Có được phép kinh doanh các mặt hàng dùi cui điện, đèn pin tự vệ không? Hoạt động kinh doanh hàng hóa có điều kiện.
Có được phép kinh doanh các mặt hàng dùi cui điện, đèn pin tự vệ không? Hoạt động kinh doanh hàng hóa có điều kiện.
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào công ty Luật Dương Gia ạ. Bạn thân em đang buôn bán mặt hàng dùi cui điện, đèn pin tự vệ,.. Cho phép em xin được hỏi là các mặt hàng này có bị nhà nước ta cấm buôn bán không ạ. Và hình thức xử phạt khi vi phạm như thế nào ạ. Mong nhận được sự tư vấn từ quý công ty. Em xin cám ơn ạ.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Giải quyết vấn đề:
– Căn cứ Điều 3 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí , vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
"Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Vũ khí gồm vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao và các loại vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự. Vũ khí khác có tính năng, tác dụng tương tự quy định tại Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh là loại vũ khí khi sử dụng có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ đối với con người, thiệt hại về tài sản, ảnh hưởng đến môi trường tương tự như vũ khí quân dụng, súng săn, vũ khí thô sơ, vũ khí thể thao quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 3 Pháp lệnh.
2. Vũ khí quân dụng gồm:
a) Súng cầm tay hạng nhỏ là vũ khí được thiết kế cho cá nhân sử dụng gồm súng ngắn, súng trường, súng tiểu liên, súng trung liên và các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự;
b) Vũ khí hạng nhẹ gồm súng đại liên, súng cối dưới 100 mi-li-mét, (mm), súng ĐKZ, súng máy phòng không dưới 23 mi-li-mét (mm), súng phóng lựu, tên lửa chống tăng cá nhân, tên lửa phòng không vác vai, các loại vũ khí hạng nhẹ khác có tính năng, tác dụng tương tự;
c) Các loại bom, mìn, lựu đạn, đạn, ngư lôi, thủy lôi, hỏa cụ;
d) Vũ khí không thuộc danh mục vũ khí do Chính phủ ban hành nhưng có tính năng, tác dụng tương tự như vũ khí quân dụng.
3. Súng săn là súng dùng để săn bắn gồm súng kíp, súng hơi, các loại súng khác có tính năng, tác dụng tương tự.
4. Vũ khí thô sơ gồm các loại dao găm, kiếm, giáo, mác, lưỡi lê, đao, mã tấu, quả đấm, quả chùy, cung, nỏ.
5. Vũ khí thể thao là súng và các loại vũ khí thô sơ dùng để luyện tập, thi đấu thể thao.
6. Vật liệu nổ gồm thuốc nổ và các phụ kiện nổ.
7. Vật liệu nổ quân dụng là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh.
8. Vật liệu nổ công nghiệp là vật liệu nổ sử dụng cho mục đích sản xuất công nghiệp, kinh tế, dân sinh.
9. Công cụ hỗ trợ gồm:
a) Các loại súng dùng để bắn đạn nhựa, đạn cao su, hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, từ trường, la-de, pháo hiệu và các loại đạn sử dụng cho các loại súng này;
b) Các loại phương tiện xịt hơi cay, hơi ngạt, chất độc, chất gây mê, chất gây ngứa;
c) Các loại lựu đạn khói, lựu đại cay, quả nổ;
d) Các loại dùi cui điện, dùi cui cao su, dùi cui kim loại, khoá số tám, bàn chông, dây đinh gai, áo giáp, găng tay điện, găng tay bắt dao, lá chắn, mũ chống đạn;
đ) Động vật nghiệp vụ.
10. Tiền chất thuốc nổ là hóa chất trực tiếp dùng để sản xuất thuốc nổ được quy định trong danh mục tiền chất thuốc nổ của Chính phủ ban hành.".
Theo quy định tại Điểm d Khoản 9 Điều 3 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ nêu trên, các loại dùi cui điện được coi là công cụ hỗ trợ thuộc trách nhiệm quản lý của nhà nước nhằm bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Còn đối với đèn pin tự vệ thì không thuộc đối tượng bị coi là vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thuộc trách nhiệm quản lý của nhà nước.
– Căn cứ Điều 5 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12 về quản lý, sử dụng vũ khí , vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như sau:
"Điều 5. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Cá nhân sở hữu vũ khí, trừ vũ khí quy định tại khoản 4 Điều 3 của Pháp lệnh này.
2. Chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
3. Lạm dụng việc sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để xâm phạm sức khỏe, tính mạng; quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
4. Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng vũ khí được giao.
5. Giao vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định.
6. Cho, tặng, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
7. Mang vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ vào, ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép.
8. Vận chuyển, bảo quản vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ không bảo đảm an toàn.
9. Trao đổi, mua bán, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp giấy phép sản xuất, kinh doanh, vận chuyển, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
10. Mua bán trái phép, cho, tặng, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, thế chấp các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
11. Đào bới, tìm kiếm vũ khí, vật liệu nổ khi chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền.
12. Hành vi khác vi phạm quy định về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ."
>>> Luật sư tư vấn pháp luật điều kiện kinh doanh dùi cui điện: 1900.6568
– Căn cứ Điều 4 Nghị định
"Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm
…
2. Các hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 12 Điều 5 Pháp lệnh bao gồm:a) Mang theo người, phương tiện, đồ vật, sản xuất, tàng trữ, vận chuyển trái phép vũ khí thô sơ.
b) Sản xuất, chế tạo, mua, bán, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, sử dụng các chi tiết, cụm chi tiết để lắp ráp, sản xuất trái phép các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ.
c) Sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để săn bắt, khai thác trái phép động, thực vật, tài nguyên, hủy hoại môi trường sinh thái, gây nguy hại đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
d) Giao cho người chưa qua đào tạo về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễu đối với tổ chức, cá nhân trong việc trang bị, cấp các loại giấy phép về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
e) Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai lệch về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ; không báo cáo kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về mất cắp, thất thoát, tai nạn, sự cố về vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
g) Mang vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ trái phép vào nơi cấm, khu vực cấm.
h) Cản trở người thi hành công vụ trong kiểm tra việc trang bị, quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ.
i) Che giấu, giúp sức, tạo điều kiện cho người khác sản xuất, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép, hủy hoại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ."
– Như vậy, đối với các loại vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ thuộc đối tượng quy định tại Khoản 3 Pháp lệnh
Trong đó, căn cứ vào Khoản 2 Điều 5 Pháp lệnh 16/2011/UBTVQH12, cấm chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu trái phép hoặc chiếm đoạt vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ. Như vậy, trong trường hợp bạn của bạn mua bán dùi cui điện tức là công cụ hỗ trợ thuộc quản lý của nhà nước mà không có giấy phép thì trái quy định của pháp luật.
– Căn cứ Khoản 5 Điều 10
"5. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sản xuất, sửa chữa các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
b) Sản xuất, sửa chữa các loại đồ chơi đã bị cấm;
c) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép;
d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ trái phép vũ khí thể thao;
đ) Vận chuyển vũ khí, các chi tiết vũ khí quân dụng, phụ kiện nổ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép hoặc có giấy phép nhưng không thực hiện đúng quy định trong giấy phép hoặc không có các loại giấy tờ khác theo quy định của pháp luật;
e) Bán vật liệu nổ công nghiệp, Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) cho các đơn vị chưa được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc Nitrat Amon hàm lượng cao (từ 98,5% trở lên) hoặc văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền."
Như vậy, đối với hành vi mua bán, vận chuyển, tàng trữ các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ mà không có giấy phép thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng theo quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 10 Nghị định 167/2013/NĐ-CP nêu trên.