Có thể thấy, một trong những lý do quan trọng mà người lao động tham gia bảo hiểm là khi về già sẽ được hỗ trợ chi phí thể hiện qua mức lương hưu hàng tháng được nhận. Tuy nhiên, không phải cá nhân nào dừng đóng bảo hiểm xã hội cũng đủ điều kiện để hưởng chế độ này. Vậy, Có được bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu không?
Mục lục bài viết
- 1 1. Có được bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu?
- 2 2. Các trường hợp cụ thể được bảo lưu thời gian đóng BHXH:
- 2.1 2.1. Trường hợp 1: Cá nhân chưa đảm bảo được đầy đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo luật định
- 2.2 2.2. Trường hợp 2: Yêu cầu bảo lưu bảo hiểm xã hội chỉ được chấp thuận nếu chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần
- 2.3 2.3. Trường hợp 3: Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu
1. Có được bảo lưu thời gian đóng BHXH để hưởng lương hưu?
Cá nhân khi chấm dứt việc tham gia đóng bảo hiểm xã hội có hai lựa chọn phổ biến nhất đó là nhận bảo hiểm một lần hoặc hưởng lương hưu nếu đủ điều kiện theo luật định. Trường hợp đặt ra nếu chua đủ điều kiện hưởng lương hưu thì quyền lợi của người lao động có bị tahy đổi hay ảnh hưởng hay không. Hiện nay, theo quy định tại Điều 61 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì đã có nội dung ghi nhận về bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội như sau:
Cá nhân là người lao động khi nghỉ việc mà đáp ứng được tất cả các điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật này hoặc nằm trong trường hợp chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 60 của Luật này thì hoàn toàn có quyền được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, cũng trong quy định tại Khoản 5, Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 có đề cập đến trách nhiệm của người sử dụng lao động: Đối tượng này cần có sự phối hợp chặt chẽ với cơ quan bảo hiểm xã hội, tiến hành trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động, xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội khi người lao động chấm dứt
Như vậy, quyền được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm được pháp luật bảo hộ nên cá nhân tham gia bảo hiểm đã đủ thời gian đóng bảo hiểm xã hội (tối thiểu 20 năm) nhưng chưa đủ tuổi hưởng lương hưu thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu khi đủ tuổi.
– Theo quy định tại Điều 59 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về thời điểm hưởng lương hưu BHXH bắt buộc khi đã tiến hành bảo lưu như sau:
+ Đối với người lao động quy định tại điểm g khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội và người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, thời điểm hưởng lương hưu là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định;
+ Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về thời điểm hưởng lương hưu đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.
Với nội dung đã trình bày thì cá nhân tham gia bảo hiểm sẽ được bảo lưu thời gian đóng BHXH nếu có yêu cầu và thời điểm hưởng lương hưu của người đang bảo lưu thời gian đóng BHXH bắt buộc là thời điểm ghi trong văn bản đề nghị của người lao động đã đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định.
2. Các trường hợp cụ thể được bảo lưu thời gian đóng BHXH:
2.1. Trường hợp 1: Cá nhân chưa đảm bảo được đầy đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo luật định
Như đã biết, người lao động khi nghỉ việc mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định tại Điều 54 và Điều 55 của Luật BHXH thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội.
Dẫn chiếu đến quy định tại Điều 54, Điều 55 Luật BHXH được sửa đổi bởi Điều 219
– Đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đối tượng là nam phải đạt đến dộ tuổi là đủ 60 tuổi 03 tháng; nữ đủ 55 tuổi 04 tháng. Sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ;
Xét đến trường hợp mà người lao động bị suy giảm khả năng lao động; tham gia làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: thì độ tuổi có sự khác biệt nhất định, theo đó nam đủ 55 tuổi 03 tháng; nữ đủ 50 tuổi 04 tháng sẽ được nghỉ hưu và hưởng lương hưu;
Độ tuổi áp dụng khi nam đủ 55 tuổi 03 tháng; nữ đủ 50 tuổi 04 tháng và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành sẽ được hưởng hưởng lương hưu hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01 tháng 01 năm 2021;
Cá nhân làm việc tại môi trường khai thác than trong hầm lò thì độ tuổi của nam đủ 50 tuổi 03 tháng; nữ đủ 45 tuổi 04 tháng và có đủ 15 năm làm công việc này;
Bên cạnh đó, cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ được giao mà gặp phải tai nạn nghề nghiệp dẫn đến bị nhiễm HIV cũng được nghỉ hưu và hưởng chế độ theo quy định;
– Đối tượng thứ hai cần nhắc đến là đối với lao động nữ là cán bộ, công chức cấp xã hoặc là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ tuổi nghỉ hưu như trên thì được hưởng lương hưu;
– Còn đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Đảm bảo được độ tuổi theo luật định, theo đó nam đủ 55 tuổi 03 tháng, nữ đủ 50 tuổi 04 tháng, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Công an nhân dân, Luật Cơ yếu, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác;
+ Trên thực tế nếu cá nhân có tham gia làm việc nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành thì độ tuổi hưởng lương hưu là Nam từ đủ 50 tuổi 03 tháng, nữ từ đủ 45 tuổi 04 tháng và có đủ 15 năm làm nghề, công việc này. Hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021;
+ Trường hợp người tham gia bảo hiểm bị nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp trong khi thực hiện nhiệm vụ được giao.
2.2. Trường hợp 2: Yêu cầu bảo lưu bảo hiểm xã hội chỉ được chấp thuận nếu chưa hưởng bảo hiểm xã hội một lần
Tại khoản 1 Điều 60 Luật BHXH quy định người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Cá nhân đã đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH;
+ Xét đến trường hợp: lao động nữ là người hoạt động chuyên trách hoặc không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn tham gia BHXH khi nghỉ việc mà có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm đóng BHXH và đủ 55 tuổi;
+ Nếu người tham gia bảo hiểm có nhu cầu ra nước ngoài để định cư thì cũng ưu tiên thực hiện tút bảo hiểm một lần;
+ Để hỗ trợ phần nào khó khăn trong đời sống của người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế thì cơ quan bảo hiểm nhận được đề nghị của công dân thì nhanh chóng tiến hành thực hiện chi trả;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu cũng nằm trong trường hợp rút bảo hiểm 1 lần;
2.3. Trường hợp 3: Người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu
Theo khoản 1 Điều 78 Luật BHXH quy định người lao động dừng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mà chưa đủ điều kiện để hưởng lương hưu theo quy định thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Chính vì vậy, trong trường hợp người lao động không muốn tiếp tục đóng BHXH nhưng vẫn muốn hưởng lương hưu thì có thể làm thủ tục bảo lưu thời gian tham gia BHXH và đợi đến thời điểm đã có đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
THAM KHẢO THÊM: