Ký hợp đồng lao động với người đã nghỉ hưu? Sử dụng lao động đã về hưu? Người đã nghỉ hưu rồi có được ký kết hợp đồng lao động cho một công ty khác không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào công ty, tôi năm nay 67 tuổi vẫn còn minh mẫn và sức khỏe tốt, tôi đã nghỉ hưu 7 năm nay. Sắp tới, gần nhà tôi có mở một nhà máy và có ý mời tôi làm chuyên gia tư vấn cho nhà máy đó. Nhưng tôi vẫn băn khoăn là tôi nghỉ hưu rồi liệu làm cho nhà máy đó thì có bị sai luật không?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ khoản 1 Điều 148 và Điều 169 Bộ luật lao động 2019 thì bạn được coi là người lao động cao tuổi. Điều 149 Bộ luật lao động 2019 quy định:
“Điều 149. Sử dụng người lao động cao tuổi
1. Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần
2. Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
3. Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.”
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Theo đó nếu bạn vẫn đủ sức khỏe làm việc và nhà máy của có nhu cầu tuyển dụng thì bạn hoàn toàn có thể giao kết hợp đồng khi đã nghỉ hưu.
Mặt khác, khi giao kết hợp đồng này phía nhà máy cần đảm bảo cho bạn các chế độ và quyền lợi nhất định để đảm bảo sức khỏe cho bạn như: thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, môi trường làm việc và phạm vi công việc. Tất cả những nội dung đó phải phù hợp với người lao động cao tuổi.
Mục lục bài viết
- 1 1. Ký kết hợp đồng lao động với người lao động nghỉ hưu:
- 2 2. Công ty có thể ký hợp đồng lao động với người lao động đã nghỉ hưu được hay không?
- 3 3. Nộp thuế đối với người lao động đã nghỉ hưu:
- 4 4. Đang nghỉ hưu có được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân:
- 5 5. Chủ tịch Hội đồng quản trị nghỉ hưu có được tiếp tục tham gia Hội đồng quản trị:
1. Ký kết hợp đồng lao động với người lao động nghỉ hưu:
Căn cứ Điều 169
Cũng căn cứ theo quy định tại Điều 148 và Điều 149 thì được phép ký hợp đồng lao động với người lao động nhưng cần chú ý các vấn đề như sau:
– Hai bên có thể thỏa thuận về việc rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
– Hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
– Khi người lao động cao tuổi đang hưởng lương hưu mà làm việc theo hợp đồng lao động mới thì ngoài quyền lợi đang hưởng theo chế độ hưu trí, người lao động cao tuổi được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác theo quy định của pháp luật, hợp đồng lao động.
– Không được sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi, trừ trường hợp bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm quan tâm chăm sóc sức khỏe của người lao động cao tuổi tại nơi làm việc.
2. Công ty có thể ký hợp đồng lao động với người lao động đã nghỉ hưu được hay không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, Công ty của tôi muốn thuê người lao động (NLĐ) đã nghỉ hưu vào làm tại công ty thì Công ty tôi có thể ký hợp đồng lao động với họ được không?
Luật sư tư vấn:
Khoản 3 Điều 148 Bộ luật lao động 2019 quy định:
“3. Nhà nước khuyến khích sử dụng người lao động cao tuổi làm việc phù hợp với sức khỏe để bảo đảm quyền lao động và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực.”
Như vậy Nhà nước luôn có chính sách khuyến khích ký kết hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi nên công ty bạn có thể ký hợp đồng với họ.
Đối với người lao động cao tuổi thì công ty bạn được phép ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn nhiều lần.
Kết luận: Công ty có thể giao kết hợp đồng lao động với những người lao động đã nghỉ hưu
3. Nộp thuế đối với người lao động đã nghỉ hưu:
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi đã nghỉ hưu với mức lương 5,3 triệu đồng/tháng do BHXH chi trả. Ngoài ra, tôi còn làm thêm bằng hình thức ký hợp đồng với 1 doanh nghiệp nhà nước, mức lương 13 triệu đồng/tháng, như vậy tôi có phải đóng thuế thu nhập cá nhân khoảng lương làm thêm này không ? Vợ tôi sinh tháng 6/1960, nghề nghiệp nội trợ, tôi có được giảm trừ gia cảnh không ? Mong được luật sư tư vấn giúp, xin chân thành cám ơn .
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, về thu nhập chịu thuế. .
Căn cứ vào quy định tại điểm a Khoản 2 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2014), khoản tiền lương mà bác nhận được từ doanh nghiệp nhà nước vẫn được tính bình thường. Do theo quy định của pháp luật không có quy định miễn thuế cho khoản tiền lương nhận được trong trường hợp này.
Thứ hai, về giảm trừ gia cảnh. Căn cứ Khoản 3 Điều 12 Nghị định 65/2013/NĐ-CP hướng dẫn
Vợ bác sinh tháng 6/1960 tại thời điểm này là tháng 1/2016 thì vợ bác đã trên 55 tuổi (ngoài độ tuổi lao động). Do vậy theo quy định điểm d khoản 3 Điều 12 ở trên thì trường hợp này bác sẽ được giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc (vợ bác) là 3,6 triệu/tháng. Đồng thời giảm trừ gia cảnh đối với đổi tượng nộp thuế (bác) là 9 triệu đồng /tháng.
