Có lẽ chúng ta đã không còn quá xa lạ đối với hoạt động công chứng và chứng thực các loại giấy tờ. Hầu hết người dân đều thực hiện thủ tục công chứng tại nơi thường trú. Vậy có thể công chứng giấy tờ tùy thân ở nơi tạm trú hay không?
Mục lục bài viết
1. Có thể công chứng giấy tờ tùy thân ở nơi tạm trú không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất luật công chứng năm 2018 thì có quy định về khái niệm công chứng. Theo đó, công chứng được xem là việc công chứng viên hành nghề trong một tổ chức hành nghề công chứng tiến hành hoạt động chứng nhận tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng, của các giao dịch dân sự khác được thể hiện dưới dạng văn bản, xác nhận tính hợp pháp và không trái đạo đức xã hội của các loại giấy tờ và các văn bản trong quá trình dịch thuật từ tiếng Việt Nam sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại, từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt Nam mà theo quy định của pháp luật Việt Nam cần phải thực hiện thủ tục công chứng tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc theo yêu cầu nguyện vọng của các tổ chức và cá nhân trong xã hội.
Bên cạnh đó, cũng căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất luật công chứng năm 2018 thì có quy định về người có thẩm quyền công chứng. Theo đó người có thẩm quyền công chứng được xác định là công chứng viên, công chứng viên được xác định là những đối tượng có đầy đủ tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về công chứng và được cơ quan có thẩm quyền đó là bộ trưởng Bộ tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng trên thực tế. Bên cạnh đó, căn cứ theo quy định tại Điều 42 của Văn bản hợp nhất luật công chứng năm 2018 có quy định, công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng chỉ được phép tiến hành hoạt động công chứng hợp đồng và giao dịch bất động sản trong phạm vi tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi các tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp tiến hành hoạt động công chứng đối với di chúc, công chứng đối với văn bản từ chối nhận di sản được xác định là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến hoạt động thực hiện các quyền đối với bất động sản theo quy định pháp luật. Như vậy có thể nói, chỉ các hợp đồng và các giao dịch về bất động sản mới phải công chứng trong phạm vi cùng tỉnh/thành phố, còn đối với các trường hợp còn lại trong đó bao gồm cả công chứng di chúc, công chứng văn bản từ chối di sản được xác định là bất động sản hoặc văn bản ủy quyền liên quan đến quá trình thực hiện các quyền đối với bất động sản theo quy định của pháp luật thì hoàn toàn có thể được thực hiện thủ tục công chứng cấp tỉnh.
Nhiều người hiện nay cũng đặt ra câu hỏi: Có thể công chứng giấy tờ tùy thân ở nơi tạm trú hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về công chứng và chứng thực. Căn cứ theo quy định tại Điều 8 của
– Người có quyền yêu cầu trung thực hoàn toàn có quyền yêu cầu chứng thực tại bất kỳ các cơ quan và tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mà nhận thấy cơ quan đó là thuận lợi nhất trong quá trình chứng thực, trừ những trường hợp căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 5 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch. Trong trường hợp bị từ chối, thì các chủ thể này hoàn toàn có quyền yêu cầu cơ quan và tổ chức từ chối chứng thực trả lời bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do chính đáng, hoặc tiến hành hoạt động khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại;
– Người có quyền yêu cầu chứng thực sẽ phải chịu trách nhiệm về nội dung và tính hợp lệ của các loại giấy tờ, của các loại văn bản mà mình yêu cầu chứng thực, sẽ phải xuất trình đầy đủ các loại giấy tờ khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong quá trình thực hiện thủ tục chứng thực theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, khoản 6 Điều 5 của Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, cũng có quy định về việc chứng thực các hợp đồng và giao dịch có liên quan đến quyền của người sử dụng đất sẽ được thực hiện tại cơ quan coa thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất, quá trình chứng thực các hợp đồng và các giao dịch liên quan đến nhà ở sẽ được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có nhà và có công trình bất động sản đó.
Theo đó thì có thể nói, người dân hoàn toàn có quyền yêu cầu thực hiện hoạt động chứng thực các loại giấy tờ như chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân … và các loại giấy tờ tùy thân khác tại bất kỳ cơ quan và tổ chức nào có thẩm quyền mà người dân vẫn nhận thấy nơi đó là thuận lợi nhất, trong đó có cơ quan có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú, tức là nơi mà người dân đang sinh sống hoặc làm việc. Trường hợp chứng thực các hợp đồng hoặc các giao dịch liên quan đến quyền của người sử dụng đất thì sẽ cần phải thực hiện hoạt động chứng thực tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản. Hay nói cách khác, hoàn toàn có thể công chứng các loại giấy tờ tùy thân ở nơi tạm trú để có thể đảm bảo tốt nhất quyền lợi cho người dân trong quá trình đi lại và thuận tiện trong hoạt động thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Thủ tục công chứng, chứng thực giấy tờ tùy thân ở nơi tạm trú:
Bước 1: Chuẩn bị thành phần hồ sơ đầy đủ để thực hiện thủ tục công chứng hợp đồng góp vốn thành lập công ty tại các tổ chức hành nghề công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Thành phần hồ sơ trong trường hợp này sẽ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản sau: Phiếu yêu cầu công chứng theo mẫu do pháp luật quy định, bản sao các loại giấy tờ tùy thân của các bên, bản chính của các loại giấy tờ tùy thân để đối chiếu, và các loại giấy tờ khác khi được yêu cầu.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Theo đó thì người yêu cầu công chứng sẽ nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, đó có thể là phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng. Sau đó thì tổ chức hành nghề công chứng sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng đã đầy đủ và phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên sẽ thụ lý và ghi vào sổ công chứng. Trong trường hợp hồ sơ yêu cầu công chứng chưa đầy đủ thì công chứng viên sẽ yêu cầu bổ sung hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 3: Soạn thảo và ký văn bản. Người yêu cầu công chứng sẽ tự mình đọc lại dự thảo hợp đồng hoặc công chứng viên sẽ đọc cho người yêu cầu công chứng nghe theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người yêu cầu công chứng có yêu cầu sửa đổi và bổ sung thì công chứng viên sẽ xem xét và thực hiện hoạt động sửa đổi ngay trong ngày. Sau đó trả kết quả theo quy định của pháp luật.
3. Giấy tờ tùy thân bao gồm những giấy tờ nào?
Mặc dù khái niệm giấy tờ tùy thân hiện nay được sử dụng vô cùng phổ biến trong đời sống tuy nhiên chưa có bất kỳ văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa cụ thể giấy tờ tùy thân bao gồm những loại giấy tờ gì. Tuy nhiên, một số văn bản quy định cụ thể một số loại giấy tờ là giấy tờ tùy thân chứ không liệt kê giấy tờ tùy thân bao gồm những gì, cụ thể như sau:
– Theo
– Khoản 1 Điều 20 Văn bản hợp nhất Luật Căn cước công dân năm 2020 có quy định thẻ căn cước công dân là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam có giá trị chứng minh về căn cước công dân của người được cấp thẻ để thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam;
– Đối với văn bản hợp nhất Luật Công chứng năm 2018 thì giấy tờ tùy thân được hiểu theo nghĩa như giấy tờ cá nhân, gồm: Chứng minh nhân dân, giấy đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, sổ hộ khẩu …
Như vậy, có thể hiểu giấy tờ tùy thân là những giấy tờ có giá trị xác định đặc điểm nhận dạng và xác định đặc điểm nhân thân của một cá nhân nhất định. Tuy nhiên hiện nay chỉ có chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu là được xác định cụ thể là giấy tờ tùy thân.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất Luật Công chứng năm 2018;
– Nghị định 23/2015/NĐ-CP của Chính phủ về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch;
– Thông tư 01/2020/TT-BTP của Bộ Tư pháp về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 23/2015/NĐ-CP ngày 16/02/2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.