Quy định thời gian thử việc của người lao động? Có được đóng bảo hiểm tự nguyện vào thời gian thử việc không? Nhân viên thử việc không đóng bảo hiểm xã hội có được không?
Bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay là một loại phí cần chi trả theo quy định của luật bảo hiểm xã. Đối với mỗi cá nhân theo như quy định của pháp luật thì cần đóng bảo hiểm xã hội để đảm bảo được chế độ phúc lợi của cá nhân đó. Đối với các cá nhân khi tham gia vào thị trường lao động thì cũng phải thực hiện nghiêm tục việc đóng bảo hiểm xã hội này, tiền đóng bảo hiểm được trừ trực tiếp vào lương mà người lao động làm được. Vậy thì đối với các trường hợp người lao động mới đến làm việc và đang trong thời gian thử việc thi có được đóng bảo hiểm tự nguyện vào thời gian thử việc này không?
Luật sư tư vấn luật miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Bộ luật Lao động 2019;
– Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm hợp đồng thử việc:
Khái niệm về hợp đồng thử việc cũng đã được quy định tại Điều 26 của Bộ luật Lao động 2012, tuy nhiên các bạn cũng có thể hiểu đơn giản hợp đồng lao động chính là một loại văn bản, tài liệu thể hiện sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động về việc sẽ làm thủ có thu nhập trong một khoảng thời gian nhất định .
Trong đó có các thông tin về quy định cũng như điều kiện lao động , quyền và nghĩa vụ của cả hai bên khi tham gia quan hệ lao động. Và việc hợp đồng lao động được ký kết cũng được dựa theo nguyên tắc tự nguyện của đôi bên, nó bình đẳng, phù hợp với những Điều lệ đã được quy định của Pháp luật lao động .
Tuy nhiên trong khoảng thời gian thực hiện hợp đồng thì người lao động và người sử dụng lao động vẫn có thể tùy chỉnh được nội dung bên trong hợp đồng thử việc và điều đó phải được dựa vào sự thỏa thuận của cả hai bên. Trong trường hợp nội dung chính của việc thay đổi này liên quan đến điều kiện của người lao động thì họ cũng có quyền được ký kết hợp đồng thử việc mới.
2. Quy định thời gian thử việc của người lao động:
Căn cứ Điều 27, Bộ luật Lao động 2019 quy định: “Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
– Thời gian thử việc không quá sáu mươi ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
– Thời gian thử việc không quá ba mươi ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
– Thời gian thử việc không quá sáu ngày làm việc đối với công việc khác.
Sau khi kết thúc thử việc thì căn cứ theo Điều 29, Bộ luật Lao động 2019 quy định:
– Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.
– Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.
Kết thúc thời gian thử việc theo quy định của Bộ luật Lao động 2019 là khi người lao động đã hoàn thành xong việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải thực hiện việc giao kết hợp đồng lao động với người lao động. Trong thời gian thử việc theo quy định của pháp luật lao đọng thì mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận. Như vậy, ngày sau khi người lao động kết thúc thời gian thử việc nếu đạt yêu cầu của người sử dụng lao động thì hai bên là người lao động và người sử dụng lao động phải thực hiện việc ký kết hợp đồng lao động theo quy định tại bộ luật lao động 2019.
3. Có được đóng bảo hiểm tự nguyện vào thời gian thử việc không?
Theo phân tích trên, người lao động thử việc từ năm 2021, ký hợp đồng trên 01 tháng được chọn giao kết hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động. Vì vậy, việc ký kết loại hợp đồng nào trong thời gian có ảnh hưởng đến việc người lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian thử việc không.
– Căn cứ Điểm a Điểm b Khoản 1 Điều 2
“Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;”
Như vậy, người lao động tham gia hợp đồng thử việc không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc. Do đó, trong thời gian bạn thử việc thì không được công ty đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là đúng quy định của pháp luật.
Thời gian bạn thử việc là tháng 2/2017 tháng 3/2017, nếu muốn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện cho khoảng thời gian này thì bạn phải làm thủ tục xin đóng bảo hiểm xã hội trước thời gian này. Trường hợp đã qua thời gian này mà bạn muốn đóng lại thì không thực hiện được.
– Căn cứ Điểm b Khoản 1.2 Điều 33 Quyết định 959/QĐ-BHXH quy định về trường hợp truy đóng bảo hiểm xã hội như sau:
“b) Người lao động có thời hạn ở nước ngoài đóng thông qua đơn vị: đơn vị thu tiền đóng bảo hiểm xã hội của người lao động để nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội theo phương thức đóng đã đăng ký. Trường hợp truy đóng sau khi về nước thì người lao động nộp tiền cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đơn vị nơi nhận hồ sơ truy đóng.”
Như vậy, đối tượng được truy đóng bảo hiểm xã hội là người lao động có thời hạn ở nước ngoài đóng thông qua đơn vị. Bạn không thuộc đối tượng này nên không được truy đóng lại bảo hiểm xã hội khoảng thời gian thử việc.
4. Nhân viên thử việc không đóng bảo hiểm xã hội có được không?
Từ những phân tích trên, người lao động thử việc sẽ được đóng bảo hiểm xã hội khi ký hợp đồng lao động mà trong đó có thỏa thuận về nội dung thử việc. Trường hợp thử việc ký hợp đồng thử việc theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 thì không thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về tham gia bảo hiểm xã hội như sau:
Điều 168. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Theo đó, nếu người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động thì phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Trường hợp người lao động thuộc đối tượng tham gia bao hiểm xã hội bắt buộc nhưng không đóng thì khi có thanh tra, kiểm tra đơn vị làm việc sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính.
Cụ thể, Điều 38 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, hành vi vi phạm quy định về về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 01 triệu đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.
Như vậy, nếu thử việc thuộc trường hợp ký hợp đồng lao động phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc phải tham gia.
Khoản 3 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Điều 168. Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Trong nội dung của Hợp đồng thử việc không có nội dung về đóng bảo hiểm xã hội nên trong trường hợp này người sử dụng lao động không phải trả thêm khoản tiền này vào lương cho người lao động trong thời gian thử việc.