4. Đang nghỉ hưu có được cấp mã số thuế thu nhập cá nhân:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin luật sư trả lời giúp, tôi là giáo viên đã nghỉ hưu hưởng lương hưu 5,9 triệu và hiện không đi làm thêm ở đâu nữa. Giờ tôi muốn có mã số thuế thu nhập cá nhân thì xin ở đâu? Cảm ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 1 Điều 4 Thông tư 95/2016/TT-BTC. Bạn chưa nói rõ trước đây bạn đã có mã số thuế hay chưa bởi theo quy định trước đây bạn đã có thời gian làm việc tại cơ quan (tổ chức) thì bạn đã được cấp mã số thuế cá nhân.
Trường hợp 1: Nếu bạn mất Thẻ mã số thuế cá nhân hoặc thẻ bị rách, nát, hỏng thì bạn làm đơn đề nghị cơ quan thuế cấp lại Thẻ mã số thuế cá nhân theo quy định tại Điều 11 Thông tư 95/2016/TT-BTC.
Trường hợp 2: Nếu trước đây bạn chưa được cấp mã số thuế cá nhân, thì nay bạn lên trực tiếp Chi cục thuế tại nơi bạn cư trú mang theo Chứng minh thư nhân dân bản sao có chứng thực kèm bản chính để đăng ký mã số thuế cá nhân.
5. Chủ tịch Hội đồng quản trị nghỉ hưu có được tiếp tục tham gia Hội đồng quản trị:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Luật sư! Công ty tôi là công ty cổ phần, Nhà nước nắm giữ 60% vốn điều lệ. Đến tháng 2/2017 Chủ tịch HĐQT Công ty cũng là người đại diện phần vốn nhà nước đến tuổi nghỉ hưu, tôi xin hỏi như sau:
1. Ủy ban nhân dân tỉnh (Chủ sở hữu Công ty) điều động một công chức thuộc thành phố đến nhận công tác tại Công ty, giao quản lý phần vồn nhà nước trong khi người này sinh tháng 5/1959, tức đến tháng 5/2019 nghỉ hưu, không đáp ứng được yêu cầu theo Nghị định 106/2015/NĐ-CP. Xin hỏi như thế có đúng pháp luật không?
2. Chủ tịch HĐQT Công ty nghỉ hưu có được tiếp tục tham gia HĐQT đến hết nhiệm kỳ không (Nhiệm kỳ HĐQT là 2015-2020). Xin cám ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 18 Nghị định 106/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện người đại diện như sau:
– Căn cứ Khoản 2 Điều 154 Luật doanh nghiệp năm 2020 quy định nhiệm kỳ và số lượng thành viên Hội đồng quản trị như sau:
Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị, thành viên độc lập Hội đồng quản trị không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Số lượng, thời hạn cụ thể của nhiệm kỳ, số thành viên Hội đồng quản trị phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định.
Như vậy, căn cứ Khoản 3 Điều 18 Nghị định 106/2015/NĐ-CP quy định điều kiện về độ tuổi của người đại diện nêu trên, người đại diện được cử làm đại diện phải đủ tuổi (tính theo tháng) để công tác hết 01 nhiệm kỳ theo quy định của chức danh quản lý. Tuy nhiên, nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị theo quy định tại Luật doanh nghiệp năm 2014 là không quá 05 năm.
– Căn cứ Điều 166 Điều 167 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về người lao động cao tuổi.
Như vậy, trong trường hợp người đại diện phần vốn góp của Nhà nước trong doanh nghiệp được bổ nhiệm theo quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh và nếu có hợp đồng lao động sử dụng người lao động cao tuổi thì người đại diện phần vốn góp này vẫn có thể được làm việc theo hợp đồng lao động sử dụng người lao động cao tuổi này khi đã trên 60 tuổi.
Do vậy, nhiệm kỳ của người đại diện phần vốn góp Nhà nước được thể hiện trong quyết định bổ nhiệm của chủ sở hữu là Uỷ ban nhân dân tỉnh. Nếu độ tuổi của người được bổ nhiệm không đủ để công tác hết 01 nhiệm kỳ thì không đủ điều kiện là người đại diện. Trừ trường hợp người đại diện do nhu cầu công tác mà được chủ sở hữu cho thôi làm đại diện để cử làm đại diện tại tập đoàn, tổng công ty, công ty khác cùng chủ sở hữu.
– Đối với trường hợp Chủ tịch Hội đồng quản trị là người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại Công ty cổ phần thì khi người Chủ tịch Hội đồng quản trị nghỉ hưu thì chủ sở hữu phần vốn góp Nhà nước là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có quyết định bổ nhiệm người thay thế vị trí đó. Chủ tịch Hội đồng quản trị đã nghỉ hưu chỉ là người đại diện cho phần vốn của Nhà nước chứ không phải là cổ đông có cổ phần tại doanh nghiệp, do đó không thể tiếp tục tham gia Hội đồng quản trị đến hết nhiệm kỳ.