Nhu cầu làm việc hiện ngày càng được nâng cao, việc người lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc tại hai công ty cùng lúc cũng rất phổ biến. Vậy theo quy định có đồng thời 2 giấy phép lao động ở hai công ty được không? Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây:
Mục lục bài viết
- 1 1. Có đồng thời 2 giấy phép lao động ở hai công ty được không?
- 2 2. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép lao động:
- 3 3. Những đối tượng không phải xin cấp giấy phép lao động bao gồm?
- 4 4. Chế độ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động nước ngoài làm việc tại hai công ty:
- 5 5. Làm việc không có giấy phép lao động thì bị xử phạt như thế nào?
1. Có đồng thời 2 giấy phép lao động ở hai công ty được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 151
– Phải có quốc tịch nước ngoài.
– Về độ tuổi phải đảm bảo từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Đảm bảo phải có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề làm việc.
– Về sức khỏe: đảm bảo có đủ sức khỏe đúng quy định.
– Không nằm trong diện đang bị chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam.
– Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.
Khi thực hiện ký kết
Hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần
Bên cạnh đó, tại Điều 19
Người lao động đồng thời phải giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động thì phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế sẽ vẫn phải thực hiện đúng quy định của pháp luật về bảo hiểm.
Như vậy, pháp luật không có quy định cấm người lao động nước ngoài làm việc cùng lúc tại hai doanh nghiệp khác nhau ở Việt Nam. Khi đó, mỗi Giấy phép lao động chỉ ghi nhận cấp phép cho người lao động làm việc tại một doanh nghiệp.
Đối với trường hợp người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam khi làm việc tại hai doanh nghiệp khác nhau thì bắt buộc phải xin 02 Giấy phép lao động để làm việc tại hai doanh nghiệp này.
2. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép lao động:
2.1. Hồ sơ cấp giấy giấy phép lao động:
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động bao gồm:
– Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động của người sử dụng lao động (theo mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP).
– 02 ảnh màu: đảm bảo kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu. Thời gian của ảnh chụp không quá 06 tháng.
– Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc
– Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.
– Hộ chiếu còn giá trị sử dụng (bản sao có chứng thực).
– Giấy tờ, tài liệu chứng minh, cụ thể ở các vị trí nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hay lao động kỹ thuật và những công việc, ngành nghề khác.
– Phiếu lý lịch tư pháp.
Hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp.
– Các giấy tờ khác có liên quan.
2.2. Thủ tục cấp giấy phép lao động:
Bước 1: Nộp hồ sơ:
Sau khi chuẩn bị hồ sơ như trên, người nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động gửi đến:
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.
Thời gian nộp hồ sơ trước ít nhất là 15 ngày, tính từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc tại Việt Nam.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ và giải quyết vấn đề:
– Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động dự kiến làm việc cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài (theo mẫu số 12/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 152/2020/NĐ-CP).
Thời gian giải quyết là trong vòng 05 ngày làm việc, tính từ ngày nhận đủ hồ sơ.
3. Những đối tượng không phải xin cấp giấy phép lao động bao gồm?
Những trường hợp không thuộc diện phải xin cấp giấy phép lao động bao gồm:
– Đối tượng là Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
– Đối tượng là chủ sở hữu hoặc thành viên góp vốn của công ty trách nhiệm hữu hạn có giá trị góp vốn theo quy định của Chính phủ.
– Đối tượng là người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ với thời hạn dưới 03 tháng.
– Đối tượng là Trưởng văn phòng đại diện, dự án hoặc chịu trách nhiệm chính về hoạt động của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
– Đối tượng là luật sư nước ngoài đã được cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam theo quy định của Luật Luật sư.
– Những đối tượng vào Việt Nam để xử lý sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được. Thời gian dưới 03 tháng.
– Đối tượng là người nước ngoài đã kết hôn với người Việt Nam và sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam.
– Đối tượng thuộc trường hợp theo quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Các trường hợp khác theo quy định của Chính phủ.
(Theo quy định tại Điều 154
4. Chế độ đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động nước ngoài làm việc tại hai công ty:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH, với trường hợp người lao động làm việc ký từ 2 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì khi đó đóng bảo hiểm như sau:
– Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
– Đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
– Đóng bảo hiểm tai nạn lao động lao động, bệnh nghề nghiệp theo từng hợp đồng lao động.
5. Làm việc không có giấy phép lao động thì bị xử phạt như thế nào?
Thứ nhất, mức xử phạt đối với người lao động:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người lao động sẽ bị xử phạt mức từ 15 triệu đồng đến 25 triệu đồng:
– Vào Việt Nam làm việc nhưng không có giấy phép lao động hoặc không có văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật.
– Làm việc nhưng sử dụng giấy phép lao động hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực.
Ngoài ra, người lao động nước ngoài vào Việt Nam vi phạm sẽ bị trục xuất tại Việt Nam.
Thứ hai, mức xử phạt đối với người sử dụng lao động:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 4 Điều 32 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, người sử dụng lao động nếu như sử dụng người lao động nước ngoài vào làm việc không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn hoặc văn bản xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động đã hết hiệu lực sẽ bị xử phạt như sau:
– Đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người: từ 30 triệu đồng đến 45 triệu đồng.
– Đối với vi phạm từ 11 người đến 20 người: từ 45 triệu đồng đến 60 triệu đồng.
– Đối với vi phạm từ 21 người trở lên: từ 60 triệu đồng đến 75 triệu đồng.
CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG BÀI VIẾT:
Bộ luật Lao động 2019.
Nghị định 152/2020/NĐ-CP về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam.
Nghị định 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.