Đăng ký tạm trú là một trong những hình thức đăng ký cư trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và cũng đã được đăng ký tạm trú. Vậy theo quy định của pháp luật về cư trú thì công dân có được đăng ký tạm trú tại nhiều nơi hay không?
Mục lục bài viết
1. Có được đăng ký tạm trú tại nhiều nơi hay không?
Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi mà đang không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã). Đăng ký cứ trú bao gồm có:
– Thực hiện đăng ký thường trú
– Thực hiện đăng ký tạm trú
– Thực hiện khai báo tạm vắng;
– Thực hiện thông báo lưu trú và khai báo thông tin, điều chỉnh thông tin về cư trú.
Theo đó, đăng ký tạm trú là một trong những hình thức đăng ký cư trú. Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống trong một khoảng thời gian nhất định ngoài nơi thường trú và cũng đã được đăng ký tạm trú. Điều 27 Luật Cư trú 2020 quy định về điều kiện đăng ký tạm trú, Điều này quy định rõ công dân đến sinh sống tại chỗ ở hợp pháp ngoài phạm vi đơn vị hành chính cấp xã nơi đã đăng ký thường trú mục đích để lao động, học tập hoặc vì mục đích khác từ 30 ngày trở lên thì phải thực hiện đăng ký tạm trú.
Điều 3 Luật Cư trú 2020 quy định về nguyên tắc cư trú và quản lý cư trú như sau:
– Tuân thủ đúng Hiến pháp và pháp luật
– Bảo đảm được hài hòa quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và xã hội;
– Kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với những nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.
– Trình tự, thủ tục đăng ký cư trú sẽ phải đơn giản, thuận tiện, kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, không gây phiền hà;
– Việc quản lý cư trú sẽ phải bảo đảm được chặt chẽ, hiệu quả.
– Thông tin về cư trú sẽ phải được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú theo quy định của pháp luật;
– Tại một thời điểm, mỗi công dân sẽ chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú.
– Mọi hành vi vi phạm pháp luật về đăng ký, quản lý cư trú sẽ phải được phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Theo các nguyên tắc vừa nêu trên, có thể thấy một trong các nguyên tắc trong cư trú và quản lý cư trú đó là tại một thời điểm, mỗi công dân chỉ có một nơi thường trú và có thể có thêm một nơi tạm trú.
Như vậy, qua các quy định trên có thể khẳng định được rằng công dân chỉ được đăng ký tạm trú tại một nơi vào một thời điểm.
2. Các giấy tờ cần chuẩn bị khi đăng ký tạm trú:
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Luật Cư trú 2020 thì các giấy tờ công dân cần chuẩn bị khi đăng ký tạm trú bao gồm có các giấy tờ sau:
– Tờ khai thay đổi thông tin cư trú. Lưu ý là đối với người đăng ký tạm trú là người chưa thành niên thì ở trong phần tờ khai phải ghi rõ ý kiến đồng ý của cha, mẹ hoặc người giám hộ, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp. Các giấy tờ, tài liệu chứng minh chỗ ở hợp pháp được quy định cụ thể ở tại Điều 5 của Nghị định số 62/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú, bao gồm các giấy tờ sau:
+ Giấy tờ, tài liệu chứng nhận về quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà hoặc tài sản gắn liền với đất mà đã do cơ quan có thẩm quyền cấp (trong đó có thông tin về nhà ở);
+ Giấy phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng (áp dụng đối với trường hợp công trình phải cấp giấy phép xây dựng và đã xây dựng xong);
+ Hợp đồng mua bán nhà ở mà thuộc sở hữu nhà nước hoặc giấy tờ về hóa giá thanh lý nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
+ Hợp đồng mua nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh việc đã bàn giao nhà ở, đã nhận nhà ở của doanh nghiệp có chức năng là kinh doanh nhà ở đầu tư xây dựng để bán;
+ Giấy tờ về mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế, nhận góp vốn, nhận đổi nhà ở phù hợp với quy định của pháp luật về lĩnh vực đất đai và nhà ở;
+ Giấy tờ về giao tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết, cấp nhà ở, đất ở cho các cá nhân, hộ gia đình;
+ Giấy tờ của Tòa án hoặc cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền giải quyết cho được sở hữu nhà ở mà đã có hiệu lực pháp luật;
+ Giấy tờ có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đang không có đơn vị hành chính cấp xã về nhà ở, đất ở không có tranh chấp về quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất ở nếu mà không có một trong các giấy tờ nêu trên;
+ Giấy tờ chứng minh về đăng ký, đăng kiểm phương tiện thuộc quyền sở hữu. Lưu ý ở trường hợp này, nếu phương tiện không phải đăng ký, đăng kiểm thì cần có xác nhận của chính Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi không có đơn vị hành chính cấp xã về vấn đề phương tiện được sử dụng để ở; Giấy xác nhận đăng ký nơi thường xuyên đậu, đỗ của chính phương tiện nếu như mà nơi đăng ký cư trú không phải nơi đăng ký phương tiện hoặc phương tiện đó không phải đăng ký, đăng kiểm;
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh việc cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ chỗ ở hợp pháp là văn bản cho thuê, cho mượn hay là cho ở nhờ của cơ quan, tổ chức, cá nhân phù hợp với quy định của pháp luật về đất đai và nhà ở;
+ Giấy tờ của cơ quan, tổ chức do thủ trưởng cơ quan, tổ chức ký tên, đóng dấu chứng minh về việc là đã được cấp, sử dụng nhà ở, chuyển nhượng nhà ở, có nhà ở tạo lập trên đất do chính các cơ quan, tổ chức giao đất để làm nhà ở (đối với nhà ở, đất thuộc thẩm quyền quản lý của cơ quan, tổ chức).
3. Những nơi không được đăng ký tạm trú:
Căn cứ Điều 23 Luật Cư trú 2020 thì những nơi công dân không được đăng ký tạm trú bao gồm những nơi sau:
– Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông hay thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử – văn hóa mà cũng đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo đúng với quy định của pháp luật.
– Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ về các điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
– Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của những cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan về đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
– Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; phương tiện được dùng để cho làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc là đang không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
– Chỗ ở chính là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Cư trú 2020.
– Nghị định 62/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều Luật Cư trú.
THAM KHẢO THÊM: