Hợp đồng góp vốn là gì? Có được ký hợp đồng góp vốn cùng mua căn hộ chung cư không? Những lưu ý quan trọng khi ký hợp đồng góp vốn?
Hiện nay, theo như quy định của pháp luật hiện hành thì đối với việc cá nhân góp vốn với nhau để hoạt động kinh doanh, mua căn hộ, góp vốn mua đất đai,… là rất phổ biến. Vậy khi cá nhân góp vốn cùng mua căn hộ chung cư thì có được ký hợp đồng góp vốn hay không? Các quy định của hợp đồng góp vốn theo quy định của pháp luật hiện hành như thế nào? Hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu về nội dung này trong bài viết chi tiết dưới đây:
Dịch vụ Luật sư
Cơ sở pháp lý:
– Luật Đất đai năm 2013;
1. Hợp đồng góp vốn là gì?
Hiểu theo cách đơn giản, hợp đồng góp vốn chính là một văn bản thỏa thuận được ký kết bởi các bên tham gia thành lập. Bản hợp đồng nhằm mục đích chỉ ra những ai đang cùng góp vốn trong kinh doanh và có quyền lợi, nghĩa vụ như thế nào, tài sản chính của công ty là gì,…
Khi lập và soạn thảo hợp đồng góp vốn theo như quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 thì các bên có thể thỏa thuận về nội dung hợp đồng nhưng cũng phải bao gồm các thông tin nội dung chủ yếu trong hợp đồng góp vốn có thể là cá nhân ký kết với cá nhân hoặc tổ chức ký với tổ chức phải xác định rõ các đối tượng của hợp đồng. Khi các bên thỏa thuận trong hợp đồng phải quy định rõ ràng về số lượng và chất lượng trong nội dung hợp đồng. Quá trình lập và soạn thảo hợp đồng góp vốn còn bao gồm các quy định về các bên trong hợp đồng góp vốn phải ghi rõ trong hợp đồng về các phương thức thanh toán như tiền mặt, chuyển khoản… và thỏa thuận về giá rõ ràng nhằm tránh tranh chấp bên cạnh đó thì giữ bên cho vay và bên vay trong hợp đồng vay vốn phải thỏa thuận ghi rõ trong hợp đồng về thời hạn của hợp đồng, địa điểm cụ thể khi ký kết hợp đồng và các phương thức thực hiện hợp đồng góp vốn rõ ràng. Trong đó, điều quan trong của một hợp đồng vay vồn thì phải thỏa thuận rõ các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên ghi trong nội dung của hợp đồng và trách nhiệm trong hợp đồng góp vốn của mỗi bên trong hợp đồng góp vốn. Như vậy, các bên nên thỏa thuận thêm các phương thức để giải quyết tranh chấp nếu các bên không thỏa thuận được với nhau khi thực hiện hợp đồng.
Từ khái niệm trên, có thể đưa ra các đặc điểm của hợp đồng vay vốn
Thứ nhất, Hợp đồng góp vốn phải được lập thành văn bản. Vì đối tượng của hợp đồng góp vốn là các cam kết mà các bên đã thoả thuận góp vốn , cho nên hợp đồng này mang tính ưng thuận . Tuy nhiên , pháp luật quy định hợp đồng góp vốn phải lập thành văn bản và nhà làm luật dự liệu đây là hợp đồng phức tạp và văn bản hợp đồng sẽ là chứng cứ để giải quyết các tranh chấp nếu xảy ra :
– Đây là hợp đồng có sự đóng góp tài sản và / hoặc công sức của nhiều chủ thể Hợp đồng có thời hạn theo chu kỳ sản xuất kinh doanh Có thể có sự thay đổi chủ thể trong suốt quá trình thực hiện hợp đồng
– Có sự đại diện của các thành viên trong việc xác lập , thực hiện giao dịch với người thứ ba . .
Hình thức bằng văn bản của hợp đồng góp vốn có thể có thêm người làm chứng hoặc các bên thỏa thuận lựa chọn hình thức công chứng. Nếu tài sản góp vốn là quyền sử dụng đất thì bên cạnh hợp đồng phải lập thành văn bản , có công chứng thì các bên phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất tại văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại khoản 3 Điều 188 Luật đất đai 2013
Thứ hai, Hợp đồng góp vốn được xác định với thuật ngữ khác là hợp đồng song vụ, trong hợp đồng này thì các bên đều có quyền và nghĩa vụ tương đương với nhau. Do đó, theo quy định của pháp luật hiện hành thì quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng này phát sinh theo thỏa thuận của các bên và theo quy định của pháp luật.
