Có được ủy quyền cho hai người giải quyết một công việc không? Thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động.
Có được ủy quyền cho hai người giải quyết một công việc không? Thủ tục chấm dứt
Tóm tắt câu hỏi:
Hỏi: Đơn vị tôi có một trường hợp nhân viên A xin chấm dứt hợp đồng lao động. Do điều kiện sức khỏe nên anh A không trực tiếp đến làm thủ tục ban đầu về chấm dứt hợp đồng lao động với đơn vị mà ủy quyền cho anh B (là người thân và đầy đủ điều kiện theo quy định pháp luật) để giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến chấm dứt hợp đồng lao động. Khi có tiền chi trả trợ cấp thôi việc theo chế độ chấm dứt hợp đồng lao động, anh A lại ủy quyền cho anh C đến giải quyết các thủ tục nhận tiền trợ cấp cho mình. Vậy xin luật sư cho biết theo quy định thì việc ủy quyền cho 2 người (ở 2 thời điểm khác nhau) để giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động của anh A như vậy có đúng hay không? Xin trân trọng cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
Theo quy định của “Bộ luật lao động 2019” và các văn bản hướng dẫn không có quy định cụ thể về vấn đề ủy quyền khi thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết các chế độ khi người lao động thôi việc. Tuy nhiên Điều 142 “Bộ luật dân sự 2015” quy định về ủy quyền như sau:
“1. Đại diện theo uỷ quyền là đại diện được xác lập theo sự uỷ quyền giữa người đại diện và người được đại diện.
2. Hình thức uỷ quyền do các bên thoả thuận, trừ trường hợp pháp luật quy định việc uỷ quyền phải được lập thành văn bản.”
Điều 143 “Bộ luật dân sự 2015” quy định người đại diện theo ủy quyền như sau:
“1. Cá nhân, người đại diện theo pháp luật của pháp nhân có thể ủy quyền cho người khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.
2. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.”
Điều 144 “Bộ luật dân sự 2015” quy định phạm vi đại diện:
“1. Người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Phạm vi đại diện theo uỷ quyền được xác lập theo sự uỷ quyền.
3. Người đại diện chỉ được thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện.
4. Người đại diện phải
thông báo cho người thứ ba trong giao dịch dân sự biết về phạm vi đại diện của mình.”
>>> Luật sư tư vấn đại diện chho cá nhân trong dân sự: 1900.6568
“5. Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”
Như vậy; theo quy định trên, nếu anh A muốn ủy quyền cho anh B và anh C thì những người đại diện theo ủy quyền phải đáp ứng các điều kiện về năng lực dân sự.
Theo thông tin bạn cung cấp thì cả B và C đều có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, như vậy là có đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự. Do đó anh A hoàn toàn có quyền ủy quyền cho anh B trong việc làm thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động và anh C làm thủ tục hành chính nhận tiền trợ cấp đồng thời phải thông báo cho phía công ty bạn biết về việc ủy quyền và phạm vi ủy quyền.
Pháp luật cho phép các bên được tự thỏa thuận về hình thức, tuy nhiên để đảm bảo quyền lợi cho các bên trong quan hệ ủy quyền thì tốt nhất nên lập thành văn bản ủy quyền, có chữ ký của bên ủy quyển và bên được ủy quyền để tránh rủi ro.
Trong trường hợp của bạn do anh A ủy quyền cho hai người ở hai thời điểm khác nhau với nội dung ủy quyền khác nhau (anh B làm thủ tục ban đầu về chấm dứt hợp đồng lao động, anh C làm thủ tục nhận tiền trợ cấp), anh B và anh C căn cứ vào phạm vi, nội dung ủy quyền để thực hiện nghĩa vụ đại diện theo ủy quyền của mình mặt khác, pháp luật không có hạn chế về việc ủy quyền cho nhiều người.