Bảo hiểm thai sản được xem là một trong những loại bảo hiểm thuộc chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhiều vấn đề xoay quanh chế độ bảo hiểm thai sản luôn luôn được người lao động và người sử dụng lao động quan tâm. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì người lao động có thai trước khi vào công ty có kịp hưởng chế độ thai sản hay không?
Mục lục bài viết
1. Có thai trước khi vào công ty có kịp hưởng thai sản không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản. Theo đó:
– Người lao động hưởng chế độ thai sản khi người lao động đó thuộc một trong những trường hợp như sau:
+ Được xác định là lao động nữ mang thai;
+ Lao động nữ sinh con;
+ Lao động nữ mang thai hộ hoặc người mẹ nhờ mang thai hộ theo quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình;
+ Người lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng tuổi;
+ Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện các biện pháp triệt sản;
+ Lao động nam đang trong thời gian đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
– Đồng thời, người lao động thuộc trường hợp lao động nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ, người mẹ nhờ mang thai hộ, lao động nhận nuôi con nuôi trong độ tuổi dưới 06 tháng thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con hoặc trước khi nhận nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật;
– Người lao động thuộc trường hợp lao động nữ sinh con đó đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để nghỉ dưỡng sức theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con trên thực tế;
– Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động, đã chấm dứt hợp đồng làm việc, thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc trước khi nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi, thì vẫn được hưởng chế độ thai sản căn cứ theo quy định tại Điều 34, Điều 36, Điều 38, Điều 39 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019.
Theo đó thì có thể nói, người lao động nữ có thai trước thời điểm vào làm việc tại doanh nghiệp thì người lao động đó vẫn sẽ có thể được hưởng chế độ thai sản nếu đang trong thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, và thuộc một trong những trường hợp sau đây:
– Khi mang thai cần nghỉ việc để đi khám thai;
– Người lao động bị sảy thai, não thai, hút thai, thai chết lưu hoặc phá thai bệnh lý;
– Khi muốn sinh con, muốn hưởng chế độ bảo hiểm thai sản cần phải đáp ứng được đầy đủ điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Cụ thể bao gồm:
+ Trong trường hợp sinh con thông thường, bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con;
+ Trong trường hợp cần phải nghỉ dưỡng sức trong quá trình mang thai, cần phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên và có từ đủ ba tháng đóng bảo hiểm xã hội trở lên trong 12 tháng trước khi sinh con.
2. Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 137 của
– Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc vào ban đêm, làm thêm giờ hoặc người lao động đi công tác xa trong những trường hợp sau đây:
+ Người lao động đang mang thai trong thời gian từ tháng thứ 07, hoặc từ tháng thứ 06 trở đi (nếu làm việc tại các vùng cao, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới hải đảo);
+ Người lao động đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, ngoại trừ trường hợp được người lao động đó đồng ý.
– Lao động nữ làm các công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm, hoặc làm các công việc có ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng sinh sản và nuôi con khi đang mang thai, có thông báo cho người sử dụng lao động biết thì được người sử dụng lao động chuyển sang làm công việc nhẹ nhàng hơn, an toàn hơn, hoặc giảm bớt 1 giờ làm việc hằng ngày theo quy định của pháp luật tuy nhiên không bị cắt giảm tiền lương và quyền lợi cho đến khi hết thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi;
– Người sử dụng lao động không được quyền áp dụng biện pháp kỷ luật sa thải/đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động vì lý do kết hôn, lý do mang thai, người lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi, ngoại trừ trường hợp người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, tuyên bố mất tích hoặc đã chết, hoặc sử dụng người lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp hợp đồng lao động hết hạn trong khoảng thời gian người lao động nữ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người lao động đó sẽ được quyền ưu tiên giao kết
– Lao động nữ đang trong thời gian hành kinh thì mỗi ngày người lao động đó sẽ được nghỉ 30 phút, trong khoảng thời gian nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì người lao động đó mỗi ngày sẽ được nghỉ 60 phút trong giờ làm việc. Thời gian nghỉ vẫn sẽ được hưởng đầy đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
Theo đó thì có thể nói, người sử dụng lao động không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động nữ mang thai, ngoại trừ các trường hợp sau đây:
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, là cá nhân bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, tuyên bố mất tích hoặc tuyên bố đã chết;
– Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động, hoặc bị cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thông báo không có người đại diện cho pháp luật hoặc không có người được ủy quyền để thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.
3. Thời gian nghỉ chế độ thai sản khi sinh con có bao gồm ngày lễ không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 và
– Trong trường hợp cha hoặc người trực tiếp có nghĩa vụ nuôi dưỡng tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, tuy nhiên không nghỉ việc căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019, thì ngoài tiền lương sẽ còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 34 của Văn bản hợp nhất Luật bảo hiểm xã hội năm 2019;
– Trường hợp chỉ có cha tham gia chế độ bảo hiểm xã hội, tuy nhiên mẹ chết sau khi sinh con/người mẹ gặp rủi ro sau khi sinh con không còn đầy đủ điều kiện sức khỏe để có thể chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền, thì cha sẽ được nghỉ việc để hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi;
– Thời gian hưởng chế độ thai sản sẽ được tính bao gồm cả ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ tết và các ngày nghỉ hàng tuần.
Như vậy, thời gian hưởng chế độ thai sản của người lao động khi sinh con sẽ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ tết và ngày nghỉ hằng tuần.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Văn bản hợp nhất 19/VBHN-VPQH 2019 Luật Bảo hiểm xã hội.
THAM KHẢO THÊM: