Trong tố tụng dân sự thì chứng cứ và chứng minh chính là biện pháp duy nhất để xác định tính có thực của các tình tiết và sự kiện của vụ việc dân sự. Vậy thì, hiện nay chứng cứ và chứng minh được ghi nhận như thế nào trong Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015?
Mục lục bài viết
- 1 1. Các quy định về chứng cứ trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
- 2 2. Các quy định về chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
- 2.1 2.1. Khái niệm và đặc điểm của chứng minh trong tố tụng dân sự:
- 2.2 2.2. Đối tượng chứng minh trong tố tụng dân sự:
- 2.3 2.3. Quy định về những tình tiết và sự kiện không cần phải chứng minh:
- 2.4 2.4. Quy định về đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự:
- 2.5 2.5. Một số ý nghĩa của chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự:
1. Các quy định về chứng cứ trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
1.1. Quy định về nguồn của chứng cứ trong tố tụng dân sự:
Nguồn của chúng cử là nơi chứa đựng chứng cứ. Đương sự và Tòa án chỉ có thể thu thập chứng cứ tử các nguồn chứng cứ được ghi nhận tại Điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Nguồn chứng cứ bao gồm:
– Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;
– Dữ liệu điện tử, vật chứng;
– Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng;
– Kết luận giám định, biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ, kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;
– Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập;
– Văn bản công chứng, chứng thực, các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
1.2. Quy định về xác định chứng cứ trong tố tụng dân sự:
Theo quy định của Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, việc xác định chứng cứ phải thực hiện theo quy định của pháp luật, cụ thể:
– Tài liệu đọc được nội dung theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng hợp pháp tại cơ quan có thẩm quyền, hoặc do tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận. Bản chính có thể là bản gốc hoặc bản được dùng làm cơ sở lập ra các bản sao;
– Tài liệu nghe được, nhìn được coi là chứng cứ nếu chứng minh được xuất xứ của các tài liệu đó;
– Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới các hình thức khác nhau theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử;
– Vật chúng là chúng cử phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc. Nếu không là hiện vật gốc hoặc không liên quan đến vụ việc thì không là chứng cứ trong vụ việc đó;
– Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi âm và ghi hình hợp pháp theo quy định tại khoản 2 Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 hoặc khai bằng lời tại phiên tòa;
– Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định, Luật giám định tư pháp và các văn bản pháp luật liên quan;
– Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định;
– Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định;
– Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập theo đúng thủ tục do pháp luật quy định;
– Văn bản công chúng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định;
– Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.
2. Các quy định về chứng minh trong Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:
2.1. Khái niệm và đặc điểm của chứng minh trong tố tụng dân sự:
Có thể hiểu: Chứng minh trong tố tụng dân sự là tổng thể các hoạt động của Tòa án và các chủ thể tham gia tố tụng trong việc cung cấp, thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ dựa trên quy luật của hoạt động nhận thức các quy định của pháp luật nội dung, pháp luật tố tụng, tập quán và các tình tiết, sự kiện cần chứng minh và bằng niềm tin nội tâm của các chủ thể chứng minh trong mỗi một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể, nhằm đích sử dụng chứng cứ để xác định sự thật khách quan của vụ việc dân sự. Nhìn chung thì hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự có các đặc điểm cơ bản:
Thứ nhất, hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự là một quá trình nhận thức diễn ra xuyên suốt vụ án dân sự, được bắt đầu khi có quyết định thụ lý đơn khởi kiện cho đến khi tòa án ra phán quyết. Khởi đầu là việc chứng minh của nguyên đơn cho yêu cầu của minh thông qua đơn khởi kiện, tiếp đến là hoạt động chứng minh của bị đơn bác yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có), hoạt động chứng minh của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, của Viện kiểm sát (nếu có)…và kết thúc khi tòa án chứng minh cho phán quyết của mình thông qua một bản án có giá trị bắt buộc thi hành.
Thứ hai, bản chất của chứng minh chính là việc sử dụng chứng cứ: Hai yếu tố cấu thành vụ án dân sự là yếu tố chủ quan (đương sự) và yếu tố khách quan (bao gồm đối tượng – mục đích khởi kiện và nguyên nhân – cách thức bảo vệ quyền của các chủ thể trước tòa án). Hoạt động chứng minh được xếp vào các yếu tố thuộc mặt khách quan của vụ án. Điều này có nghĩa là yếu tố cấu thành vụ án đã vốn có, vốn đã tồn tại, nay chỉ đi tìm lại, diễn đạt lại một cách đầy đủ nhất, đúng đắn nhất. Hay nói cách khác, hoạt động chứng minh là hoạt động thông qua việc sử dụng chúng cử để tái hiện lại sự thật khách quan của vụ án.
2.2. Đối tượng chứng minh trong tố tụng dân sự:
Đối tượng chứng minh là tổng hợp những tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự cần được xác định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Để xác định được đối tượng chứng minh, tòa án phải dựa vào yêu cầu hay phản đối yêu cầu của đương sự. Để giải quyết được vụ việc dân sự, tất cả các tình tiết, sự kiện nguyên đơn, bị đơn chỉ ra đều phải được làm sáng tỏ nên chủng đều thuộc đối tượng chứng minh. Tuy vậy, trên thực tế các đương sự do thiếu kinh nghiệm tham gia tố tụng hay vì lý do nào khác có thể sai lầm trong việc chỉ ra các tình tiết, sự kiện mà yêu cầu hay phản đối yêu cầu của họ dựa vào nó. Vì vậy, để xác định đúng đối tượng chứng minh thì toản còn phải căn cứ vào các quy phạm pháp luật nội dung áp dụng giải quyết vụ việc dân sự để xác định. Đối tượng chứng minh không chỉ bao gồm các tình tiết, sự kiện có tính khẳng định mà còn bao gồm cả tình tiết, sự kiện có tính chất phủ định.
Xác định đúng đối tượng chứng minh trong mỗi vụ việc dân sự cụ thể có ý nghĩa rất quan trọng, có tính chất quyết định tới kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Nếu như không xác định đúng đối tượng chiến binh sẽ dẫn đến việc tiến hành chứng minh thừa hoặc thiếu tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc dân sự. Làm mất thời gian, sức lực của mọi người, Bên cạnh đó làm cho việc quyết định giải quyết vụ việc dân sự của tòa án không có cơ sở
Việc xác định đúng đối tượng chứng minh là rất quan trọng và cần thiết, nên cần phải được quy định cụ thể trong pháp luật. Tuy nhiên, đây là một vấn đề bất cập vì trong Bộ luật Tố tụng dân sự không có điều luật nào quy định về đối tượng chứng minh, điều này gây ra nhiều khó khăn cho các cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành xác định đối tượng. Cũng không có điều luật nào quy định về biện pháp chế tài nếu như không xác định đúng đối tượng cần phải chứng minh. Xác định đối tượng chứng minh hiện nay được quy định tại Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Vì vậy, để cho việc xác định đối tượng chứng minh dễ dàng, tránh được những sai lầm, đồng thời giúp cho các cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm hơn thì Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nên có thêm điều luật quy định về vấn đề này.
2.3. Quy định về những tình tiết và sự kiện không cần phải chứng minh:
Chứng minh là để xác định sự thật, các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc đều phải chứng minh. Tuy nhiên một số tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh được quy định tại Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Điều 92 quy định rõ về các tình tiết, sự kiện không phải chứng minh. Đối với những tình tiết, sự kiện mọi người đều biết và được tòa án thừa nhận thì không phải chứng minh. Những tình tiết, sự kiện mọi người đều biết thì không phải chứng minh, tuy nhiên một tình tiết, sự kiện mọi người đều biết chỉ không phải chứng minh trong trường hợp tòa án cũng biết rõ về nó và “được tòa án thừa nhận”. Đối với những tình tiết, sự kiện được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 92 không phải chứng minh, vì chúng đã được chứng minh trước đó, việc chứng minh lại là không cần thiết vì tòa án, cơ quan nhà nước nào giải quyết vụ việc cũng đều dựa trên thực hiện quyền lực Nhà nước ta. Nếu chứng minh lại có thể kết quả khác nhau sẽ dẫn đến sự phức tạp cho quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
Chứng minh là để xác định sự thật, các tình tiết, sự kiện liên quan đến vụ việc đều phải chứng minh. Tuy nhiên một số tình tiết, sự kiện không cần phải chứng minh được quy định tại Điều 92 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Điều 92 quy định rõ về các tình tiết, sự kiện không phải chứng minh. Đối với những tình tiết, sự kiện mọi người đều biết và được tòa án thừa nhận thì không phải chứng minh. Những tình tiết, sự kiện mọi người đều biết thì không phải chứng minh, tuy nhiên một tình tiết, sự kiện mọi người đều biết chỉ không phải chứng minh trong trường hợp tòa án cũng biết rõ về nó và “được tòa án thừa nhận”. Đối với những tình tiết, sự kiện được quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 92 không phải chứng minh, vì chúng đã được chứng minh trước đó, việc chứng minh lại là không cần thiết vì tòa án, cơ quan nhà nước nào giải quyết vụ việc cũng đều dựa trên thực hiện quyền lực Nhà nước ta. Nếu chứng minh lại có thể kết quả khác nhau sẽ dẫn đến sự phức tạp cho quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
2.4. Quy định về đánh giá chứng cứ trong tố tụng dân sự:
Đánh giá chứng cứ là nhận định giá trị chứng minh của chứng cứ. Tòa án sử dụng kết quả đánh giá trên để giải quyết vụ việc dân sự. Hiện nay, đánh giá chứng cứ được quy định tại Điều 108 Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015, cụ thể thì, việc đánh giá chứng cứ phải khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác, ngoài ra thì toà án phải đánh giá từng chứng cứ, sự liên quan giữa các chứng cứ và khẳng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ.
Về chủ thể có thẩm quyền đánh giá chứng cứ. Có thể thấy rằng, tại quy định trên chỉ quy định chủ thể có thẩm quyền đánh giá chứng cứ là toà án, vì toà án là chủ thể có quyền sử dụng chứng cứ để giải quyết vụ việc dân sự. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, có sự tranh luận và đưa ra quan điểm giữa các đương sự với nhau nên các đương sự đương nhiên có thẩm quyền đánh giá chứng cứ. Điều đó nhằm đảm bảo công bằng, đóng góp ý kiến để xác định sự thật, công bằng và lẽ phải.
Về nguyên tắc khi đánh giá chứng cứ, chủ thể thực hiện hoạt động đánh giá chứng cứ phải tôn trọng quy tắc khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác. Đầu tiên đánh giá chứng cứ dựa trên sự thật khách quan, luôn tôn trọng sự thật khách quan vì sự thật khách quan phản ánh một phần kết quả của quá trình giải quyết vụ việc dân sự để mà đưa ra những đánh giá chứng cứ một cách toàn diện, đầy đủ và chính xác. Vì vậy, cần phải đánh giả từng chứng cứ một từ đó nhìn nhận sự liên quan giữa các chứng cứ và giá trị chứng minh của chứng cứ. Ngoài ra, cần phải đánh giá chứng cứ một cách độc lập không dựa trên suy đoán về giá trị chứng minh của chứng cứ, “thông qua việc đánh giả trên mà khẳng định tính khác quan, tính liên quan, tỉnh hợp pháp và giá trị chứng minh của từng chứng cứ một” Đánh giá chứng cứ cần phải cẩn trọng, tỉ mỉ vì ảnh hưởng đến kết quả giải quyết vụ việc dân sự. Toà án phải xem xét, đánh giá ý kiến, nhận định của các đương sự, luật sư về chứng cứ từ đó đưa ra quyết định chính xác nhất.
Có thể thấy rằng, quy định hiện hành của Bộ Luật Tố tụng dân sự về đánh giá chứng cứ đã và đang đáp ứng được thực tế trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự.
2.5. Một số ý nghĩa của chứng cứ và chứng minh trong tố tụng dân sự:
Nhìn chung, chứng minh trước hết có ý nghĩa xác định, làm rõ được các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự, bảo đảm việc giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự. Thông qua hoạt động chứng minh, thẩm phán, hội thẩm nhân dân biết rõ được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự được giải quyết.
Ngoài ra, chứng minh còn giúp đương sự bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Trước toà án, nếu đương sự không chứng minh được sự tồn tại quyền, lợi ích hợp pháp của họ thì quyền và lợi ích hợp pháp của họ có thể sẽ không được toà án bảo vệ. Vì trên thực tế, các toà án cũng có thể có sai lầm trong việc xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự, không làm sáng tỏ được các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Điều này một mặt dẫn đến việc giải quyết vụ việc dân sự không đúng với sự thật, mặt khác làm cho đương sự không bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Do vậy, chứng minh không chỉ có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của toà án được đúng đắn mà còn có ý nghĩa bảo đảm cho đương sự bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp của mình trước toà án.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.