Phân biệt chủ thể hợp đồng và người có thẩm quyền ký hợp đồng? Giám đốc có thể ủy quyền cho Trưởng phòng để ký hợp đồng không? Giải quyết vấn đề?
Hợp đồng được hiểu là sự thỏa thuận giữa các ben về xác lập quyền và nghĩa vụ giữa các bên vói nhau dựa trên quy định của pháp luật.Trong các trường hợp muốn ủy quyền ký kết hợp dồng thì có được không và Giám đốc có được ủy quyền cho nhân viên ký hợp đồng không? đây là nhung câu hỏi thường gặp đối với việc ủy quyền kí kết hợp đồng, Vậy để hiểu thêm về vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của công ty Luật Dương Gia chúng tôi
Cơ sở pháp lý:
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Phân biệt chủ thể hợp đồng và người có thẩm quyền ký hợp đồng?
1.1 Chủ thể của hợp đồng được quy định như thế nào?
Chủ thể của hợp đồng là cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác và phải đáp ứng được các quy định pháp luật dân sự như có năng lực hành vi dân sự và thỏa thuận với nhau về hình thức hợp đồng để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên.
Như vậy, theo pháp luật dân sự thì chủ thể của hợp đồng dân sự có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
1.2. Trường hợp chủ thể hợp đồng là cá nhân phải đáp ứng các điều kiện sau:
Cá nhân từ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi được phép tham gia tất cả các hợp đồng dân sự và tự mình chịu trách nhiệm về việc thực hiện hợp đồng đó.
Cá nhân từ đủ 15 tuổi đến 18 tuổi, được ký kết các hợp đồng nếu tự mình có tài sản để thực hiện hợp đồng đó.
Cá nhân dưới 16 tuổi tham gia các hợp đồng có giá trị nhỏ phục vụ nhu cầu tối thiểu của mình.
1.3. Trường hợp chủ thể hợp đồng là các pháp nhân thì phải đáp ứng các điều kiện sau:
Có năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân và Có tài sản riêng, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình, tham gia vào các quan hệ pháp luật một cách độc lập
Lưu ý: Dù là cá nhân hoặc pháp nhân, khi tham gia ký kết hợp đồng và để hợp đồng có hiệu lực, các bên phải tuân thủ nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện. Không bên nào ép buộc bên nào trong việc ký kết hợp đồng.
1.4. Người có thẩm quyền ký hợp đồng được hiểu như thế nào?
Theo Điều 85 Bộ Luật Dân sự 2015 thì Đại diện của pháp nhân: Đại diện của pháp nhân có thể là đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.
Theo Điều 86 Bộ luật nêu trên, Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân được quy định như sau:
1. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
2. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hoặc cho phép thành lập; nếu pháp nhân phải đăng ký hoạt động thì năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân phát sinh từ thời điểm ghi vào sổ đăng ký.
3. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm chấm dứt pháp nhân”.
Như vậy, đại diện của pháp nhân được hiểu là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định trong Điều lệ công ty hoặc trong quyết định thành lập pháp nhân và Ngoài ra luật dân sự cũng quy định: Người đại diện theo pháp luật hoặc người đại diện theo ủy quyền được phép nhân danh công ty ký kết hợp đồng theo quy định
Ngoài ra Về thẩm quyền ký kết hợp đồng trong công ty thì Ngoài quy định nêu trên còn phải thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp, điều lệ, quy chế quản trị hoặc văn bản ủy quyền hợp pháp của công ty theo quy định
2. Giám đốc có thể ủy quyền cho Trưởng phòng để ký hợp đồng không?
3. Giải quyết vấn đề
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào luật sư! Trường hợp của công ty tôi như sau, mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Hiện công ty tôi có ông A là nhân viên của công ty B và được sự ủy quyền của công ty kí kết hợp đồng dịch vụ công nghệ thông tin với công ty tôi. hỏi: Công ty có vi phạm pháp luật không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Do bạn không trình bày rõ là việc ủy quyền này có lập thành văn bản hay không bởi vì việc ủy quyền trong trường hợp đại diện cho pháp nhân cần phải lập thành văn bản nêu rõ nội dung ủy quyển. Nếu không lập thành văn bản thì không có giá trị pháp lý.
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 thì:
Điều 581. Hợp đồng uỷ quyền
Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.
Điều 582. Thời hạn uỷ quyền
Thời hạn uỷ quyền do các bên thoả thuận hoặc do pháp luật quy định; nếu không có thoả thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng uỷ quyền có hiệu lực một năm, kể từ ngày xác lập việc uỷ quyền.
Về bản chất, công ty vẫn có thể ủy quyền cho nhân viên thực hiện ủy quyền một công việc nhất định dưới hình thức giấy ủy quyền, hợp đồng ủy quyền có dấu của công ty và được sự đồng ý của đại diện pháp nhân công ty.
Như vậy, ví dụ như trường hợp theo quy định pháp luật thì công ty con (người đại diện) được thay mặt công ty mẹ(người được đại diện) ký kết hợp đồng với đối tác nhưng trách nhiệm pháp lý vẫn thuộc về công ty mẹ. Người đại diện của công ty con có thể trực tiếp ký kết hợp đồng với đối tác nhân danh Công ty mẹ và Trong các hợp đồng vẫn phải ghi thông tin, tài khoản, mã số thuế của công ty mẹ. Trong vụ việc trên, công ty bạn cần phải kiểm tra văn bản ủy quyền xem phạm vi ủy quyền đến đâu thì mới tiếp tục giao kết và thực hiện hợp đồng với người đại diện.
Như vậy, phía công ty B ủy quyền cho nhân viên A sang ký hợp đồng với công ty bạn là hợp lý và được pháp luật công nhận.
trên đây là nội dung chúng tôi cung cấp về Giám đốc có được ủy quyền cho nhân viên ký hợp đồng không? và các thông tin pháp lý khác dựa trên quy định của pháp luật hiện hành.