Khái quát nội dung trợ cấp thất nghiệp? Chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không? Cách tính thời gian và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp?
Trợ cấp thất nghiệp cung cấp cho bạn thu nhập tạm thời khi bạn mất việc mà không phải do lỗi của bạn. Số tiền này phần nào thay thế khoản thu nhập bị mất của bạn và giúp bạn trang trải chi phí khi tìm kiếm công việc mới. Các lợi ích, từ các khoản thuế mà (các) chủ nhân cũ của bạn đã trả, không dựa trên nhu cầu tài chính. Trong khi bạn nhận được trợ cấp, công việc của bạn là trở lại làm việc càng nhanh càng tốt. Vậy chưa chốt sổ BHXH có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài trực tuyến 24/7: 1900.6568
Cơ sở pháp lý:
– Luật việc làm 2013;
– Nghị quyết 116/NQ-CP về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Mục lục bài viết
1. Khái quát nội dung trợ cấp thất nghiệp?
Trên cơ sở quy định tại Nghị quyết 116/NQ-CP về hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ quỹ bảo hiểm thất nghiệp thì đối tượng áp dụng bảo hiểm thất nghiệp là người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2021 (không bao gồm người lao động đang làm việc tại cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách nhà nước bảo đảm chi thường xuyên) và người lao động đã dừng tham gia bảo hiểm thất nghiệp do chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2021 có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu theo quy định của pháp luật về việc làm, không bao gồm người hưởng lương hưu hàng tháng.
Bên cahj đó thì trong nghị quyết này mức hỗ trợ trên cơ sở thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động, cụ thể như sau:
– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp dưới 12 tháng: hỗ trợ 1.800.000 đồng/người.
– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng đến dưới 60 tháng: hỗ trợ 2.100.000 đồng/người.
– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 60 tháng đến dưới 84 tháng: hỗ trợ 2.400.000 đồng/người.
– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 84 tháng đến dưới 108 tháng: hỗ trợ 2.650.000 đồng/người.
– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 108 tháng đến dưới 132 tháng: hỗ trợ 2.900.000 đồng/người.
– Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 132 tháng trở lên: hỗ trợ 3.300.000 đồng/người.
Trên cơ sở quy định tại Nghị quyết 116/NQ-CP thì quy bảo hiểm thất nghiệp có nguồn kinh phí: khoảng 30.000 tỷ đồng từ kết dư Quỹ bảo hiểm thất nghiệp đến hết năm 2020. Và thời gian thực hiện việc hỗ trợ người lao động từ ngày 01 tháng 10 năm 2021 và hoàn thành chậm nhất vào ngày 31 tháng 12 năm 2021.
Cách nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp được biết đến với cách tốt nhất và nhanh nhất để đăng ký là trực tuyến.
– Bạn có thể đăng ký qua điện thoại, nhưng thời gian chờ đợi có thể rất lâu. Tại thời điểm này, bạn không thể nộp đơn trực tiếp. Các bước dưới đây sẽ hướng dẫn bạn trong suốt quá trình.
– Hãy sẵn sàng để nộp đơn
– Trước khi đăng ký, hãy thu thập thông tin bạn cần. Truy cập trang web Chuẩn bị sẵn thông tin này hoặc xem trang 1 của Sổ tay Công nhân Thất nghiệp.
– Chỗ ở hợp lý. Thông tin về chỗ ở hợp lý có sẵn cho những khách hàng khuyết tật đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định tại Điều 16
Một là, đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp (theo mẫu của BLĐ – TBXH quy định)
Hai là, các giấy tờ liên quan đến việc chấm dứt lao động như:
– Quyết định thôi việc
– Quyết định kỷ luật buộc thôi việc
– Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt
–
Với các hợp đồng thời vụ, hợp đồng theo mùa thì cầm nguyên bản hợp đồng lao động đó.Các giấy tờ trên cần nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực.
Ba là, sổ bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra, bạn cần chuẩn bị thêm chứng minh thư (bản chính) khi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Chưa chốt sổ bảo hiểm xã hội có được hưởng trợ cấp thất nghiệp không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Luật Việc làm 2013 về hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:
“Điều 46. Hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập”
Bên cạnh đó, Điều 16
“Điều 16. Hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
2. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
b) Quyết định thôi việc;
d) Quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
đ) Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
Trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 43 Luật Việc làm thì giấy tờ xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng là bản chính hoặc bản sao có chứng thực của hợp đồng đó.
3. Sổ bảo hiểm xã hội.”
Từ quy định vừa nêu ra có thể thấy rằng, trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, bạn phải nộp đầy đủ hồ sơ trên cho Trung tâm dịch vụ việc làm để nhận trợ cấp thất nghiệp.
Tuy nhiên, trong trường hợp mang
Nếu đã quá thời gian 3 tháng kể từ ngày thôi việc mà bạn chưa nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp thì bạn sẽ không được nhận trợ cấp thất nghiệp lần này. Thời gian đã đóng bảo hiểm thất nghiệp được bảo lưu cho những lần hưởng trợ cấp thất nghiệp sau.
3. Cách tính thời gian và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Trên cơ sở quy định theo khoản 2 Điều 50 Luật việc làm 2013 quy định:
Thứ nhất: cách tính thời gian và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp:
“Điều 50. Mức, thời gian, thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp
………
2. Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng“.
Theo cách tính trên thì nếu người lao động tham gia bảo hiểm từ đủ 1 năm đến 3 năm thì được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó cứ 1 năm thì sẽ được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp. Nếu đóng trợ cấp thất nghiệp trên 3 năm nhưng thời gian đóng từ năm thứ 4 mà không đủ 1 năm thì được bảo lưu lại theo quy định tại khoản 7 Điều 18
“Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.“
Như vậy có thể thấy rằng thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp quy đinh mà cụ thể là đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp. Còn đối với việc người lao động làm việc và đóng thêm được 12 tháng nữa thì được cộng thêm 1 tháng để hưởng bảo hiểm thất nghiệp khi người lao động đó trong giai đoạn thất nghiệp.
Thứ hai, về cách tính bảo hiểm thất nghiệp: Căn cứ theo khoản 1 Điều 50 Luật việc làm 2013 như sau:
“1. Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp nhưng tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động đối với người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.“
Theo đó mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Trợ cấp thất nghiệp 1 tháng = 60% x Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Như vậy có thể thấy rặng việc hưởng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được tín với công thức mà pháp luật hiện hành quy định được tác giả nêu ra ở trên. Tiền bảo hiểm thất nghiệp được xác định là một khoản trợ cấp để người lao động có thể duy trỳ cuộc sống của mình trong khoảng thời gian có công việc mới.