Điều kiện đối với giám sát thi công công trình xây dựng? Phạm vi hoạt động của giám sát công trình xây dựng? Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công công trình xây dựng? Trình tự thủ tục cấp chứng chỉ giám sát xây dựng công trình?
Giám sát thi công xây dựng công trình xây dựng là một hoạt động do cá nhân có năng lực đảm nhiệm thực hiện công việc kiểm tra khối lượng, tiến độ xây dựng, vệ sinh trong lao động, đảm bảo được an toàn lao động của các công trình để thực hiện đúng theo hợp đồng, các tiêu chuẩn kỹ thuật… Vậy điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng là gì? hồ sơ, thủ tục thực hiện đối với yêu cầu này được quy định như thế nào?
Chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng gồm hai lĩnh vực chính đó là giám sát công tác xây dựng và giám sát đối với công tác lắp đặt thiết bị của các công trình. Trong lĩnh vực giám sát đối với công tác xây dựng thì bao gồm một số hạng mục riêng biệt được phân định rõ ràng đó là giám sát công tác đối với công trình xây dựng các công trình giao thông, giám sát đối với công tác xây dựng các công trình mang tính chất dân dụng công nghiệp cũng như hạ tầng kỹ thuật và cuối cùng đó là giám sát đối với công tác xây dựng công trình mang tính chất nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Mục lục bài viết
- 1 1. Điều kiện đối với giám sát thi công công trình xây dựng:
- 2 2. Phạm vi hoạt động của giám sát công trình xây dựng:
- 3 3. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công công trình xây dựng:
- 4 4. Trình tự thủ tục cấp chứng chỉ giám sát xây dựng công trình:
- 5 5. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát hạng 2:
- 6 6. Muốn nâng chứng chỉ hành nghề giám sát hạng 2 lên hạng 3 như thế nào?
1. Điều kiện đối với giám sát thi công công trình xây dựng:
– Điều kiện đối với giám sát thi công xây dựng hạng I đó là phải đảm bảo được điều kiện về việc rằng đã được qua chức vụ giám sát trưởng hay phải là chỉ huy trưởng trong công trường hoặc là chủ trì thiết kế trong phần việc của lĩnh vực yêu cầu cấp chứng chỉ hành nghề của tối thiểu 01 công trình từ cấp nhỏ nhất là cấp I trở lên trên trước hoặc đặt ra rằng làm giám sát trưởng hay chỉ huy trưởng công trường từ 02 công trình từ cấp thứ II trở lên và lưu ý đối với các công trình đã thực hiện này phải là những công trình cùng loại với công trình đang đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công trình xây dựng.
– Điều kiện đối với giám sát thi công xây dựng hạng II đó là phải đảm bảo được điều kiện đã có quá trình làm cấp chỉ huy trưởng của công trường hoặc giám sát trưởng của công trường hay đã làm chủ trì thiết kế xây dựng của phần việc thuộc lĩnh vực mà người đó đang có đơn đề nghị để được cấp chứng chỉ hành nghề cùng loại đối với công trình cấp II thì phải đảm bảo đã được làm các chức vụ trên của tối thiểu 01 công trình hoặc công trình cấp III thì phải đảm bảo đã làm các chức vụ đó tối thiểu của 02 công trình xây dựng.
– Điều kiện đối với giám sát thi công xây dựng hạng III đó là phải đảm bảo được điều kiện đã có quá trình làm cấp chỉ huy trưởng của công trường hoặc giám sát trưởng của công trường hay đã làm chủ trì thiết kế xây dựng của phần việc thuộc lĩnh vực mà người đó đang có đơn đề nghị để được cấp chứng chỉ hành nghề cùng loại đối với công trình cấp III thì phải đảm bảo đã được làm các chức vụ trên của tối thiểu 01 công trình hoặc công trình cấp IV thì phải đảm bảo đã làm các chức vụ đó tối thiểu của 02 công trình xây dựng.
2. Phạm vi hoạt động của giám sát công trình xây dựng:
– Giám sát thi công công trình hạng I sẽ được phép làm công việc giám sát trưởng đối với các công trình đã được cấp phép theo chứng chỉ hành nghề. Cùng với đó đối với giám sát thi công công trình xây dựng hạng I sẽ được làm giám sát viên trong thi công xây dựng đối với tất cả các công trình cùng loại đối với những công trình đã được cấp phép ghi trong chứng chỉ hành nghề.
– Giám sát thi công công trình xây dựng hạng II sẽ được cấp phép làm giám sát trưởng đối với các công trình có cấp từ cấp thứ II trở xuống. Cùng với đó đối với giám sát thi công công trình xây dựng hạng II sẽ được làm giám sát viên trong thi công xây dựng đối với tất cả các công trình cùng loại đối với những công trình đã được cấp phép ghi trong chứng chỉ hành nghề.
– Giám sát thi công công trình xây dựng hạng III sẽ được cấp phép làm giám sát trưởng đối với các công trình có cấp từ cấp thứ III trở xuống. Cùng với đó đối với giám sát thi công công trình xây dựng hạng III sẽ được làm giám sát viên trong thi công xây dựng đối với tất cả các công trình cùng loại đối với những công trình đã được cấp phép ghi trong chứng chỉ hành nghề.
Hồ sơ làm thủ tục cấp chứng chỉ giám sát thi công xây dựng công trình cần chuẩn bị những giấy tờ, tài liệu sau đây:
– Đơn đề nghị theo mẫu được quy định cụ thể chính xác theo mẫu của Phụ lục 01,
– Hai ảnh màu nền trắng cỡ 4×6 cm;
– Một tệp tin chứa ảnh chụp bản khai kinh nghiệm có xác nhận về nơi làm việc đang đứng ra quản lý trực tiếp của tổ chức, cơ quan hoặc là của thành viên tổ chức xã hội nghề nghiệp trong trường hợp đó là hội viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp được quy định theo mẫu trong Phụ lục 02 của
– Một tệp tin chứa ảnh chụp văn bằng, chứng chỉ bản chính về chuyên môn nghiệp vụ được một cơ sở đào tạo thành lập đúng theo quy định của pháp luật cấp cho;
– Một tệp tin chứa ảnh chụp đối với các hợp đồng về hoạt động xây dựng bản chính mà cá nhân đang cấp phép làm giám sát công trình xây dựng đã tham gia thực hiện về các công việc trong đó hoặc đó là văn bản giao nhiệm vụ, phân công công việc của cơ quan, tổ chức đối với nội dung đang đề cập đến ở đây.
3. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công công trình xây dựng:
– Đối với chứng chỉ giám sát xây dựng công trình thi công xây dựng hạng I và hạng III sẽ do sở xây dựng cấp phép cho các cá nhân có tham gia hoạt động xây dựng tại các cơ quan, tổ chức đang có địa điểm trụ sở chính tại địa phương. Cũng như những cá nhân đang hoạt động xây dựng mang tính chất độc lập và có hộ khẩu thường trú tại địa phương hay các cá nhân đang đăng ký tạm trú tại địa phương.
– Ngoài ra chứng chỉ hạng II, hạng III còn được các tổ chức xã hội nghề nghiệp có phạm vi hoạt động xây dựng trên cả nước mà các cá nhân đang trong diện có hồ sơ xin cấp chứng chỉ giám sát thì các tổ chức này sẽ được phép cấp phép cho thành viên của tổ chức mình.
4. Trình tự thủ tục cấp chứng chỉ giám sát xây dựng công trình:
– Cá nhân làm 01 bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ nêu trên gửi đến cơ quan có thẩm quyền đối với từng chứng chỉ của các hạng giám sát công trình xây dựng.
– Trong thời gian 03 ngày làm việc tính từ ngày cơ quan có thẩm quyền nhận hồ sơ từ cá nhân, cán bộ của bộ phận sẽ kiểm tra về tính đầy đủ của bộ hồ sơ sau đó trình lên hội đồng xem xét cấp chứng chỉ. Trường hợp sau khi xem xét hồ sơ nộp lên thiếu hoặc không hợp lệ thì sẽ thông báo tới cá nhân đó để yêu cầu bổ sung cũng như hoàn thiện hồ sơ thủ tục.
– Việc thi sát hạch sẽ được tiến hành theo từng tổ chức cũng như tại từng khu vực hay địa phương cụ thể. Về mặt thời gian thực hiện thì sẽ thực hiện tại thời điểm định kỳ hàng quý hoặc theo yêu cầu chỉ thị của hội đồng cấp chứng chỉ và đảm bảo phù hợp với nhu cầu đề nghị cấp chứng chỉ.
– Trước 05 ngày tổ chức sát hạch, hội đồng sẽ phải tiến hành thông báo bằng văn bản đến từng cá nhân đồng thời đăng tải nội dung về thời gian, địa điểm tiến hành sát hạch cũng như mã số dự thi của từng cá nhân lên trang thông tin điện tử tại cơ quan cấp chứng chỉ.
5. Hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát hạng 2:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin chào Anh/chị em tên hiểu hiện nay đang công tác tại Nha Trang tỉnh Khánh Hòa, em muốn hỏi anh/chị về vấn đề xin cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng và hoàn thiện về trình độ chuyên môn, em tốt nghiệp hệ cao đẳng chuyên ngành Kinh tế xây dựng. Nay em muốn cấp chứng chỉ hành nghề giám sát hạng 2 có được không? Nếu được thì em cần những hồ sơ gì để xin chứng chỉ hành nghề? Em xin chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Để được cấp giấy chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng bạn phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
* Về trình độ chuyên môn để làm chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:
– Giám sát công tác xây dựng: cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành xây dựng công trình, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm thực tế tham gia thiết kế, thi công, giám sát công tác xây dựng công trình loại nào theo quy định tại Khoản 2 Điều 49 Nghị định 592015/NĐ-CP thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công tác xây dựng công trình loại đó.
– Giám sát “lắp đặt thiết bị công trình” và “lắp đặt thiết bị công nghệ”: cá nhân có trình độ đào tạo thuộc chuyên ngành như điện, cơ khí, thông gió – cấp thoát nhiệt, cấp – thoát nước, Điều hòa không khí, mạng thông tin – liên lạc, phòng chống cháy – nổ công trình xây dựng và các chuyên ngành phù hợp khác, khi có đủ thời gian và kinh nghiệm tham gia giám sát các công việc thuộc các chuyên ngành này thì được xét cấp chứng chỉ hành nghề với nội dung giám sát “lắp đặt thiết bị công trình” hoặc “lắp đặt thiết bị công nghệ” hoặc cả hai nội dung này.
* Điều 45, khoản 2 Điều 49
– Hạng II:
+ Có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 (năm) năm trở lên;
+ Hạng II: Đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 (một) công trình cấp II hoặc 2 (hai) công trình cấp III cùng loại;
* Phạm vi hoạt động giám sát thi công xây dựng theo khoản 3 Điều 49
+ Hạng II: Được làm giám sát trưởng, trực tiếp giám sát thi công xây dựng công trình từ cấp II trở xuống, tham gia giám sát một số phần việc của công trình cấp I cùng loại với công trình được ghi trong chứng chỉ hành nghề;
* Thủ tục làm chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng:
– Theo quy định tại Khoản 5 Điều 44 Nghị định 59/2015/NĐ-CP, Điều 5 Thông tư 17/2016/TT-BXD quy định về thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề:
+ Sở xây dựng cấp chứng chỉ hành nghề hạng I, hạng III:
+) Đối với cá nhân tham gia hoạt động xây dựng trong tổ chức có địa chỉ trụ sở chính tại địa phương;
+) Đối với cá nhân hoạt động xây dựng độc lập có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký cư trú tại địa phương.
