Quy định về thế chấp tài sản? Chủ sở hữu không đồng ý, ngân hàng có được bán đấu giá tài sản thế chấp?
Với nhu cầu sử dụng các nguồn tiền, nguồn vốn để phục vụ các việc đầu tư, xây dựng, các nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, thực hiện các việc mua bán chi trả trong cuộc sống thì các cá nhân, tổ chức tìm đến các ngân hàng để được giải quyết các nhu cầu về nguồn tiền này. Trong số các hình thức vay ngân hàng, thế chấp được cả ngân hàng và bên vay lựa chọn do sự an toàn của phương thức thế chấp tài sản để vay vốn này. Tuy nhiên trong nhiều trường hợp, bên vay vốn không có khả năng chi trả khoản vay thì ngân hàng sẽ thực hiện các phương án xử lý tài sản thế chấp để khấu trừ khoản nợ. Vậy trong trường hợp chủ sở hữu không đồng ý, ngân hàng có được bán đấu giá tài sản thế chấp không? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các vấn đề liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật sư
Cơ sở pháp lý:
1. Quy định về thế chấp tài sản?
Thế chấp được hiểu đơn giản là việc một bên dùng một tài sản để thay thế, chấp hành một nghĩa vụ do hai bên thỏa thuận với nhau để có thể vay tài sản với các điều kiện liên quan.
Trong thực tế khi các bên thực hiện các nghĩa vụ dân sự với nhau, mọi nghĩa vụ đều cần phải đảm bảo được thực hiện, việc thực hiện nghĩa vụ của bên này đảm bảo quyền cho bên kia và ngược lại. Do đó khi các bên có nghĩa vụ đối với nhau, hai bên thường thỏa thuận sẽ đi đến thực hiện áp dụng một biện pháp nào đó để ràng buộc và bảo đảm quyền lợi cho người có quyền, tránh trường hợp bên kia trốn tránh nghĩa vụ, dẫn đến nghĩa vụ không được thực hiện. Thế chấp tài sản là một trong những biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ do pháp luật quy định theo đó, các bên trong quan hệ nghĩa vụ lựa chọn sử dụng để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ.
Theo đó thế chấp tài sản được quy định tại Điều 317 Bộ luật dân sự 2015 như sau:
“1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”
Theo quy định của pháp luật dân sự thì thế chấp phải được lập thành văn bản, có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi trong hợp đồng thế chấp tài sản.
Trường hợp thế chấp tài sản được quy định trong hợp đồng thế chấp tài sản thì những điều khoản về thế chấp là những điều khoản cấu thành của hợp đồng thế chấp tài sản.
Trường hợp việc thế chấp được bên thế chấp và bên nhận thế chấp lập thành văn bản riêng thì văn bản riêng này được coi là một hợp đồng phụ bên cạnh hợp đồng chính, văn bản riêng này có hiệu lực phụ thuộc vào hiệu lực của hợp đồng chính. Có thể hiểu nội dung hợp đồng chính quy định hiệu lực của hợp đồng phụ và nội dung của văn bản thế chấp được lập riêng phải phù hợp với họp đồng chính.
Trường hợp các tài sản thế chấp mà pháp luật quy định phải công chứng chứng thực thì văn bản thế chấp phải công chứng hoặc chứng thực. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng thế chấp tài sản sẽ bảo đảm an toàn về pháp lý của các giao dịch thế chấp tài sản này. Đặc biệt đối với thế chấp bất động sản thì buộc phải công chứng hoặc chứng thực mới có hiệu lực.
– Đối tượng của thế chấp tài sản
Tài sản dùng để thế chấp bao gồm các tài sản theo quy định và hai bên thực hiện thỏa thuận dùng để thế chấp bao gồm động sản và bất động sản.
Đối với động sản và bất động sản dùng để thế chấp có thể thế chấp một phần hoặc toàn bộ tài sản:
+ Thế chấp toàn bộ bất động sản, động sản có vật phụ thì theo đó vật phụ của bất động sản, động sản được thế chấp này cũng sẽ là phần tài sản thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp hai bên thực hiện thế chấp có thỏa thuận khác về phần vật phụ này.
+ Thế chấp một phần bất động sản, động sản có vật phụ thì vật phụ gắn với tài sản thế chấp này cũng sẽ thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp hai bên thực hiện thế chấp có thỏa thuận khác về phần vật phụ này..