Thứ ba, Hợp đồng góp vốn là hợp đồng không có đền bù mà cũng chia sẻ lãi hoặc lỗ. Điều này được xác định sau khi các bên đã thực hiện việc giao kết hợp đồng và thỏa thuận góp vốn thì phần vốn góp của các bên theo như đã thỏa thuận trước đó là phải đóng góp tài sản để thực hiện công việc thỏa thuận và trong quá trình thực hiện hợp đồng. bên cạnh đó thì phần tài sản dùng trong thỏa thuận vốn góp mà có lợi nhuận thì chia cho các thành viên theo thỏa thuận nếu trong trường hợp xấu mà thua lỗ thì các bên đều phải gánh chịu theo phần đóng góp của mình theo hợp đồng đã thỏa thuận trước đó.
Thứ tư, quy định về đặc điểm của chủ thể của hợp đồng góp vốn có thể là pháp nhân và cá nhân. Trong hợp đồng góp vốn thì theo như quy định của pháp luật hiện hành số lượng các chủ thể là không giới hạn, theo thỏa thuận góp vốn của các chủ thể số lượng chủ thể tham gia vào việc góp vốn được xác định bao gồm hai hoặc nhiều nhà đầu tư cũng có quan hệ hợp tác kinh doanh với nhau. Mà việc có nhiều hay ít chủ thể tham gia góp vốn còn phụ thuộc vào các yếu tô như: quy mô của dự án hợp tác cũng như nhu cầu, kỹ năng và mong muốn của các nhà đầu tư.
Thứ năm, Vốn góp trong hợp đồng góp vốn là một trong các đối tượng là tiền mặt. Nếu hợp đồng góp vốn giữa các cá nhân và pháp nhân Việt Nam thì chỉ có thể bằng VNĐ
2. Có được ký hợp đồng góp vốn cùng mua căn hộ chung cư không?
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi nếu em định góp vốn mua căn hộ với bạn, bạn sẽ đứng tên căn hộ, nếu em muốn ra công chứng thì phòng công chứng có chịu công chứng không? Hợp đồng này là hợp đồng gì? (HĐ góp vốn, HĐ ủy quyền…). Em có quyền sở hữu căn hộ không khi tên em không thể hiện trên giấy tờ gì liên quan đến chủ đầu tư.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Khoản 2 Điều 98
“Điều 98. Nguyên tắc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
2. Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện.”
Như vậy theo khoản 2 Điều 98 Luật đất đai 2013 thì pháp luật vẫn cho phép các đồng sở hữu có quyền đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Như vậy, nếu bạn góp vốn cùng bạn của bạn mua căn hộ chung cư, thì hai bạn cùng đứng tên chung trên Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Khi đó hai bạn phải thỏa thuận bằng văn bản để đảm bảo cho quyền lợi của cả hai nếu như trong trường hợp có xảy ra tranh chấp giữa hai bạn.
Tuy nhiên, bạn và bạn của bạn cùng góp vốn mua căn hộ nhưng bạn lại không đứng tên trong hợp đồng mua căn hộ. Do đó để chứng minh mình góp vốn mua căn hộ thì hai bạn nên ký với nhau hợp đồng góp vốn có công chứng tại văn phòng công chứng với nội dung bao gồm: số tiền của mỗi bên góp, thỏa thuận người đứng tên trên sổ hồng, quy định rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên trong căn hộ này.
Do bạn không đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở nhưng bạn vẫn có quyền sở hữu căn hộ đó chung với bạn bạn do hai bạn đã có hợp đồng góp vốn mua căn hộ có công chứng. Nếu có tranh chấp giữa hai bạn thì thỏa thuận này là bằng chứng để chứng minh.
3. Những lưu ý quan trọng khi ký hợp đồng góp vốn
Hợp đồng góp vốn là một trong những quy định theo Bộ Luật Dân sự và Luật Doanh nghiệp đã quy định về sự dàng buộc giữ các bên để tránh những hậu quả tranh chấp xảy ra trong quá trình góp vốn.
Ngoài ra, các bên trong hợp đồng góp vốn cần đọc cẩn thận, kỹ càng các nội dung thỏa thuận về việc góp phần vốn góp của mình được ghi trong hợp đồng trước khi các chủ thể thực hiện việc ký kết hợp tác. Bởi vì, việc hiểu rõ về thỏa thuận góp vốn không chỉ giúp chủ sở hữu phần vốn góp xác định được những gì mình vừa thỏa thuận, song còn bảo vệ quyền lợi của mình về sau khi có tranh chấp xảy ra.Bên cạnh đó, chủ sở hữu tham gia vào việc góp vốn cần hiểu biết rõ các quy định về ký kết hợp đồng góp vốn theo quy định của nhà nước để có thể tránh được những rủi ro, mâu thuẫn không đáng có sau này.