Có nên tự ý chấm dứt hợp lao động trái pháp luật không? Hệ lụy khi tự ý bỏ việc, các hậu quả pháp lý khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động?
Theo Bộ luật lao động hiện hành có quy định về các loại hợp đồng lao động khác nhau. Theo đó, quyền, nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động phát sinh từ các loại hợp đồng là khác nhau. Vậy các loại hợp đồng lao động được quy định ra sao? Làm sao để xác định đúng loại hợp đồng? Nếu cũng đang có những băn khoăn như trên, bài viết dưới đây của Luật Dương gia xin giải đáp thắc mắc này cho bạn đọc
Mục lục bài viết
1. Các loại hợp đồng lao động theo Bộ Luật lao động năm 2019
Theo quy định Điều 20 Bộ Luật Lao động năm 2019 về loại hợp đồng lao động như sau:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a)
b)
2. Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.”
Loại hợp đồng lao động được quy định tại Điều 20 Bộ luật Lao động năm 2019 dựa vào tiêu chí thời hạn của hợp đồng lao động. Theo đó, hợp đồng lao động được chia thành các loại:
+ Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
+ Hợp đồng lao động xác định thời hạn (không quá 36 tháng),
Bộ luật Lao động 2019 cũng quy định cụ thể những trường hợp áp dụng từng loại hợp đồng lao động để tạo cơ sở cho người sử dụng lao động lựa chọn khi giao kết với người lao động. Theo đó:
– Khi ký kết hợp đồng lao động đầu tiên, người sử dụng lao động và người lao động có thể lựa chọn hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn để giao kết với nhau.
– Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết. Nếu hết thời hạn này mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng lao động không xác định thời hạn đã giao kết trước đó sẽ trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
– Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn (trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật lao động 2019).
2. Quy định pháp luật về tự ý bỏ việc đối với người lao động
Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật lao động 2019, người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong các trường hợp sau:
“1. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
a) Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
b) Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
c) Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
d) Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.”
Theo đó nếu người lao động chấm dứt hợp đồng (tự ý bỏ việc) không thuộc một trong các trường hợp trên sẽ được coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Hình thức xử lý đối với người lao động tự ý bỏ việc theo quy định của pháp luật lao động hiện hành được thể hiện cụ thể như sau:
Nếu người lao động nghỉ không có lý do chính đáng thì công ty có thể xem xét xử lý kỷ luật người lao động theo hình thức sa thải. Công ty gửi Thông báo cho người lao động về việc tham dự buổi họp xét kỷ luật lao động này. Trong trường hợp người lao động không tham gia buổi họp xét kỷ luật lao động Công ty phải gửi 03 lần hợp lệ Thông báo buổi họp xét kỷ luật lao động cho người lao động. Nếu người lao động không tham gia buổi họp xét kỷ luật lao động sau 3 lần được Thông báo thì Công ty có thể tiến hành họp xét xử lý kỷ luật lao động vắng mặt người lao động. Căn cứ buổi họp xét kỷ luật lao động này Công ty có thể ra quyết định kỷ luật lao động theo hình thức sa thải đối với người lao động.
Công ty xử lý kỷ luật người lao động theo hình thức sa thải phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật lao động như trước khi sa thải người lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn Công ty, sau khi xử lý kỷ luật người lao động Công ty phải gửi Biên bản họp xét kỷ luật lao động và Quyết định xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải cho Sở lao động thương binh xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Công ty đóng trụ sở…
Ngoài ra, nếu người lao động không có căn cứ để xin đơn phương chấm dứt hợp đồng theo khoản 2 Điều 35 của Bộ luật lao động 2019 như: Người lao động không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc, bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động, bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng … cũng không báo trước cho Công ty về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng của mình thì Công ty có thể khởi kiện đến tòa án nơi người lao động cư trú hoặc nơi hợp đồng được thực hiện để yêu cầu người lao động bồi thường thiệt hại và bồi thường chi phí đào tạo theo quy định
TƯ VẤN TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Công ty tôi có một nhân viên đã được ký hợp đồng lao động lần 1 thời hạn là 1 năm, nhưng sau khi ký hợp đồng được 02 tháng thì nhân viên này tự ý bỏ việc mà không làm đơn xin thôi việc, công ty đã liên lạc để họ đến làm đơn và hỏi lý do thì họ không trả lời và cũng không đến công ty. Vậy xin cho tôi hỏi là công ty tôi phải giải quyết như thế nào với trường hợp này?
Luật sư tư vấn:
Trong trường hợp này công ty bạn có thể lập Biên bản về việc người lao động tự ý nghỉ việc không có lý do chính đáng 05 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 1 năm để tiến hành thủ tục xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải đối với người lao động. Các trường hợp có lý do chính đáng theo khoản 4 Điều 125 Bộ luật lao động 2019 là: “Trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.”
Như vậy, nếu người lao động nghỉ không có lý do chính đáng thì Công ty có thể xem xét xử lý kỷ luật người lao động theo hình thức sa thải. Công ty bạn có thể gửi Thông báo cho người lao động về việc tham dự buổi họp xét kỷ luật lao động này. Trong trường hợp người lao động không tham gia buổi họp xét kỷ luật lao động Công ty phải gửi 03 lần hợp lệ Thông báo buổi họp xét kỷ luật lao động cho người lao động. Nếu người lao động không tham gia buổi họp xét kỷ luật lao động sau 3 lần được Thông báo thì Công ty có thể tiến hành họp xét xử lý kỷ luật lao động vắng mặt người lao động. Căn cứ buổi họp xét kỷ luật lao động này Công ty có thể ra quyết định kỷ luật lao động theo hình thức sa thải đối với người lao động.
Công ty xử lý kỷ luật người lao động theo hình thức sa thải phải thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật lao động như trước khi sa thải người lao động phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn Công ty, sau khi xử lý kỷ luật người lao động Công ty phải gửi Biên bản họp xét kỷ luật lao động và Quyết định xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải cho Sở lao động thương binh xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi Công ty đóng trụ sở…