Nhiều bà mẹ sau khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản vẫn chưa muốn trở lại thị trường lao động, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do sức khỏe của người mẹ chưa phục hồi. Vậy, lao động nữ có được nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn không?
Pháp luật hiện nay đã có những quy định cụ thể về chế độ nghỉ thai sản, và chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh. Đây được coi là một trong những vấn đề cốt lõi mà pháp luật ưu ái dành cho người phụ nữ. Thông thường thì sau quá trình sinh con người phụ nữ chưa thể phục hồi được sức khỏe để có thể lao động tại công ty và doanh nghiệp, vì vậy họ cần phải có một khoảng thời gian để nghỉ dưỡng sức sau sinh. Tuy nhiên hiện nay, nhiều người đặt ra câu hỏi: Có được nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn hay không? Để trả lời được câu hỏi này thì cần phải tìm hiểu quy định của pháp luật về dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thai sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 41 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về vấn đề nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thai sản của người phụ nữ khi có tham gia bảo hiểm xã hội, cụ thể như sau:
– Những lao động nữ ngay sau thời gian được hưởng
– Thời gian nghỉ dưỡng sức đối với lao động nữ có tham gia bảo hiểm xã hội sẽ bao gồm cả những ngày nghỉ lễ, những ngày nghỉ tết và nghỉ hàng tuần phù hợp với quy định của pháp luật. Trường học có thời gian nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển sang đầu năm sau thì khoảng thời gian này sẽ được tính vào năm trước đó.
Như vậy có thể nói, theo điều khoản phân tích nêu trên thì chế độ nghỉ dưỡng sức của người lao động nữ có tham gia chế độ bảo hiểm xã hội sau thời kỳ sinh sản được áp dụng khi người lao động đó làm việc trở lại sau quá trình sinh con. Trong khoảng thời gian 30 ngày đầu đi làm, những người lao động nữ có thể đăng ký nghỉ dưỡng sức nếu như sức khỏe còn yếu và chưa đủ sức để có thể tiếp tục làm việc. Thời gian nghỉ dưỡng sức tối đa sẽ kéo dài từ 05 đến 10 ngày tùy theo từng trường hợp khác nhau. số ngày nghỉ dưỡng sức cụ thể như thế nào sẽ do người sử dụng lao động và chủ thể có thẩm quyền đó là công đoàn lao động cơ sở doanh nghiệp thống nhất. Nếu như công ty đó chưa có thành lập công đoàn thì người sử dụng lao động sẽ hoàn toàn xét duyệt. Tuy nhiên, thời gian nghỉ dưỡng sức sau thai sản sẽ không vượt quá thời gian mà pháp luật đã quy định. Tóm lại, cần phải đáp ứng được những điều kiện sau đây để được hưởng chế độ nghỉ dưỡng sức sau thai sản bao gồm:
– Cần phải tiếp tục công việc sau khi hết thời gian 06 tháng nghỉ thai sản;
– Người lao động nữ cần phải có các loại giấy tờ chứng minh không đủ sức khỏe để tiếp tục làm việc và cần hưởng chế độ phục hồi sức khỏe;
– Người lao động nữ cần phải được sự đồng ý cho nghỉ của chủ thể có thẩm quyền đó là người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
Như vậy có thể nói, những người lao động nữ không được nghỉ thai sản xong nghỉ dưỡng sức luôn. Lao động nữ sẽ phải đi làm trở lại sau khoảng thời gian nghỉ thai sản và trong khoảng thời gian 30 ngày đầu tiên làm việc tại công ty mà nhận thấy sức khỏe chưa được phục hồi thì mới được nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau sinh.
2. Thời gian nghỉ dưỡng sức của người lao động nữ sau thai sản:
Pháp luật hiện nay cũng có quy định cụ thể về thời gian nghỉ dưỡng sức của người lao động nữ có tham gia bảo hiểm xã hội sau thời kỳ thai sản. Căn cứ theo quy định tại Điều 41 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thai sản của người lao động nữ. Theo đó thì, số này nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe của lao động nữ có tham gia chế độ bảo hiểm xã hội sẽ do chủ thể có thẩm quyền đó là người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở ra quyết định, trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì số ngày nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe của lao động nữ sẽ do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe của người lao động nữ sau thai sản sẽ được quy định như sau:
– Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ khi người lao động đó sinh một lần từ hai con trở lên;
– Tối đa 07 ngày đối với người lao động nữ sinh con phải trải qua giai đoạn phẫu thuật;
– Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp thông thường khác.
Theo đó thì có thể nói, số ngày nghỉ dưỡng sức của người lao động nữ tham gia chế độ bảo hiểm xã hội sẽ do người sử dụng lao động và ban chấp hành công đoàn cơ sở quyết định. Tuy nhiên thời gian nghỉ dưỡng và phục hồi sức khỏe sau sinh của lao động nữ cần phải tuân thủ theo số này nêu trên. Vì vậy có thể nói, lao động nữ sẽ chỉ được nhận tiền nghỉ dưỡng sức sau thời kỳ thai sản nếu như họ quay trở lại làm việc tại doanh nghiệp và công ty mà nhận thấy sức khỏe chưa được phục hồi theo như phân tích nêu trên. Còn nếu như những người lao động nữ nghỉ thai sản sau đó vì bất cứ lý do gì, có thể là lý do khách quan hoặc lý do chủ quan và người lao động nó nghỉ việc luôn thì họ sẽ không được nhận tiền nghỉ dưỡng sức sau sinh theo quy định của pháp luật.
3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thai sản của lao động nữ:
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 của Luật bảo hiểm xã hội năm 2019 có quy định về chế độ nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thai sản của lao động nữ. Theo đó thì mức hưởng chế độ dưỡng sức của lao động nữ sau sinh cần phải tuân thủ theo quy định của pháp luật. Mức hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thời kỳ sinh sản của lao động nữ một ngày sẽ bằng 30% mức lương cơ sở. Như vậy, mức hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thời kỳ sinh sản của lao động nữ sẽ được áp dụng theo công thức sau đây:
Mức hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe của lao động nữ sau thai sản = 30% x mức lương cơ sở x số này nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe.
Cần phải lưu ý, mức lương cơ sở theo quy định của pháp luật hiện nay căn cứ tại Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, sẽ được xác định là 1.800.000 đồng/tháng. Theo đó thì, những người lao động nữ sau khi quay trở lại công ty làm việc nhưng nhận thấy sức khỏe của mình không được đảm bảo cần phải nghỉ dưỡng một khoảng thời gian để phục hồi sức khỏe thì sẽ được hưởng chế độ dưỡng sức và phục hồi sức khỏe sau thời kỳ thai sản là 540.000 đồng/ngày. Vì thế có thể nói, pháp luật về lao động nói chung và bảo hiểm xã hội nói riêng luôn luôn ưu tiên cho những người phụ nữ được coi là phải yếu trong xã hội sau thời gian họ sinh con và sức khỏe chưa được đảm bảo để có thể tiếp tục công việc mà mình đảm nhiệm.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Bảo hiểm xã hội năm 2019;
– Nghị định 24/2023/NĐ-CP quy định về mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.