Người tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ được hưởng nhiều quyền lợi về chăm sóc sức khỏe, được hưởng chế độ hưu trí, hưởng chế độ tử tuất, bệnh tật và thai sản. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì người lao động có thể xin đóng lùi bảo hiểm xã hội được hay không?
Mục lục bài viết
1. Có thể xin đóng lùi bảo hiểm xã hội được không?
Trong một số trường hợp nhất định, người lao động gặp khó khăn nên tạm thời không thể đóng được bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp và người lao động sẽ thực hiện thủ tục xin đóng lùi bảo hiểm xã hội tại cơ quan bảo hiểm xã hội. Vì vậy đây là một trong những trường hợp diễn ra vô cùng phổ biến. Tuy nhiên, các văn bản quy phạm pháp luật hiện nay không giải thích thế nào là hoạt động đóng lùi bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên trên thực tế thì hoạt động này vẫn đã và đang diễn ra, có thể hiểu đơn giản thì đóng lùi bảo hiểm xã hội là hoạt động dừng đóng bảo hiểm xã hội trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó người lao động sẽ đóng bù số tiền bảo hiểm xã hội đáng lẽ phải đóng trong phản thời gian tạm dừng cho cơ quan bảo hiểm xã hội. Mục đích của việc đóng lùi bảo hiểm xã hội là để đảm bảo tính liên tục cho quá trình tham gia bảo hiểm xã hội, tuy nhiên vẫn tạo điều kiện cho người tham gia chế độ bảo xã hội kia họ gặp khó khăn trong cuộc sống, từ đó nhanh chóng tích lũy đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của người lao động. Theo quy định của pháp luật hiện nay, pháp luật cho phép hoạt động đóng lùi bảo hiểm xã hội của người lao động, tuy nhiên chỉ được thực hiện trong một số trường hợp nhất định. Theo đó:
(1) Trong trường hợp được phép đóng lùi bảo hiểm xã hội bắt buộc, cụ thể bao gồm:
– Khi tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong khoảng thời gian 30 ngày trở lên do gặp khó khăn từ hoạt động thay đổi cơ cấu công nghệ, do khủng hoảng kinh tế, suy thoái kinh tế, thực hiện chính sách của nhà nước trong quá trình tái cơ cấu lại nền kinh tế hoặc thực hiện theo các cam kết quốc tế mà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;
– Khi doanh nghiệp gặp khó khăn xuất phát từ sự kiện bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh … khiến cho người lao động và người sử dụng lao động không còn đủ khả năng để đóng bảo hiểm xã hội;
– Sau thời gian bị tạm giam, người lao động được xác định là bị oan thì sẽ được quyền đóng lùi bảo hiểm xã hội cho khoảng thời gian bị tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện nghĩa vụ tạm giam phục vụ cho quá trình điều tra của cơ quan điều tra.
Tuy nhiên cần phải lưu ý, các trường hợp này chỉ được quyền tạm dừng đóng quỹ hưu trí và quỹ tử tuất trong chế độ bảo hiểm xã hội. Người sử dụng lao động vẫn phải có nghĩa vụ đóng quỹ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
(2) Trong trường hợp cho phép đóng lùi bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bao gồm:
– Đóng lùi bảo hiểm xã hội tự nguyện cho những năm trước đó tuy nhiên không được phép vượt quá 10 năm khi đã đủ tuổi nghỉ hưu căn cứ theo quy định tại Điều 9 của
– Đóng lùi thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện do gián đoạn căn cứ theo quy định tại Điều 12 của Nghị định 134/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện.
2. Đóng lùi bảo hiểm xã hội có phải tính lãi không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 122 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về vấn đề xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội. Theo đó:
– Cơ quan và tổ chức có hành vi vi phạm quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm trên thực tế mà có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây ra thiệt hại thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật đối với thiệt hại xảy ra;
– Cá nhân có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, cá nhân đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bị xử lý kỷ luật hoặc thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự, trong trường hợp gây ra thiệt hại thì cá nhân còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật;
– Người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định tại Điều 17 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019, từ 30 ngày trở lên thì ngoài việc phải đóng đủ số tiền chưa đóng, số tiền chậm đóng và bị xử lý theo quy định của pháp luật, người sử dụng lao động còn phải nộp số tiền lãi được xác định bằng hai lần mức lãi suất đầu tư vào quỹ bảo hiểm xã hội bình quân của các năm trước liền kề tính trên số tiền/và tính trên thời gian chậm đóng, trong trường hợp người sử dụng lao động không thực hiện thì theo yêu cầu của người có thẩm quyền, yêu cầu của ngân hàng/các tổ chức tín dụng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Kho bạc nhà nước cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động để nộp số tiền chưa đóng, số tiền chậm đóng, kèm theo lãi suất của số tiền đó vào tài khoản của cơ quan bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 18 của
– Các trường hợp truy thu, truy đóng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động và người sử dụng lao động bao gồm: Trong trường hợp điều chỉnh tăng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động, đóng bù thời gian chưa đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
– Người sử dụng lao động cần phải có trách nhiệm và nghĩa vụ đóng đủ số tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, trong đó bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định của pháp luật đối với người lao động đáp ứng đầy đủ điều kiện hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hoặc chấm dứt
Theo đó thì có thể nói, theo quy định hiện nay tùy từng trường hợp đóng lùi bảo hiểm xã hội, người đóng bảo hiểm xã hội có thể tính lãi hoặc không tính lãi. Theo đó:
– Đối với các trường hợp đóng bù bảo hiểm xã hội bắt buộc thì không bị tính lãi chậm đóng;
– Đối với bảo hiểm xã hội tự nguyện, trường hợp đóng bù bảo hiểm xã hội cho những năm còn thiếu khi đủ tuổi nghỉ hưu thì cũng không bị tính lãi;
– Trường hợp đóng lùi bảo hiểm xã hội tự nguyện do ngắt quãng thì phải đóng thêm tiền lãi theo công thức: Mức lãi suất = Lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố công khai.
3. Quy trình đóng lùi bảo hiểm xã hội thực hiện thế nào?
Quy trình đóng lùi bảo hiểm xã hội sẽ được thực hiện như sau:
Bước 1: Người lao động và người sử dụng lao động chuẩn bị hồ sơ. Thành phần hồ sơ bao gồm:
– Văn bản đề nghị đóng lùi bảo hiểm xã hội;
– Danh sách người lao động đóng lùi bảo hiểm xã hội.
Bước 2: Nộp thành phần hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý.
Bước 3: Nhận thông báo chấp thuận cho tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian giải quyết là 10 ngày được tính kể từ ngày Cơ quan bảo hiểm xã hội nhận được hồ sơ. Thời gian tạm ngưng đóng sẽ do người sử dụng lao động đề nghị tuy nhiên không vượt quá 12 tháng.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc;
– Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội.
THAM KHẢO THÊM: