Theo quy định của pháp luật hiện nay, mua tài sản bằng hợp đồng ủy quyền là một sự lựa chọn sai lầm, có thể khiến nhiều người "tiền mất, tật mang", và quyền lợi của bên nhận ủy quyền cũng không được đảm bảo. Vậy có được phép mua bán xe ô tô bằng hợp đồng ủy quyền hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được mua bán xe ô tô bằng hợp đồng ủy quyền không?
Trước hết, hợp đồng ủy quyền và hợp đồng mua bán tài sản là hai loại hợp đồng hoàn toàn khác nhau. Căn cứ theo quy định tại Điều 430 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng mua bán tài sản, theo đó hợp đồng mua bán tài sản được xem là sự thỏa thuận của các bên, trong đó có bên bán và bên mua, theo đó bên bán sẽ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho bên mua, đồng thời bên mua sẽ phải có nghĩa vụ và trách nhiệm trả tiền cho bên bán theo sự thỏa thuận của các bên. Như vậy có thể nói, về bản chất, hợp đồng mua bán tài sản là hợp đồng chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua.
Về hợp đồng ủy quyền, căn cứ theo quy định tại Điều 562 của Bộ luật dân sự năm 2015, về bản chất thì hợp đồng ủy quyền chỉ là hợp đồng chuyển quyền sử dụng tài sản cho bên nhận ủy quyền. Theo đó, hợp đồng ủy quyền là khái niệm để chỉ sự thoả thuận giữa các bên, trong đó có bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền, theo đó bên được ủy quyền sẽ có nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện công việc nhân danh bên ủy quyền, xuất phát từ lợi ích của bên ủy quyền, đồng thời bên ủy quyền sẽ chỉ phải có trách nhiệm trả thù lao nếu các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật liên quan có quy định khác. Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 563 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về thời hạn ủy quyền. Theo đó, thời hạn ủy quyền sẽ do bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền tự thỏa thuận với nhau hoặc do pháp luật có quy định. Nếu các bên không có thoả thuận và pháp luật không có quy định, thì hợp đồng ủy quyền sẽ có hiệu lực trong khoảng thời gian 01 năm được tính kể từ ngày xác lập việc ủy quyền.
Từ các điều luật phân tích nêu trên thì có thể nói, hợp đồng mua bán tài sản và hợp đồng ủy quyền là hai loại hợp đồng dân sự có bản chất hoàn toàn khác nhau. Trong khi hợp đồng mua bán tài sản có bản chất là sự chuyển giao quyền sở hữu, trong đó bao gồm cả 03 quyền chiếm hữu, sử dụng và quyền định đoạt tài sản từ người bán sang người mua, thì hợp đồng ủy quyền là loại hợp đồng có bản chất chuyển quyền sử dụng, tức là người được ủy quyền chỉ có quyền đại diện cho người ủy quyền thực hiện một công việc hoặc một số công việc nhất định nhân danh và vì lợi ích của bên ủy quyền, còn trên thực tế thì chủ sở hữu tài sản vẫn là người ủy quyền, không phải là người được ủy quyền.
Như vậy có thể nói, trong trường hợp mua bán xe ô tô bằng hợp đồng ủy quyền hoàn toàn không phù hợp với quy định của pháp luật, mặc dù hợp đồng ủy quyền đó có phạm vi ủy quyền đó là cho phép người được ủy quyền có quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản là chiếc ô tô, tương tự giống như quyền sở hữu của người ủy quyền. Tuy nhiên, vấn đề mua bán xe ô tô bằng hợp đồng ủy quyền vẫn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Và đây cũng là một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật, trái với bản chất của hợp đồng dân sự.
2. Có nên mua bán xe ô tô bằng hợp đồng ủy quyền không?
Ủy quyền sử dụng ô tô hoặc thực hiện các quyền khác của chủ sở hữu hoàn toàn khác với việc chuyển nhượng, nếu đã trả tiền tuy nhiên chỉ viết
Thứ nhất, bên nhận ủy quyền nhân danh bên ủy quyền để thực hiện công việc ủy quyền. Căn cứ theo quy định tại Điều 562 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về hợp đồng ủy quyền, theo đó, bản chất của ủy quyền là bên nhận ủy quyền sẽ thay mặt bên ủy quyền để thực hiện một hoặc một số quyền của chủ sở hữu như sử dụng, định đoạt, chiếm hữu … Và các quyền khác nếu các bên có thỏa thuận.
Thứ hai, phạm vi ủy quyền có thể bị giới hạn. Phạm vi ủy quyền sẽ do các bên tự thỏa thuận, tuy nhiên nếu trả tiền cho bên chủ sở hữu nhưng chỉ nhận ủy quyền thì trong nhiều trường hợp sẽ không thực hiện được đầy đủ các quyền của chủ sở hữu tài sản, nếu hợp đồng ủy quyền đó không thỏa thuận. Nếu có mục đích muốn chuyển nhượng tài sản đó nhưng các bên lại ký hợp đồng ủy quyền thì sẽ xảy ra nhiều tình trạng bất cập, một bên sẽ trả tiền cho bên có tài sản tuy nhiên tài sản đó vẫn đang đứng tên của chủ cũ.
Thứ ba, bên ủy quyền hoàn toàn có thể đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền. Vì bản chất là hợp đồng ủy quyền nên bên ủy quyền hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 569 của Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định rõ về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền như sau:
– Trong trường hợp ủy quyền có thù lao, bên ủy quyền hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền bất cứ thời điểm nào, tuy nhiên sẽ cần phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với phần công việc mà biết được ủy quyền đã thực hiện trên thực tế và bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra. Nếu ủy quyền không có thù lao thì bên ủy quyền hoàn toàn có thể chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền vào bất cứ thời điểm nào, tuy nhiên sẽ cần phải có nghĩa vụ báo trước cho bên được ủy quyền trong một khoảng thời gian hợp lý. Bên ủy quyền sẽ phải thông báo bằng văn bản cho bên thứ ba biết về việc viết ủy quyền chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu không thông báo với bên thứ ba thì hợp đồng với bên thứ ba vẫn sẽ có hiệu lực, trừ trường hợp bên thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đó đã bị chấm dứt;
– Trong trường hợp ủy quyền không có thù lao, bên được ủy quyền hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng vào bất cứ thời điểm nào, tuy nhiên sẽ cần phải có trách nhiệm báo trước cho bên ủy quyền biết trong một khoảng thời gian hợp lý. Trong trường hợp ủy quyền có thù lao thì bắt được ủy quyền sẽ có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền vào bất cứ giai đoạn nào và phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bên ủy quyền nếu có thiệt hại xảy ra.
Theo đó thì có thể nói, không nên mua bán xe ô tô bằng hợp đồng ủy quyền, vì bản chất thì người trả tiền sẽ không được xác định là chủ sở hữu hợp pháp của xe ô tô đó, đồng thời không được đứng tên trên giấy đăng ký xe, thay vào đó họ chỉ được thực hiện những công việc ghi nhận trong hợp đồng ủy quyền, vì vậy rủi ro pháp lý và nguy cơ “mất trắng” rất cao.
3. Mức xử phạt hành vi mua bán xe ô tô nhưng không sang tên:
Căn cứ theo điểm i khoản 8 Điều 30 của
– Có hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3, điểm m khoản 5 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm e khoản 3, điểm m khoản 5 Điều 23 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Có hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công điều khiển phương tiện, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm a, điểm đ khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Có hành vi giao phương tiện hoặc để cho người làm công điều khiển phương tiện, người đại diện điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP hoặc trực tiếp điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Không làm thủ tục đăng ký sang tên xe theo quy định khi mua bán, khi được cho, khi được tặng, khi được phân bổ, khi được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.
Như vậy, mua xe ô tô nhưng không làm thủ tục đăng ký sang tên xe sẽ bị phạt tiền đến 4.000.000 đồng đối với cá nhân, hoặc đến 8.000.000 đồng đối với tổ chức.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt;
– Nghị định 123/2021/NĐ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải; giao thông đường bộ, đường sắt; hàng không dân dụng;
– Bộ luật Dân sự năm 2015.
THAM KHẢO THÊM: