Công ty A ký hợp đồng gia công với công ty B. Hiện nay công ty B chuyển nghĩa vụ cho công ty em thực hiện. Ba bên đã đồng ý với nhau. Vậy em phải làm thủ tục gì để đúng luật và đơn giản nhất cho các bên?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào anh chị, em nhờ anh chị tư vấn giúp em trường hợp sau: Năm 2014 công ty A ký hợp đồng gia công cơ khí với công ty B và công ty A đã chuyển tiền cho B rồi. Hiện nay công ty B không thực hiện hợp đồng này và công ty em sẽ thực hiện. Ba bên đã đồng ý với nhau:
1/ Bên B chuyển hợp đồng cho bên em thực hiện và xuất hợp đồng cho bên A.
2/ Bên B sẽ thanh toán số tiền này cho công ty em.
Vậy em phải làm thủ tục gì để đúng luật và đơn giản nhất cho các bên. Xin cám ơn anh chị!
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Về vấn đề thực hiện hợp đồng gia công trong thương mại, Luật Thương mại 2005 có quy định tại Mục 1 Chương VI. Tuy nhiên, Luật Thương mại không có quy định về việc chuyển giao nghĩa vụ trong
Theo quy định tại “Bộ luật dân sự 2015”, việc chuyển giao nghĩa vụ được thực hiện như sau:
“Điều 315. Chuyển giao nghĩa vụ dân sự
1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ”.
“Điều 316. Hình thức chuyển giao nghĩa vụ dân sự
1. Việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự được thể hiện bằng văn bản hoặc bằng lời nói.
2. Trong trường hợp pháp luật có quy định việc chuyển giao nghĩa vụ phải được thể hiện bằng văn bản, phải có công chứng hoặc chứng thực, đăng ký hoặc phải xin phép thì phải tuân theo các quy định đó.
Điều 317. Chuyển giao nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm
Trong trường hợp nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, nếu không có thoả thuận khác.”
Căn cứ vào các quy định trên, đối với trường hợp của bạn có thể thực hiện theo một trong ba phương án sau:
* Phương án 1: Kí kết hợp đồng mới ba bên
Nội dung hợp đồng tương tự như hợp đồng gia công mà công ty A và B đã ký kết, tuy nhiên có thêm chủ thể là công ty bạn. Mặt khác, cần bổ sung thêm điều khoản về việc chuyển giao nghĩa vụ và chuyển tiền từ công ty B sang công ty bạn, cũng như điều khoản xác nhận sự đồng ý của Công ty A.
Đối với phương án này, quyền và nghĩa vụ của các bên được xác lập rõ ràng, trực tiếp. Tuy nhiên, trong trường hợp này Công ty A và Công ty B phải tiến hành thanh lý hợp đồng cũ trước khi ký kết hợp đồng mới, do vậy gây tốn thời gian, thêm thủ tục.
>>> Luật sư
* Phương án 2: Công ty A và B ký kết
Đối với phương án này, công ty A và công ty B sẽ giữ nguyên hợp đồng cũ, ký kết thêm phụ lục hợp đồng với các điều khoản về việc chuyển giao nghĩa vụ thực hiện hợp đồng cho công ty bạn. Phụ lục hợp đồng có giá trị như hợp đồng chính. Phương án này không cần sự tham gia ký kết của công ty bạn trong phụ lục hợp đồng nhưng công ty bạn và công ty B phải ký kết hợp đồng khác về quyền và nghĩa vụ hai bên.
* Phương án 3: Công ty B thông báo với công ty A và ký hợp đồng với công ty bạn
Theo phương án này, công ty B phải thông báo với công ty A (nên lập thành văn bản) về việc chuyển giao nghĩa vụ cho công ty bạn và có sự đồng ý bằng văn bản. Sau khi được sự đồng ý bằng văn bản, công ty bạn phải ký kết hợp đồng với công ty B. Nhìn chung phương án này phức tạp hơn phương án 2.
Từ ba phương án nêu trên có thể thấy phương án 2 là nhanh gọn nhất đối với trường hợp của bạn. Công ty bạn nên cân nhắc các phương án để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.