+ Tổ chức xã hội nghề nghiệp liên quan đến hoạt động xây dựng có phạm vi hoạt động trong cả nước được xem xét cấp chứng chỉ hành nghề hạng II, hạng III cho cá nhân là thành viên của mình.
– Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề bao gồm các tài liệu sau:
+ Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề theo mẫu tại Phụ lục số 01 Thông tư 17/2016/TT-BXD kèm theo 02 ảnh màu cỡ 4x6cm có nền màu trắng.
+ Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của các văn bằng, chứng chỉ về chuyên môn do cơ sở đào tạo hợp pháp cấp.
+ Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của Bản khai kinh nghiệm có xác nhận về nơi làm việc của cơ quan, tổ chức quản lý trực tiếp hoặc là thành viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp (nếu là hội viên của tổ chức xã hội nghề nghiệp) theo mẫu tại Phụ lục số 02 Thông tư 17/2016/TT-BXD.
+ Tệp tin chứa ảnh màu chụp từ bản chính của các hợp đồng hoạt động xây dựng mà cá nhân đã tham gia thực hiện các công việc hoặc văn bản phân công công việc (giao nhiệm vụ) của cơ quan, tổ chức cho cá nhân liên quan đến nội dung kê khai.
6. Muốn nâng chứng chỉ hành nghề giám sát hạng 2 lên hạng 3 như thế nào?
Tóm tắt câu hỏi:
Dear các anh/chị, Vấn đề của em như sau: em tốt nghiệp đại học chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp tính đến thời điểm này (ngày 10/03/2018) là 04 năm. Hiện tại em đã có chứng chỉ hành nghề GSXD hạng III. Tuy nhiên, giờ em muốn nâng lên hạng II thì có được k ah? Vì theo nghị định 59 và thông tư 17/2016/TT-BXD thì hạng II phải có kinh nghiệm tối thiểu là 05 năm, trước khi tốt nghiệp khoảng 02 năm, em có tham gia thi công một số nhà phố và có công ty xác nhận. Như vậy, 02 năm đó có được tính là kinh nghiệm không ah. Rất mong phản hồi sớm của các anh chị. Trân trọng!
Luật sư tư vấn:
– Về điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công hoạt động xây dựng:
Căn cứ Khoản 4 Điều 16 Thông tư 17/2016/TT-BXD quy định về trình độ chuyên môn và thời gian kinh nghiệm;
Căn cứ theo quy định tại Điều 45 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện chung để được cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng;
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 49 Nghị định 59/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng;
– Về nguyên tắc xác định chuyên môn và thời gian kinh nghiệm nghề nghiệp xét cấp chứng chỉ hành nghề (Theo quy định tại Điều 6 Thông tư
– Về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công hoạt động xây dựng:
Về hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng được quy định tại Điều 20 Thông tư 17/2016/TT-BXD. Thẩm quyền cấp chứng chỉ hành nghề, được quy định tại khoản Điều 5 Thông tư 17/2016/TT-BXD.
Tóm lại, để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II, anh phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật. Đó là có trình độ đại học thuộc chuyên ngành phù hợp, có thời gian kinh nghiệm tham gia công việc phù hợp với nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề từ 5 năm trở lên và đã trực tiếp giám sát thi công hoặc chủ trì thiết kế, thi công phần việc liên quan đến nội dung đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề của ít nhất 1 công trình cấp II hoặc 2 công trình cấp III cùng loại.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Thông tư
Như vậy, khoảng thời gian 02 năm tham gia thi công một số nhà phố theo như thông tin bạn đã cung cấp chỉ được tính là kinh nghiệm khi trước đó bạn có bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp. Nếu trước đó bạn không có bằng tốt nghiệp cao đẳng hoặc trung cấp thì bạn chưa được nâng chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng của mình từ hạng III lên hạng II.