Giải phóng mặt bằng là việc Nhà nước thu hồi, giải toả đất và tài sản trên đất của người sử dụng đất để thực hiện dự án đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Vậy cơ quan nào phải lập dự toán chi phí giải phóng mặt bằng?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là giải phóng mặt bằng?
Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể như thế nào là “giải phóng mặt bằng”. Tuy nhiên, có thể hiểu giải phóng mặt bằng là việc thực hiện công tác di dời, giải toả, phá dỡ công trình xây dựng, nhà ở, tài sản trên đất,…nhằm thực hiện công tác quy hoạch, cải tạo hoặc xây dựng dự án theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Luật Đất đai năm 2013 thì việc giải phóng mặt bằng được thực hiện khi Nhà nước thu hồi đất của người sử dụng đất trong các trường hợp sau:
– Thu hồi đất để phục vụ cho mục đích quốc phòng- an ninh, phát triển kinh tế- xã hội vì lợi ích quốc gia công cộng;
– Thu hồi đất do người sử dụng đất chấm dứt việc sử dụng đất theo quy định của pháp luật hoặc đất đang sử dụng có nguy cơ đe doạ nguy hiểm đến tính mạng con người.
2. Các chi phí được dùng để thực hiện giải phóng mặt bằng hiện nay:
Khi giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đầu tư do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì Nhà nước sẽ phải tiến hành chi trả các khoản bồi thường, hỗ trợ người sử dụng đất bị thu hồi đất một khoản chi phí phù hợp với trị giá đất bị thu hồi.
Căn cứ theo quy định tại Điều 32
– Tiền bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với đất thu hồi để thực hiện dự án đầu tư cần phải chi trả cho người sử dụng đất bị thu hồi đất;
– Chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
– Các khoản chi phí khác.
Theo đó, trước khi tiến hành bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để giải phóng mặt bằng thì các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cần lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư một cách cụ thể để có thể cân đối được khoản chi phí hợp lý, phù hợp với người sử dụng đất và ngân sách chi trả.
Về nguyên tắc cân đối, lập dự toán các khoản chi phí để phục vụ cho việc giải phóng mặt bằng thì cơ quan có thẩm quyền cần lưu ý một số điểm sau:
– Thứ nhất, chi phí bảo đảm cho việc tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng được trích ra không được quá 2% tổng số kinh phí được dùng để bồi thường cho người sử dụng đất bị thu hồi;
– Thứ hai, đối với các dự án được thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, dự án xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến hoặc phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm thì chi phí để bảo đảm cho việc tổ chức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ dựa vào khối lượng công việc thực tế, không khống chế mức trích 2%.
Lưu ý khi thực hiện nguồn kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:
– Bộ, ban, Ngành có trách nhiệm trong việc bảo đảm nguồn kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với dự án thuộc thẩm quyền quyết định của chủ trương đầu tư của Quốc hội; chấp thuận, quyết định đầu tư của Thủ tướng Chính phủ nhưng lại do Bộ, ngành thực hiện và làm chủ đầu tư;
– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm bảo đảm nguồn kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đối với những dự án do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định.
3. Cơ quan nào phải lập dự toán chi phí giải phóng mặt bằng?
Căn cứ theo quy định tại Điều 31 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP thì Chính phủ đã quy định trao quyền cho Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, sự dụng và thanh quyết toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi.
Theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 61/2022/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 05/10/2022 hướng dẫn về nội dung lập dự toán, sự dụng và thanh quyết toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có quy định về cơ quan có trách nhiệm lập dự toán chi phí tổ chức thực hiện giải phóng mặt bằng phù hợp với từng loại dự án như sau:
– Thứ nhất, đối với dự án, tiểu dự án được thực hiện trên địa bàn có điều kiện kinh tế- xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, xây dựng công trình hạ tầng theo tuyến hoặc phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm (nếu có) thì Sở Tài chính hoặc Phòng Tài chính Kế hoạch sẽ có trách nhiệm thẩm định dự toán chi phí giải phóng mặt tuỳ vào dự án do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hay cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
– Thứ hai, đối với dự án, tiểu dự án được quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều 3 Thông tư số 61/2022/TT-BTC thì cơ quan có trách nhiệm lập dự toán chi phí giải phóng mặt bằng bao gồm:
+ Đối với dự án, tiểu dự án do Hội đồng bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thực hiện thì Sở Tài chính hoặc Phòng Tài chính Kế hoạch sẽ có trách nhiệm thẩm định dự toán chi phí giải phóng mặt tuỳ vào dự án do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh hay cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
+ Đối với dự án, tiểu dự án do Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường là đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện thì gửi đến cơ quan tài chính như Sở Tài chính hoặc Phòng Tài chính Kế hoạch để thẩm định và trình lên Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt để xác định dự toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Trong trường hợp phải thực hiện cưỡng chế kiểm đếm thì Tổ chức được phân công làm nhiệm vụ bồi thường này sẽ căn cứ vào mức chi, khối lương công việc dự kiến để lập dự toán kinh tế tổ chức thực hiện cưỡng chế kiểm đếm để tổng hợp cùng dự toán chi phí giải phóng mặt bằng. Sau đó sẽ gửi đến Sở Tài chính hoặc Phòng Tài chính Kế hoạch để trình lên Uỷ ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
4. Việc ứng vốn để thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 7 Điều 4
Về cơ quan có thẩm quyền ứng vốn: Quỹ phát triển đất sẽ thực hiện ứng vốn cho Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch để giao đất, cho thuê đất (thực hiện theo Quy chế mẫu về quản lý, sử dụng Quỹ phát triển đất);
Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất theo hình thức có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì được ngân sách nhà nước hoàn trả bằng hình thức trừ vào tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp. Mức trừ vào tiền sử dụng đất, thuê đất phải nộp cho Nhà nước với mỗi người tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường không vượt quá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất phải nộp và số tiền còn lại (nếu có) được tính vào vốn đầu tư của dự án.
Trong trường hợp người được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất, giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai mà được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất nếu tự nguyện ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt thì kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tính vào vốn đầu tư của dự án.
Người được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất mà ứng trước kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thì được tham gia trong quá trình tổ chức thực hiện việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;
– Nghị định số 47/2014/NĐ-CP của Chính phủ ban hành 15/5/2014 Quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
– Thông tư số 61/2022/TT-BTC của Bộ Tài chính ban hành ngày 05/10/2022 Hướng dẫn việc lập dự toán, sử dụng và thanh, quyết toán kinh phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.