Công nhân thời vụ làm công trình ký dưới 3 tháng có phải làm mã số thuế không? Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân cho người lao động.
Công nhân thời vụ làm công trình ký dưới 3 tháng có phải làm mã số thuế không? Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân cho người lao động.
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi là công ty xây dựng, Bộ phận gián tiếp tôi thuộc vùng III quy định mức lương cơ bản 2.400.000 đồng/tháng. Mức lương cơ bản cho người lao động như vậy có đúng không? Còn về phần công nhân thời vụ làm công trình ký dưới 3 tháng có phải bắt buộc làm mã số thuế cho họ không? Và mức lương của họ có phải chỉ được tính 2 triệu/tháng không? Mong luật sự giúp đỡ.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định 103/2014/NĐ-CP về mức lương tối thiểu vùng đối với doanh nghiệp:
“c) Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III”.
Đồng thời, theo Điều 4 Nghị định 103/2014/NĐ-CP quy định nguyên tắc áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn:
“1. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn nào thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
2. Doanh nghiệp hoạt động trên các địa bàn liền nhau có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị, chi nhánh hoạt động trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì đơn vị, chi nhánh hoạt động ở địa bàn nào, áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn đó.
3. Doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp, khu chế xuất nằm trên các địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất.
4. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn có sự thay đổi tên hoặc chia tách thì tạm thời áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn trước khi thay đổi tên hoặc chia tách cho đến khi Chính phủ có quy định mới.
5. Doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn có mức lương tối thiểu vùng khác nhau thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng theo địa bàn có mức lương tối thiểu vùng cao nhất. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động trên thành phố trực thuộc tỉnh được thành lập mới từ một địa bàn hoặc nhiều địa bàn thuộc vùng IV thì áp dụng mức lương tối thiểu vùng quy định đối với địa bàn thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Khoản 3 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này”.
Do đó, bộ phận gián tiếp thuộc công ty bạn đang hoạt động tại vùng III áp dụng mức lương tối thiểu vùng là 2.400.000 đồng/tháng cho người lao động như vậy là đúng với quy định pháp luật.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý là từ ngày 01/01/2016, mức lương tối thiểu ở các vùng I, vùng II, vùng III sẽ tăng lên so với năm 2015, cụ thể tại Điều 3 Nghị định 122/2015/NĐ-CP:
“Điều 3. Mức lương tối thiểu vùng
1. Quy định mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp như sau:
a) Mức 3.500.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
b) Mức 3.100.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
c) Mức 2.700.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
d) Mức 2.400.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV”.
Thứ hai, tại điểm b, Khoản 1, Điều 24 Thông tư
“b) Cá nhân có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân, bao gồm:
b.1) Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh bao gồm cả cá nhân hành nghề độc lập; cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp không thuộc đối tượng miễn thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân có thu nhập từ sản xuất, kinh doanh thực hiện đăng ký thuế thu nhập cá nhân đồng thời với việc đăng ký các loại thuế khác.
b.2) Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công kể cả cá nhân nước ngoài làm việc cho Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài tại Việt Nam.
b.3) Cá nhân chuyển nhượng bất động sản.
b.4) Cá nhân có thu nhập chịu thuế khác (nếu có yêu cầu)”.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Như vậy, công nhân thời vụ ký hợp đồng dưới 3 tháng thuộc trường hợp quy định tại tiết b.2 điểm b khoản 1 Điều 24 Thông tư 111/2013/TT-BTC. Do vậy công ty cần phải làm mã số thuế cho họ.
Ngoài ra, bạn phải lưu ý, trong trường hợp người công nhân lao động đó làm việc cho nhiều doanh nghiệp, nghĩa là họ có nhiều thu nhập chịu thuế thì với mức lương 2.400.000 đồng họ phải thực hiện khấu trừ thuế. Còn nếu họ chỉ làm cho một doanh nghiệp thì không cần phải thực hiện khấu trừ thuế.
Thứ ba, như chúng tôi đã nói ở trên, mức lương cơ bản tại vùng III theo quy định pháp luật hiện hành là 2.400.000 đồng/tháng nên nếu doanh nghiệp trả cho họ 2.000.000 đồng/tháng là trái với quy định pháp luật.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Đăng ký mã số thuế cá nhân cho người nước ngoài
– Mức lương tối thiểu được xây dựng trên cơ sở nào?
– Lương theo vùng và đối tượng được tăng 7% so với mức lương tối thiểu vùng
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Dịch vụ tư vấn pháp luật lao động