Môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho các bên trong lúc mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản. Vậy chủ nhà quỵt tiền môi giới nhà đất xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chủ nhà quỵt tiền môi giới nhà đất xử lý như thế nào?
Môi giới bất động sản là việc làm trung gian cho các bên trong lúc mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản. Doanh nghiệp hay cá nhân kinh doanh dịch vụ môi giới bất động sản sẽ được hưởng về hoa hồng môi giới khi khách hàng đã có ký hợp đồng mua bán, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, cho thuê mua bất động sản. Về mức hoa hồng môi giới bất động sản sẽ là do các bên thỏa thuận trong hợp đồng. Theo đó, người môi giới nhà đất sẽ được quyền hưởng hoa hồng môi giới theo thỏa thuận trong hợp đồng đã ký với khách hàng.
Tuy nhiên, có những khách hàng sau khi đã hoàn tất việc môi giới nhưng không chịu thực hiện nghĩa vụ của mình là trả tiền hoa hồng môi giới cho người môi giới nhà đất mà lại có ý định và hành vi quỵt tiền môi giới. Với chi phí hoa hồng hiện nay cho mỗi người môi giới thường là khá lớn, có thể là từ vài chục triệu đồng cho đến cả trăm triệu đồng, chủ nhà mà có dấu hiệu quỵt tiền môi giới hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Về mặt chủ thể thì chủ nhà có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Còn về mặt khách thể, số tiền phí hoa hồng là tài sản hợp pháp của chính người môi giới bất động sản. Còn về mặt chủ quan, yếu tố cấu thành là chủ nhà gây lỗi cố ý trực tiếp khi mà đã bán hoặc cho thuê được thì không trả số tiền cho môi giới, có mong muốn chiếm đoạt về số tiền không thuộc về mình. Về mặt khách quan của tội phạm, chủ nhà sau khi mà có tài sản (số tiền hoa hồng cho môi giới) một cách hợp pháp, nhưng lại cố tình không trả khi có điều kiện.
Qua các phân tích trên thì có thể khẳng định được rằng, nếu như chủ nhà quỵt tiền môi giới nhà đất thì sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản nếu như đủ bằng chứng, chứng cứ chứng minh chủ nhà có cố ý không trả lại số tiền môi giới. Rõ nhất đó chính là chủ nhà không thực hiện cam kết trong hợp đồng là trả tiền môi giới nhà đất mà dùng thủ đoạn gian dối, hoặc đến thời hạn trả lại tài sản (số tiền hoa hồng cho môi giới) lại cố tình không trả dù chủ nhà đang đủ điều kiện, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích khác dẫn đến mất khả năng thanh toán.
2. Những hình phạt đối với chủ nhà quỵt tiền môi giới nhà đất:
Như đã phân tích ở mục trên, nếu như chủ nhà quỵt tiền môi giới nhà đất thì sẽ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017, căn cứ Điều này thì chủ nhà quỵt tiền môi giới nhà đất đủ các yếu tố cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì sẽ phải đối mặt với một trong những hình phạt sau:
2.1. Hình phạt cải tạo không giam giữ:
Người quỵt tiền môi giới nhà đất thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người môi giới nhà đất (số tiền đáng lẽ ra người môi giới nhà đất được hưởng theo hợp đồng môi giới hai bên đã ký kết) từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc số tiền đáng lẽ ra người môi giới nhà đất được hưởng theo hợp đồng môi giới hai bên đã ký kết dưới 4.000.000 đồng nhưng người quỵt tiền môi giới nhà đất đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc người quỵt tiền môi giới nhà đất đã bị kết án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc người quỵt tiền môi giới nhà đất đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật Hình sự hiện hành, người quỵt tiền môi giới nhà đất chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
– Đến thời hạn trả tiền hoa hồng môi giới nhà đất, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng chủ nhà cố tình không trả.
– Chủ nhà bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt số tiền hoa hồng môi giới nhà đất mà đáng lẽ ra phải trả cho người môi giới nhà đất theo hợp đồng môi giới hai bên đã ký kết.
– Sử dụng tài sản đó (số tiền đáng lẽ ra người môi giới nhà đất được hưởng theo hợp đồng môi giới hai bên đã ký kết) vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Khi chủ nhà quỵt tiền môi giới nhà đất đã bị Tòa án nhân dân có thẩm quyền tuyên án bị phạt cải tạo không giam giữ thì khi đó Tòa án sẽ giao người này cho cơ quan, tổ chức nơi người quỵt tiền môi giới nhà đất làm việc, học tập hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người quỵt tiền môi giới nhà đất cư trú để giám sát, giáo dục. Gia đình người chủ nhà quỵt tiền môi giới đã bị kết án với hình phạt cải tạo không giam giữ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, phối hợp với lại tổ chức hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc giám sát, giáo dục người quỵt tiền môi giới nhà đất. Trong thời gian chấp hành án, người quỵt tiền môi giới nhà đất đã bị kết án phải thực hiện một số nghĩa vụ theo các quy định về cải tạo không giam giữ và người này sẽ bị khấu trừ một phần thu nhập từ 05% đến 20% để sung vào quỹ nhà nước. Việc khấu trừ thu nhập của người quỵt tiền môi giới nhà đất đã bị kết án với hình phạt cải tạo không giam giữ được thực hiện hàng tháng. Trong trường hợp đặc biệt, Tòa án sẽ có thể cho miễn việc khấu trừ thu nhập cho người này, nhưng phải ghi rõ lý do ở trong bản án. Trường hợp người quỵt tiền môi giới nhà đất bị phạt cải tạo không giam giữ không có việc làm hoặc người này bị mất việc làm trong thời gian chấp hành hình phạt thì sẽ phải thực hiện một số công việc lao động phục vụ cho cộng đồng trong thời gian cải tạo không giam giữ. Thời gian lao động phục vụ cộng đồng sẽ không quá 04 giờ trong một ngày và sẽ không quá 05 ngày trong 01 tuần. Không được áp dụng biện pháp lao động phục vụ cộng đồng đối với người phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 06 tháng tuổi, người già yếu, người bị bệnh hiểm nghèo, người mà bị khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng.
2.2. Hình phạt tù:
– Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Người quỵt tiền môi giới nhà đất thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người môi giới nhà đất (số tiền đáng lẽ ra người môi giới nhà đất được hưởng theo hợp đồng môi giới hai bên đã ký kết) từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc số tiền đáng lẽ ra người môi giới nhà đất được hưởng theo hợp đồng môi giới hai bên đã ký kết dưới 4.000.000 đồng nhưng người quỵt tiền môi giới nhà đất đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc người quỵt tiền môi giới nhà đất đã bị kết án về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản hoặc người quỵt tiền môi giới nhà đất đã bị kết án về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật Hình sự hiện hành, người quỵt tiền môi giới nhà đất chưa được xóa án tích mà còn vi phạm:
+ Đến thời hạn trả tiền hoa hồng môi giới nhà đất, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng chủ nhà cố tình không trả.
+ Chủ nhà bỏ trốn nhằm mục đích chiếm đoạt số tiền hoa hồng môi giới nhà đất mà đáng lẽ ra phải trả cho người môi giới nhà đất theo hợp đồng môi giới hai bên đã ký kết.
+ Sử dụng tài sản đó (số tiền đáng lẽ ra người môi giới nhà đất được hưởng theo hợp đồng môi giới hai bên đã ký kết) vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
– Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm nếu chủ nhà quỵt tiền môi giới nhà đất phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Có tổ chức;
+ Có mang tính chất chuyên nghiệp;
+ Chiếm đoạt tài sản có trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc là lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
+ Dùng các thủ đoạn xảo quyệt;
+ Có gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Có tái phạm nguy hiểm.
– Phạt tù từ 05 năm đến 12 năm nếu chủ nhà quỵt tiền môi giới nhà đất phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
– Phạt tù từ 12 năm đến 20 năm nếu chủ nhà quỵt tiền môi giới nhà đất phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
Những văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017.