Trong quá trình lập di chúc, yêu cầu đặt ra đó là người lập di chúc phải minh mẫn và sáng suốt, không bị lừa dối hoặc đe dọa. Vậy câu hỏi đặt ra: Có bắt buộc phải giám định sức khỏe tâm thần để lập di chúc hay không?
Mục lục bài viết
1. Có phải giám định sức khoẻ tâm thần để lập di chúc không?
Theo như phân tích ở trên, chỉ cần đáp ứng được những điều kiện căn cứ theo Điều 630 của Bộ luật dân sự năm 2015 thì sẽ được coi là di chúc hợp pháp và có giá trị pháp lý. Vì vậy pháp luật hiện nay không có quy định phải khám sức khỏe tâm thần khi lập di chúc. Tuy nhiên căn cứ theo quy định tại Điều 56 của Luật công chứng năm 2018 có quy định về vấn đề công chứng di chúc.
Theo đó thì, trong trường hợp công chứng viên có những nghi ngờ cho rằng người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc người lập di chúc mắc các chứng bệnh khác, dẫn đến hiện tượng không thể nhận thức và không thể làm chủ được hành vi của mình, hoặc công chứng viên trong quá trình công chứng di chúc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc của người lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối hoặc cưỡng ép dưới bất kỳ hình thức nào, thì công chứng viên đó sẽ đề nghị người đặt cây trúc làm rõ vấn đề này, trong trường hợp không làm rõ được thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng di chúc đó để đảm bảo giá trị về mặt pháp lý. Trong trường hợp tính mạng của người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình những giấy tờ căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Luật công chứng năm 2018 nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng. Theo đó thì có thể nói, pháp luật hiện nay không có quy định rằng bắt buộc phải tiến hành hoạt động giám định sức khỏe tâm thần khi lập di chúc. Tuy nhiên công chứng viên có quyền từ chối công chứng di chúc trong trường hợp công chứng viên có nghi ngờ về người lập di chúc liên quan đến năng lực hành vi dân sự và thể chất tâm thần, nhưng người yêu cầu di chúc không thể làm rõ được vấn đề này, không thể chứng minh được nghi ngờ của công chứng viên là không có căn cứ.
Trong trường hợp này, để có thể được công chứng di chúc thì người lập di chúc cần phải có báo cáo sức khỏe giám định tâm thần tại cơ sở y tế có thẩm quyền để chứng minh mình hoàn toàn minh mẫn và sáng suốt trong quá trình lập di chúc. Thậm chí có thể cần phải giám định pháp y nếu như công chứng viên có nghi ngờ người yêu cầu công chứng di chúc mắc các bệnh lý về tâm thần. Sau khi người lập di chúc đến các cơ quan y tế có chức năng và các cơ quan có thẩm quyền để thăm khám và kiểm tra về tình trạng sức khỏe tâm thần, cơ quan y tế đó ban hành văn bản xác nhận khả năng nhận thức của người lập di chúc tại thời điểm họ tham gia xác lập di chúc là minh mẫn và sáng, thì công chứng viên theo quy định của pháp luật phải tiến hành hoạt động tiếp nhận và thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng theo đúng quy định của pháp luật. Có thể thấy, lý do công chứng viên yêu cầu lập di chúc phải có giấy xác nhận giao dịch sức khỏe tâm thần là vì giấy này chính là cơ sở chứng minh cho người lập di chúc về tinh thần của họ là hoàn toàn minh mẫn và sáng suốt. Đồng thời giấy khám sức khỏe giám định tâm thần cũng chính là căn cứ để giải quyết các vấn đề khiếu nại và tranh chấp về sau liên quan đến trạng thái và tinh thần của người lập di chúc tại thời điểm lập di chúc.
Vì vậy có thể nói, pháp luật hiện nay không bắt buộc phải tiến hành hoạt động giám định sức khỏe tâm thần khi lập di chúc. Tuy nhiên việc khám sức khỏe được đánh giá là điều vô cùng cần thiết trong trường hợp làm rõ những nghi ngờ của công chứng viên về tình trạng sức khỏe và tinh thần của người lập di chúc, để tránh trường hợp họ bị từ chối công chứng di chúc, thì nên tiến hành hoạt động giám định sức khỏe tâm thần khi lập di chúc cho quá trình này diễn ra một cách thuận lợi nhất.
2. Vai trò của giám định sức khỏe tâm thần khi lập di chúc:
Liên quan đến việc công chứng, chứng thực di chúc, pháp luật trước giờ không yêu cầu người dân phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế về việc còn minh mẫn, sáng suốt. Tuy nhiên hoạt động này là cần thiết, vì:
– Để phòng ngừa tranh chấp không đáng có, đảm bảo sự an toàn cho chính mình, nhiều Ủy ban nhân dân xã phường và công chứng viên đã bắt buộc người dân phải nộp giấy xác nhận trên;
– Để chứng minh có việc người lập di chúc có tỉnh táo để hiểu mình đang làm gì không;
– Ngoài ra, để xác định một người còn minh mẫn trong quá trình lập di chúc hay không thì chỉ cần giám định tâm thần là đủ. Giám định này có những bước cụ thể như:
+ Tìm hiểu ý thức của người đó để xem họ có đủ tỉnh táo để biết mình muốn gì, cần gì;
+ Kiểm tra khả năng nhận biết để thấy họ có nhận biết được mình là ai, nhận biết thời gian, người thân…;
+ Kiểm tra trí năng, trí nhớ;
+ Kiểm tra các rối loạn về cảm giác-tri giác, tư duy …
Ngoài các khâu này thì nếu cần phải làm thêm một số test chuyên môn để xem người đi khám có giấu bệnh hay không, nếu giấu bệnh thì thang điểm về nói dối sẽ có chỉ số cao hơn những thang khác.
Đồng thời, cũng cần để ý thêm về hành vi, tác phong, cử chỉ và cảm xúc của đương sự. Nếu đương sự vượt qua các khâu kiểm tra thì mới được xác nhận là còn đủ sáng suốt và minh mẫn về mặt tâm thần. Những trường hợp còn chưa rõ ràng sẽ phải làm thêm những kiểm tra chuyên sâu khác, có khi phải khám đi khám lại nhiều lần hoặc phải hội chẩn để có kết quả cuối cùng.
3. Quy định về những điều kiện có hiệu lực của di chúc:
Hiện nay, di chúc cần phải đáp ứng được một số điều kiện nhất định thì mới được coi là di chúc hợp pháp. Điều kiện cần phải đảm bảo để được coi là một bản di chúc hợp pháp được quy định cụ thể tại Điều 630 của Bộ luật dân sự năm 2015, cụ thể bao gồm những điều kiện cơ bản sau đây:
– Tại thời điểm lập di chúc thì người lập di chúc cần phải hoàn toàn minh mẫn và tỉnh táo, người lập di chúc phải sáng suốt và phân biệt được mong muốn nguyện vọng của mình, không bị lừa dối hoặc đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào bởi bất cứ chủ thể nào;
– Nội dung của di chúc phải đảm bảo điều kiện không trái đạo đức xã hội và không vi phạm quy định của pháp luật, không trái thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam. Hiện nay căn cứ theo quy định tại Điều 631 của Bộ luật dân sự năm 2015 có ghi nhận một số nội dung cơ bản và chủ yếu của di chúc, theo đó thì di chúc sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau đây:
+ Ngày tháng năm lập di chúc, thông thường thì thời gian này sẽ được tính theo năm dương lịch;
+ Họ tên và nơi cư trú của người lập di chúc, nội dung này sẽ được ghi theo giấy tờ tùy thân còn thời hạn được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Họ tên của những người được nhận tài sản theo di chúc, thông tin này sẽ được ghi nhận theo giấy tờ tùy thân còn thời hạn được cấp bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
+ Thông tin cơ bản của di sản để lại, tại đây cần phải mô tả chi tiết về tài sản;
+ Có thể nêu thêm một số nội dung khác sao cho không vi phạm quy định của pháp luật và không trái đạo đức xã hội.
– Những đối tượng được xác định là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi sẽ được lập di chúc theo quy định của pháp luật nếu được cha mẹ hoặc nếu được gọi giám hộ của họ đồng ý về việc lập di chúc đó. Bên cạnh đó những đối tượng được xác định là người bị hạn chế năng lực về thể chất, hạn chế năng lực về hành vi dân sự hoặc những người không biết chữ vẫn được lập di chúc nhưng phải được người làm chứng lập thành văn bản ta phải tiến hành hoạt động công chứng hoặc chứng thực tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Do đó tùy vào từng độ tuổi nhất định mà pháp luật có những quy định về hình thức lập di chúc khác nhau;
– Chỉ được thực hiện hoạt động lập di chúc bằng miệng nếu như người lập di chúc bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản, trong quá trình lập di chúc bằng miệng thì phải ít nhất có 02 người làm chứng. hai người làm chứng này phải tiến hành hoạt động ghi chép đầy đủ ý chí và nguyện vọng của người lập di chúc miệng và bản ghi chép lại phải có xác nhận về chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của người làm chứng, được công chứng viên hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã công chứng hoặc chứng thực trong khoảng thời gian 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày người lập di chúc bằng miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình;
– Trong trường hợp người lập di chúc lựa chọn hình thức di chúc bằng văn bản không có người làm chứng thì người lập di chúc đó phải tự mình ký và viết vào bản di chúc căn cứ theo quy định tại Điều 633 của Bộ luật dân sự năm 2015.
Đáp ứng được đầy đủ các điều kiện nêu trên thì mới được coi là di chúc hợp pháp và có giá trị pháp lý.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Công chứng năm 2018.