Có được đặt tên nước ngoài cho con khi bố mẹ mang quốc tịch Việt Nam không? Quy định về việc đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Có được đặt tên nước ngoài cho con khi bố mẹ mang quốc tịch Việt Nam không? Quy định về việc đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Luật sư cho hỏi, khi đăng ký khai sinh và đặt tên cho con mới sinh thì có được đặt tên nước ngoài cho con không? Vợ chồng tôi đều mang quốc tịch Việt Nam. Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Điều 26 Bộ luật dân sự 2005 quy định:
Công dân có quyền đối với họ, tên. Họ tên của một người được xác định theo tên khai sinh của người đó.
Khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật hộ tịch quy định:
Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
a) Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
b) Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
c) Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này;
d) Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
đ) Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.
Từ quy định trên, khi đăng ký khai sinh cho con thì nội dung khai sinh phải tuân thủ theo quy định nêu trên. Tên của trẻ được xác định theo sự thỏa thuận của cha mẹ, nếu khong thỏa thuận được hay không có thỏa thuận thì xác định theo tập quán.
Vợ chồng bạn đều có quốc tịch Việt Nam, theo quy định tại Điều 15 Luật quốc tịch 2014 sửa đổi, bổ sung quy định về Quốc tịch của trẻ em khi sinh ra có cha mẹ là công dân Việt Nam thì:
Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam.
Do đó, quốc tịch của con bạn khi đăng ký khai sinh phải là quốc tịch Việt Nam.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Khoản 4 Điều 19 Luật quốc tịch 2014 sửa đổi, bổ sung quy định:
Người xin nhập quốc tịch Việt Nam phải có tên gọi Việt Nam. Tên gọi này do người xin nhập quốc tịch Việt Nam lựa chọn và được ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.
Do đó, việc bạn muốn đăng ký khai sinh cho con và đặt tên cho con là tên nước ngoài là không phù hợp với quy định pháp luật về hộ tịch, quốc tịch. Bạn phải đặt tên gọi cho con theo tên Việt Nam.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Hướng dẫn cách ghi quê quán trong giấy khai sinh
– Đăng ký khai sinh khi không có giấy chứng sinh
– Giấy tờ chứng minh khi làm thủ tục cấp lại giấy khai sinh
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn pháp luật trực tuyến qua điện thoại
– Tư vấn luật hành chính trực tuyến miễn phí
– Tư vấn luật hôn nhân gia đình trực tuyến miễn phí qua điện thoại