống, đảm bảo sự công bằng trong các quy định của pháp luật.
Mục lục bài viết
1. Con ngoài giá thú có được thừa kế tài sản?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi sinh sống không có hôn thú với một người đàn ông và có một đứa con gái dưới 18 tuổi. Vào tháng 05/2015, người đó mất và viết di chúc để lại toàn bộ tài sản trị giá khoảng 3 tỉ đồng cho người vợ và hai đứa con. Tôi đã yêu cầu người vợ đó chia thừa kế cho con tôi nhưng bà không đồng ý. Tôi muốn hỏi theo pháp luật thì con gái tôi có được hưởng thừa kế không?
Luật sư tư vấn:
Trước hết, theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 676 “Bộ luật dân sự 2015” về hàng thừa kế theo pháp luật:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết…”
Pháp luật hôn nhân gia đình cũng như pháp luật dân sự hiện hành không phân biệt quyền thừa kế theo pháp luật của con trong giá thú hay ngoài giá thú đối với di sản của cha hoặc mẹ. Do đó, trong tình huống trên, mặc dù bà với người đàn ông này không có quan hệ vợ chồng nhưng nếu có đầy đủ chứng cứ chứng minh con gái của bà là con đẻ của bà và người đang ông đó thì con bà hoàn toàn có quyền hưởng di sản thừa kế. Đồng thời, theo quy định trên thì con bà thuộc diện hàng thừa kế thứ nhất.
Ngoài ra, căn cứ quy định tại Điều 669 “Bộ luật dân sự 2015” về người hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc:
“Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:
1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.
>>> Luật sư
Do đó, con gái bà là con chưa thành niên (dưới 18 tuổi) nên mặc dù bố của cháu không để lại di chúc chia tài sản cho cháu nhưng cháu vẫn sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật.
Bà có thể khởi kiện tại tòa án nhân dân huyện nơi người đàn ông đó cư trú trước khi chết để đòi lại quyền lợi cho con mình.
2. Con ngoài giá thú có được chia di sản thừa kế không
Tóm tắt câu hỏi:
xin chào mình cần tư vấn về việc thừa kế tài sản : bố mẹ mình ly hôn lâu rồi mình là con một và được mẹ nuôi nhưng vẫn liên lạc và qua lại với bố, bố mất đột ngột nên không có di chúc giấy tờ gì hết nhưng bổng xuất hiện thêm 1 người phụ nữ và 1 đứa nhỏ nói là con của ông nhưng không có qua hôn nhân và có thêm vài người chú bác cậu mợ muốn kiếm chác nữa vậy cho mình hỏi nên giải quyết thế nào tình huống này?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 về những trường hợp thừa kế theo pháp luật:
“1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
2. Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:
a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
c) Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.”
Đồng thời, theo quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 về người thừa kế theo pháp luật:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Có thể thấy, nếu bố bạn đột ngột mất đi mà không có để lại di chúc thì tài sản mà bố bạn để lại sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, và những người có quyền hưởng di sản thừa kế này sẽ là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất bao gồm bố mẹ, vợ hợp pháp và con, tức là người được hưởng di sản ở đây là bạn, bố mẹ của bố bạn (nếu còn sống) và người con ngoài giá thú (nếu chứng minh được quan hệ huyết thống). Ngoài ra những người khác là cô dì chú bác sẽ không có quyền hưởng di sản đối với trường hợp này.
3. Con riêng của chồng có được hưởng thừa kế?
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi và chồng tôi lấy nhau được 8 năm và có với nhau 1 con gái. Chồng tôi có một người con riêng (giấy khai sinh của đứa bé không mang tên chồng tôi, chồng tôi cũng không đăng ký kết hôn với mẹ đứa bé). Giữa 2 vợ chồng tôi hiện tại không có tài sản chung nhiều. Điều tôi lo lắng là, hiện tại gia đình đứa bé muốn chồng tôi đón bé về nuôi, tôi không muốn sau này giữa con riêng của chồng tôi và các con của tôi với chồng tôi xảy ra tranh chấp thừa kế vì tài sản do vợ chồng tôi làm ra sau này là tài sản chung của cả 2 vợ chồng. Tôi mong muốn được tư vấn về một số vấn đề sau:
1. Làm thế nào để con riêng của chồng tôi không thể tranh chấp thừa kế với các con của tôi?
2. Bố mẹ đẻ của tôi có tài sản để lại cho tôi, vậy tài sản đó là tài sản riêng của tôi hay tài sản chung của 2 vợ chồng? Nếu chung, làm sao để tài sản đó là của riêng tôi?
3. Nếu tôi yêu cầu chồng tôi viết giấy giao toàn bộ tài sản của chồng tôi cho tôi và các con của tôi với chồng tôi thì có được không? Khi đó con riêng của chồng tôi có quyền khởi kiện đòi thừa kế không?
