Có được ủy quyền xin cấp lại sổ hộ khẩu bị rách không? Thủ tục xin cấp lại sổ hộ khẩu khi sổ hộ khẩu bị rách.
Có được ủy quyền xin cấp lại sổ hộ khẩu bị rách không? Thủ tục xin cấp lại sổ hộ khẩu khi sổ hộ khẩu bị rách.
Tóm tắt câu hỏi:
Sổ hộ khẩu gia đình tôi bị rách và mờ muốn đổi lại sổ mới nhưng mẹ đứng tên chủ hộ đi làm xa không về được người khác có tên trong hộ khẩu xin đổi lại thì công an xã không cho đồi phải có chủ hộ. Xin luật sư tư vấn dùm cám ơn?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Trước tiên, Điều 9 Luật cư trú 2006 quy định về quyền của công dân như sau:
“Điều 9. Quyền của công dân về cư trú
1. Lựa chọn, quyết định nơi thường trú, tạm trú của mình phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Được cấp, cấp lại, đổi sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú.
3. Được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc thực hiện quyền cư trú.
4. Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ quyền cư trú của mình.
5. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện đối với hành vi vi phạm pháp luật về cư trú theo quy định của pháp luật.”
Theo đó, công dân có quyền được cấp đổi sổ hộ khẩu trong những trường hợp pháp luật đã quy định. Cùng với đó, việc cấp đổi chỉ được thực hiện khi sổ hộ khẩu bị hư hỏng dẫn đến không đảm bảo trong quá trình sử dụng và việc cấp đổi không làm thay đổi nội dung của sổ hộ khẩu. Vì mẹ bạn là chủ hộ khẩu nên để được cấp lại sổ hộ khẩu thì cần phải có sự đồng ý của mẹ bạn, tuy nhiên vì mẹ bạn đang ở xa không thể thực hiện việc cấp lại được, do đó trong trường hợp này để được thực hiện việc cấp lại sổ hộ khẩu thì mẹ bạn phải ủy quyền lại cho bạn theo Bộ luật dân sự 2005 thông qua
Điều 581
"Hợp đồng ủy quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, còn bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định."
Điều 584. Nghĩa vụ của bên được ủy quyền
"Bên được ủy quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó;
2. Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền;
3. Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền;
4. Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền;
5. Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật;
6. Bồi thường thiệt hại do vi phạm nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này."
Điều 585. Quyền của bên được ủy quyền
"Bên được ủy quyền có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu bên ủy quyền cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để thực hiện công việc ủy quyền;
2. Hưởng thù lao, được thanh toán chi phí hợp lý mà mình đã bỏ ra để thực hiện công việc ủy quyền."
Điều 586. Nghĩa vụ của bên ủy quyền
"Bên ủy quyền có các nghĩa vụ sau đây:
1. Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết để bên được ủy quyền thực hiện công việc;
2. Chịu trách nhiệm về cam kết do bên được ủy quyền thực hiện trong phạm vi ủy quyền;
3. Thanh toán chi phí hợp lý mà bên được ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc được ủy quyền và trả thù lao cho bên được ủy quyền, nếu có thoả thuận về việc trả thù lao."
Điều 587. Quyền của bên ủy quyền
"Bên ủy quyền có các quyền sau đây:
1. Yêu cầu bên được ủy quyền thông báo đầy đủ về việc thực hiện công việc ủy quyền;
2. Yêu cầu bên được ủy quyền giao lại tài sản, lợi ích thu được từ việc thực hiện công việc ủy quyền, nếu không có thoả thuận khác;
3. Được bồi thường thiệt hại, nếu bên được ủy quyền vi phạm nghĩa vụ quy định tại Điều 584 của Bộ luật này."
Như vậy, mẹ bạn và bạn cần xác lập hợp đồng ủy quyền với nội dung ủy quyền lại cho bạn thay mặt chủ hộ thực hiện việc cấp lại sổ hộ khẩu. Sau khi đã lập xong hợp đồng ủy quyền thì phải công chứng hợp đồng ủy quyền theo Luật công chứng 2014, vì mẹ bạn ở xa nên theo Điều 56 Luật công chứng 2014 quy định như sau:
"2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền."
Như vậy, sau khi mẹ bạn lập xong hợp đồng ủy quyền thì công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng nơi mẹ bạn cư trú để thực hiện việc công chứng, sau khi công chứng xong hợp đồng mẹ bạn sẽ gửi qua bưu điện cho bạn hợp đồng đã công chứng đó để bạn đến tổ chức hành nghề công chứng nơi bạn đang cư trú để công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền đó để hoàn tất thủ tục công chứng. Kể từ thời điểm công chứng sau đó thì hợp đồng ủy quyền hợp pháp và bạn có thể thực hiện việc yêu cầu cấp lại sổ hộ khẩu theo đúng quy định của pháp luật.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật thủ tục cấp lại sổ đỏ bị rách: 1900.6568
Về thủ tục thực hiện, khoản 2, khoản 3 Điều 10 Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật cư trú 2006 và Nghị định 31/2014/NĐ-CP quy định như sau:
“2. Trường hợp sổ hộ khẩu bị hư hỏng thì được đổi, bị mất thì được cấp lại. Sổ hộ khẩu được đổi, cấp lại có số, nội dung như sổ hộ khẩu đã cấp trước đây. Hồ sơ đổi, cấp lại sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu. Trường hợp cấp lại sổ hộ khẩu tại thành phố, thị xã thuộc tỉnh và quận, huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn nơi thường trú vào phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu;
b) Sổ hộ khẩu (đối với trường hợp đổi sổ hộ khẩu do bị hư hỏng) hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể (đối với trường hợp đổi từ mẫu sổ cũ đổi sang mẫu số mới).
Cơ quan đăng ký cư trú thu lại sổ hộ khẩu bị hư hỏng hoặc sổ hộ khẩu gia đình, giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể và đóng dấu hủy để lưu hồ sơ hộ khẩu.
3. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú phải đổi, cấp lại sổ hộ khẩu.”