+ Thông thường trên đất sẽ có các tài sản gắn liền với đất, khi bên thế chấp mang quyền sử dụng đất đi thế chấp thì nếu tài sản gắn liền với đất thuộc quyền sở hữu của bên thế chấp thì tài sản gắn liền với đất cũng thuộc tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác về tài sản gắn liền với đất này.
+ Ngoài động sản và bất động sản mà bên thế chấp mang đi thế chấp thì bên thế chấp còn có thể thế chấp bảo hiểm. Tuy nhiên đối với trường hợp tài sản thế chấp được bảo hiểm thì bên nhận thế chấp phải
Trong trường hợp khi thế chấp nhưng bên nhận thế chấp không thông báo cho tổ chức bảo hiểm biết về việc tài sản bảo hiểm đang được dùng để thế chấp thì tổ chức bảo hiểm chi trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm và bên thế chấp có nghĩa vụ thanh toán cho bên nhận thế chấp
Như vậy qua phân tích ở trên có thể thấy phạm vi tài sản được dùng để thế chấp mà pháp luật quy định nhìn chung rộng hơn so với tài sản được dùng để cầm cố. Tài sản dùng để thế chấp có thể là vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai, tài sản đang cho thuê, cho mượn cũng được dùng để thế chấp tuy nhiên tài sản cho cầm cố chỉ có thể là tài sản hiện có và không phải là tài sản đang cho thuê, cho mượn.
Qua phân tích ở trên, có thể thấy thế chấp tài sản có thể thế chấp một phần hoặc thế chấp toàn bộ tài sản. Như vậy các bên có thể thoả thuận với nhau về việc sẽ dùng toàn bộ hoặc một phần tài sản để thế chấp.
– Chủ thể của thế chấp tài sản
Như đã phân tích về thế chấp tài sản ở trên thì đối với quan hệ thế chấp tài sản, bên có nghĩa vụ phải dùng tài sản để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ của mình được gọi là bên bảo đảm hay bên thế chấp còn bên có quyền được gọi là bên được bảo đảm hay bên nhận thế chấp.
Theo đó chủ thể của mối quan hệ thế chấp là bên thế chấp và bên nhận thế chấp.
Bên thế chấp và bên nhận thế chấp sản phải có đầy đủ các điều kiện mà pháp luật đã quy định đối với người tham gia giao dịch dân sự tức có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Chủ sở hữu không đồng ý, ngân hàng có được bán đấu giá tài sản thế chấp?
Theo phân tích về thế chấp tài sản ở trên, có thể hiểu việc thế chấp tài sản cho ngân hàng là việc người có nhu cầu vay tiền có thể mang tài sản được thế chấp của mình để thế chấp tại ngân hàng và thực hiện vay một khoản tiền nhất định theo thỏa thuận của hai bên. Việc thực hiện hành vi này hình thành hợp đồng thế chấp giữa chủ sở hữu tài sản và ngân hàng.
Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015 quy định tài sản thế chấp có thể bị xử lý trong các trường hợp sau:
“1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.
2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.
3. Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.”
Như vậy nếu như khi đến hạn trả tiền cho ngân hàng nhưng bên vay tiền không thực hiện nghĩa vụ trả tiền hoặc bên vay tiền của ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc trong các trường hợp do bên thế chấp và bên cho vay thỏa thuận thì tài sản thế chấp sẽ được xử lý.
Nếu thuộc một trong các trường hợp này thì tài sản thế chấp có thể bị xử lý thông bằng các phương thức sau:
+ Bán đấu giá tài sản;
+ Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
+ Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
+ Phương thức khác.
Như vậy theo quy định trên thì ngân hàng có thể xử lý tài sản theo các phương thức trên, trường hợp ngân hàng và bên thế chấp có thỏa thuận phương thức xử lý tài sản thế chấp thì phương thức xử lý sẽ được xử lý theo phương thức đã thỏa thuận.
Như vậy, ngân hàng có quyền bán đấu giá tài sản thế chấp nếu trong hợp đồng thế chấp có thỏa thuận phương thức xử lý tài sản thế chấp là bán đấu giá hoặc trường hợp không có thỏa thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về thế chấp tài sản và vấn đề chủ sở hữu không đồng ý, ngân hàng có được bán đấu giá tài sản thế chấp.