Tôi cùng hai người khác vay tiền ở hiệu cầm đố. Hiện hai người đó bỏ trốn, tôi phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả nợ. Tôi có đòi lại được tiền từ hai người đó không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào công ty Luật Dương Gia, tôi có một vấn đề mong công ty tư vấn:
Mấy tháng trước, tôi cần một khoản tiền nhỏ nên đi vay cầm đồ. Do tôi là sinh viên năm cuối nên bắt buộc phải vay chung với bạn khóa sau. Tôi có quen H sinh viên năm nhất cũng đang vay tại quán cầm đồ này. H và hai người bạn đã vay quán cầm đồ này 20 triệu đồng. Tôi cần lấy 2,5 triệu đồng và H có bảo nếu vay thì ký giấy đồng vay 25 triệu đồng (tôi vay 2,5 triệu đồng và H lấy thêm 2,5 triệu). Khi vay tôi có viết giấy đồng vay với nội dung H là người vay còn tôi và bạn H là người đồng vay. Giấy đồng vay chỉ ghi số tiền 25 triệu và không ghi số tiền cụ thể của mỗi người. Do tin tưởng nên tôi không xem giấy tờ của bạn H. Sau này, khi tới hạn đóng lãi thì H và bạn không ra đóng lãi. Sau đó, tôi phát hiện bạn của H dùng giấy tờ của người khác để vay. Tôi yêu cầu H và bạn ra đóng lãi và trả gốc thì H và bạn đã bỏ học, trốn khỏi địa phương, gia đình H và bạn H không đồng ý trả số tiền mà họ vay. Tôi có liên lạc với quán cầm đồ, người ta yêu cầu tôi đóng lãi của cả khoản vay đồng thời họ không đi đòi H và bạn mà quy trách nhiệm đó cho tôi, yêu cầu tôi đóng lãi và trả gốc 25 triệu. Xin hỏi tôi muốn chỉ trả số tiền tôi vay trong trường hợp này là 2,5 triệu thì có được hay không? Và chi phí giải quyết vụ việc sẽ tính như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 290 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về thực hiện nghĩa vụ trả tiền như sau:
“1. Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thoả thuận.
2. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”
Như vậy, khi đến hạn, bạn và hai người đồng vay có nghĩa vụ phải trả nợ gốc và lãi cho chủ hiệu cầm đồ.
Đối với trường hợp của bạn, do tại giấy đồng vay tiền mà các bạn đã lập chỉ ghi rõ bên vay, bên cho vay, số tiền vay thống nhất là 25 triệu đồng mà không ghi cụ thể người nào vay bao nhiêu tiền. Do vậy, nghĩa vụ dân sự mà các bạn phải thực hiện là nghĩa vụ dân sự liên đới theo quy định tại Điều 298 “Bộ luật dân sự 2015”.
Điều 298. Thực hiện nghĩa vụ dân sự liên đới
“1. Nghĩa vụ dân sự liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên có quyền có thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người có nghĩa vụ phải thực hiện toàn bộ nghĩa vụ.
2. Trong trường hợp một người đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu những người có nghĩa vụ liên đới khác phải thực hiện phần nghĩa vụ liên đới của họ đối với mình.
3. Trong trường hợp bên có quyền đã chỉ định một trong số những người có nghĩa vụ liên đới thực hiện toàn bộ nghĩa vụ, nhưng sau đó lại miễn cho người đó thì những người còn lại cũng được miễn thực hiện nghĩa vụ.
4. Trong trường hợp bên có quyền chỉ miễn việc thực hiện nghĩa vụ cho một trong số những người có nghĩa vụ liên đới không phải thực hiện phần nghĩa vụ của mình thì những người còn lại vẫn phải liên đới thực hiện phần nghĩa vụ của họ.”
Theo quy định trên, chủ hiệu cầm đồ có quyền yêu cầu bất kì ai trong ba người thực hiện toàn bộ nghĩa vụ trả nợ. Khi đó, người bị yêu cầu có nghĩa vụ trả toàn bộ số nợ. Trường hợp này bạn có nghĩa vụ trả toàn bộ số nợ. Sau khi bạn đã trả xong nợ bạn có quyền yêu cầu hai người còn lại thanh toán số tiền nợ cho bạn.
>>> Luật sư
Tại thời điểm bạn trả hết nợ cho chủ hiệu cầm đồ, nghĩa vụ của các bạn đối với chủ hiệu cầm đồ đã chấm dứt, đồng thời nghĩa vụ trả nợ của hai người kia với bạn cũng phát sinh. Tuy nhiên, bạn không thể yêu cầu người nhà của họ trả nợ thay cho họ bởi giữa họ và người nhà của họ không có quan hệ bảo lãnh, người nhà họ cũng không thỏa thuận sẽ thực hiện thay nghĩa vụ dân sự cho họ.
Nếu bạn khởi kiện vụ án dân sự để đòi lại số tiền thì bạn phải nộp tiền tạm ứng án phí. Án phí giải quyết vụ án sẽ do bị đơn trả trong trường hợp bạn thắng kiện, bạn sẽ được trả lại tiền tạm ứng án phí. Trường hợp bạn thua kiện phải phải chịu toàn bộ án phí. Đối với trường hợp của bạn, tiền án phí sơ thẩm phải nộp là 5% giá trị tài sản có tranh chấp, tức là 5% x 25.000.000 = 1.250.000 đồng. Mức tạm ứng án phí bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm tức là bằng 1.250.000 : 2 = 625.000 đồng. (Khoản 4 Điều 25, Pháp lệnh án phí 2009).
Trong trường hợp bạn không thể đòi được số nợ từ hai người đồng vay, bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu họ thực hiện nghĩa vụ dân sự đối với bạn, hoặc tố giác họ với
“Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó”.