Rất mong nhận được sự tư vấn của công ty một cách sớm nhất. Xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
1. Về việc hưởng thừa kế của con riêng của chồng:
Theo quy định Bộ luật dân sự 2015, cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.
Khi chồng bạn mất, không để lại di chúc thì di sản thừa kế của chồng bạn sẽ được chia theo pháp luật. Chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy, con riêng của chồng bạn là người hưởng thừa kế theo pháp luật của chồng bạn. Do đó, người này vẫn được hưởng thừa kế khi chồng bạn mất mà không có di chúc để lại.
Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Để người con riêng của chồng không được hưởng thừa kế của chồng bạn thì chồng bạn phải lập di chúc định để lại toàn bộ tài sản cho bạn và con bạn hoặc hợp đồng tặng cho tài sản cho bạn và con bạn thì khi đó người con riêng sẽ không được hưởng trừ trường hợp không phụ thuộc vào nội dung di chúc theo quy định tại Điều 644 Bộ luật dân sự 2015.
2. Bố mẹ đẻ của tôi có tài sản để lại cho tôi, vậy tài sản đó là tài sản riêng của tôi hay tài sản chung của 2 vợ chồng? Nếu chung, làm sao để tài sản đó là của riêng tôi?
Tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng theo quy định
– Tài sản chung của vợ chồng gồm:
+ Tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
+ Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
– Tài sản riêng gồm: Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn trong trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Như vậy, trong thời kỳ hôn nhân vợ, chồng ngoài tài sản chung vẫn có thể có tài sản riêng.
Theo như bạn trình bày, bạn được bố mẹ bạn tặng cho tài sản cho bạn trong thời kỳ hôn nhân. Nếu là tặng cho riêng bạn trong thời kỳ hôn nhân thì đây được xác định là tài sản riêng của bạn. Nếu là tặng cho chung vợ chồng bạn thì được xác định là tài sản chung vợ chồng. Do đó sẽ căn cứ vào hợp đồng tặng cho tài sản của bố mẹ bạn và bạn để xác định đây là tài sản riêng hay tài sản chung vợ chồng. Nếu là tài sản chung vợ chồng, bạn muốn chứng minh đây là tài sản riêng của bạn thì bạn và chồng bạn phải làm văn bản thỏa thuận đây là tài sản riêng của bạn có công chứng tại Văn phòng công chứng.
3. Nếu tôi yêu cầu chồng tôi viết giấy giao toàn bộ tài sản của chồng tôi cho tôi và các con của tôi với chồng tôi thì có được không? Khi đó con riêng của chồng tôi có quyền khởi kiện đòi thừa kế không?
Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận. Tặng cho tài sản là sự tự nguyện của người tặng cho, không có sự ép buộc ở đây. Do đó bạn có thể yêu cầu chồng bạn làm hợp đồng tặng cho tài sản cho bạn và con bạn tuy nhiên việc tặng cho này phải tự nguyện, bạn không được “ép” chồng bạn làm việc này. Khi có hợp đồng tặng cho tài sản thì toàn bộ tài sản đã được chuyển giao cho bạn và con bạn trên ý chí tự nguyện của chồng bạn thì người con riêng không có quyền gì đối với khối tài sản của chồng bạn bởi chồng bạn có quyền định đoạt đối với tài sản thuộc sở hữu của mình. Bạn cũng lưu ý, hình thức hợp đồng tặng cho tài sản nếu là bất động sản, tài sản đăng ký quyền sở hữu như xe máy, ô tố thì phải có công chứng hoặc chứng thực.
4. Con riêng có được đòi di sản thừa kế từ mẹ kế không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin Luật sư tư vấn giúp em. Ông bà ngoại em lấy nhau sinh được một mình mẹ em ,vì không có con trai nên ông em đã ra ngoài với người khác và có thêm 3 người con 1 trai 2 gái. Đến năm 2003 thì ông em chết và ko để lại di chúc (sổ đỏ đất mang tên ông em). Năm 2005 bà em có bán 800m2 đất và làm sổ đỏ phần đất còn lại mang tên bà. Đến năm 2009 thì người con trai riêng về đòi chia đất và tòa đã chia như sau: do bà đã già không xây được nhà nên bà được hưởng từ phần nhà hất về phía sau diện tích là 200m2 cộng với phần đất của mẹ em được hưởng là191 m2 tất cả chuyển cho bà đứng tên sổ đỏ. Còn 3 người con riêng được hưởng diện tích là 490 m2. Năm 2009 mẹ em mất, năm 2016 bà em mất không dể lại di chúc giấy tờ gì, người con trai riêng lại về tranh không cho nhà em ở, nhà em đã làm sổ đỏ mang tên Trương Văn Vỵ là con trai của mẹ em (mẹ em chỉ có 2 người con 1 trai 1 gái, người em gái không nhận tài sản). Luật sư cho em hỏi em làm giấy tờ có đúng không? Ai sẽ là ngươi được hưởng số đất đó?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định của pháp luật, cá nhân có quyền để lại di sản của mình cho người thừa kế để hưởng theo pháp luật hoặc định đoạt thông qua di chúc. Di sản thừa kế để lại bao gồm tài sản riêng của người chết, phân tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác.
Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định.
Điều 675 “Bộ luật dân sự 2015” quy định:
1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:
a) Không có di chúc;
b) Di chúc không hợp pháp;
c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;
d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản.
Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu hàng thừa kế trước đó không còn ai do đã chết, do không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản. Nếu cả ba hàng thừa kế đều không còn sống hoặc còn sống nhưng không đủ điều kiện hưởng thì di sản thừa kế thuộc về nhà nước.
Đối chiếu theo các quy định trên vào trường hợp của bạn, bà bạn có 200m2 đất là di sản thừa kế của ông bạn để lại và 191m2 đất của mẹ bạn được hưởng di sản thừa kế gộp cho bà của bạn ( đã chia theo bản án của tòa án), năm 2009, mẹ bạn mất, năm 2016 bà bạn mất không để lại di chúc,như vậy, theo quy định, di sản của bà bạn sẽ được chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, do mẹ bạn chết trước bà của bạn nên các con của mẹ bạn sẽ được hưởng thừa kế thế vị theo quy định của Điều 677 “Bộ luật dân sự 2015”. Theo quy định của Điều 676 “Bộ luật dân sự 2015” thì hàng thừa kế thứ nhất gồm vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết. Như vậy, trong hàng thừa kế thứ nhất không bao gồm con riêng của chồng, vì vậy, việc năm 2016 bà của bạn mất không để lại di chúc, mà người con riêng lại về đòi di sản thừa kế của bà ngoại bạn là không có căn cứ.
Về việc bạn đứng tên trên đất, bà của bạn mất, không để lại di chúc, mẹ bạn là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, nhưng do mẹ bạn mất trước nên di sản thừa kế của bà ngoại bạn để lại sẽ được thừa kế thế vị cho bạn và em gái bạn, nhưng em gái bạn từ chối nhận để lại cho bạn, nên phần của mẹ bạn sẽ được để lại cho bạn, nếu như không còn những người khác thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà ngoại bạn, thì việc bạn được nhận toàn bộ di sản thừa kế là có căn cứ.
5. Quyền hưởng di sản thừa kế của con riêng theo quy định của pháp luật
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi, tôi sinh ra trong gia đình có 4 người con. Nhưng bố tôi và mẹ tôi đều đã có gia đình trước khi đến với nhau. Bố tối có 2 người con riêng, mẹ tôi có 1 người con riêng. Bố tôi và mẹ tôi chỉ có tôi là con chung. Vậy cho tôi hỏi về luật thừa kế trong gia đình tôi thì pháp luật quy định như thế nào? Tôi sẽ được hưởng thừa kế như thế nào? Tôi xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Bạn trình bày, bạn sinh ra trong gia đình có 4 người con. Nhưng bố và mẹ bạn đều đã có gia đình trước khi đến với nhau. Bố bạn có 2 người con riêng, mẹ bạn có 1 người con riêng. Bố và mẹ bạn chỉ có bạn là con chung. Do bạn không nói hiện tại bố mẹ đã mất hay còn sống, có để lại di chúc hay không. Trong trường hợp này, Nếu bố mẹ bạn mất mà di sản không thuộc một trong các trường hợp được chia theo di chúc thì di sản của bố mẹ bạn để lại sẽ chia thừa kế theo pháp luật, chia đều cho những người thuộc hàng thừa kế theo quy định tại Điều 676 “Bộ luật dân sự 2015” như sau:
“1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”
Luật sư tư vấn về trường hợp con riêng có được hưởng thừa kế:1900.6568
Như vậy, theo quy định trên con đẻ và con nuôi là những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Theo đó, con riêng của bố bạn thì vẫn là con đẻ mang dòng máu của bố bạn và đối với con riêng của mẹ bạn cũng vậy. Chính vì thế, nếu bố, mẹ bạn mất mà di sản không thuộc một trong các trường hợp được chia theo di chúc thì những người thuộc hàng thừa kế đều có quyền hưởng thừa kế và giá trị hưởng của mỗi người là ngang nhau, trong đó có con đẻ là con riêng của người mất.
Ngoài ra, Điều 679 “Bộ luật dân sự 2015” quy định trường hợp con riêng hưởng thừa kế của bố dượng hoặc mẹ kế như sau:
“Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này.”
Theo đó, nếu con riêng của bố bạn hoặc của mẹ bạn có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì những người con riêng đó sẽ được thừa kế di sản của bố dượng hoặc mẹ kế.