Tiền lương vấn đề quan trọng trong lao động. Tuy nhiên hiện nay, nhiều chủ nhà hàng đã không trả lương đầy đủ cho nhân viên theo thỏa thuận ban đầu. Vậy khi chủ nhà hàng không trả lương thì sẽ phải xử lý như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chủ nhà hàng không trả lương phải xử lý như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 187 của
Thứ nhất, giải quyết thông qua hòa giải viên lao động. Căn cứ theo quy định tại Điều 188 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải viên lao động. Khi đó thì người lao động sẽ gửi yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động đến hòa giải viên lao động theo quy định của pháp luật. Trong thời hạn 05 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp từ người lao động thì hòa giải viên lao động sẽ phải kết thúc việc hòa giải cho các bên tranh chấp và đưa ra hướng xử lý phù hợp. Trong phiên họp hòa giải thì các bên tranh chấp sẽ thỏa thuận với nhau về vấn đề đang tranh chấp. Trong trường hợp hai bên thống nhất được quan điểm với nhau về phương án thỏa thuận giải quyết tranh chấp thì hòa giải viên lao động sẽ lập biên bản hòa giải thành và các bên tranh chấp sẽ thực hiện theo phương án mà hai bên đã thỏa thuận với nhau. Trong trường hợp không thống nhất được phương án giải quyết thì hòa giải viên lao động sẽ lập biên bản hòa giải không thành và người sử dụng lao động hoàn toàn có quyền yêu cầu hội đồng trọng tài hoặc tòa án nhân dân giải quyết theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, yêu cầu hội đồng trọng tài lao động giải quyết theo quy định của pháp luật. Căn cứ theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về vấn đề giải quyết tranh chấp thông qua hội đồng trọng tài. Theo đó thì bên có yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động sẽ gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đến chủ thể có thẩm quyền đó là hội đồng trọng tài theo quy định của pháp luật, và chỉ được yêu cầu hội đồng trọng tài giải quyết khi các bên tranh chấp đều đồng ý với hướng giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền này. Sau đó cơ quan có thẩm quyền sẽ thành lập ban trọng tài lao động trong khoảng thời gian 07 ngày làm việc được tính kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động. Ban trọng tài lao động sẽ phải ra quyết định về việc giải quyết tranh chấp và gửi cho các bên tranh chấp trong khoảng thời gian 30 ngày làm việc theo quy định của pháp luật kể từ ngày ban trọng tài được thành lập trên thực tế. Và trước khi gửi yêu cầu cho hội đồng trọng tài lao động để giải quyết tranh chấp thì các bên cần phải trải qua thủ tục hòa giải bởi hòa giải viên lao động theo như phân tích nêu trên. Bên cạnh đó thì các chủ thể cũng không thể cùng một lúc yêu cầu hội đồng trọng tài lao động và tòa án nhân dân giải quyết đồng thời tranh chấp đó.
Thứ ba, khởi kiện tại tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền. Trong trường hợp hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng theo thỏa thuận đó hoặc trong trường hợp hòa giải không thành hoặc đã hết thời hạn hòa giải theo quy định của pháp luật mà hòa giải viên vẫn không tiến hành hòa giải thì người lao động có thể khởi kiện tại tòa án căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 và Điều 219 của Bộ luật lao động năm 2019. Theo đó thì người lao động sẽ gửi đơn khởi kiện đến tòa dân sự thuộc tòa án nhân dân cấp huyện căn cứ theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Và trước khi gửi yêu cầu cho tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền để giải quyết tranh chấp thì tranh chấp đó cần phải trải qua thủ tục hòa giải bài hòa giải viên lao động theo quy định của pháp luật. Sau đó tòa án thụ lý vụ việc và tiến hành giải quyết theo thủ tục tố tụng chung.
2. Mức xử phạt đối với chủ nhà hàng không trả lương cho nhân viên:
Căn cứ theo quy định tại Điều 90 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về vấn đề tiền lương. Theo đó thì tiền lương là khái niệm để chỉ số tiền mà người sử dụng lao động sẽ phải trả cho người lao động theo thỏa thuận của các bên để thực hiện một công việc nhất định, bảo không tiền lương theo công việc hoặc tiền lương theo chức danh, trong đó bao gồm cả các khoản phụ cấp và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật. Mức lương theo công việc hoặc mức lương theo chức danh sẽ không được thấp hơn mức lương tối thiểu theo quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Người sử dụng lao động sẽ phải đảm bảo trả lương một cách bình đẳng và không phân biệt đối xử đối với người lao động làm những công việc có giá trị tương đương nhau. Trong trường hợp người sử dụng lao động không trả đủ lương cho nhân viên đó thì sẽ bị coi là hành vi vi phạm quy định về tiền lương. Căn cứ theo quy định tại Điều 17 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, có quy định về mức xử phạt như sau:
– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
– Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
– Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 của Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, mức xử lý hành chính này là mức phạt đối với người sử dụng lao động là cá nhân, đối với công ty (tổ chức) mức phạt tiền sẽ gấp 02 lần. Như vậy, người sử dụng lao động không trả lương cho nhân viên sẽ bị xử phạt với mức phạt tương đương số lượng người vi phạm, cụ thể như sau:
– Đối với cá nhân: Mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng;
– Đối với tổ chức: Mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
3. Quy định của pháp luật về nguyên tắc trả lương:
Căn cứ theo quy định tại Điều 95 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về vấn đề trả lương. Theo đó thì người sử dụng lao động sẽ trả lương cho người lao động căn cứ vào khoản tiền nước mà các bên đã thỏa thuận và căn cứ vào năng suất lao động của người lao động, căn cứ vào chất lượng thực hiện công việc của người lao động trên thực tế. Tiền lương được các bên thỏa thuận trong hợp đồng và tiền lương phải trả cho người lao động phải được tính bằng đơn vị đồng Việt Nam, trường hợp người lao động được xác định là người nước ngoài làm việc trên lãnh thổ của Việt Nam thì có thể được trả bằng ngoại tệ. Trong mỗi lần trả lương thì người sử dụng lao động sẽ phải thông báo bằng cái lương cho những người lao động, trong bản kê lương đó phải ghi rõ tiền lương và tiền làm thêm giờ, tiền lương làm việc vào ban đêm và những nội dung liên quan đến khấu trừ theo quy định của pháp luật. Bên cạnh đó căn cứ theo quy định tại Điều 94 của Bộ luật lao động năm 2019 có quy định về nguyên tắc trả lương. Theo đó thì người sử dụng lao động sẽ cần phải tuân thủ theo nguyên tắc trả lương như sau:
– Người sử dụng lao động sẽ phải trả lương trực tiếp và đầy đủ, phải trả lương đúng hạn cho người lao động theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp trên thực tế;
– Người sử dụng lao động sẽ không được hạn chế hoặc không được can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của những người lao động, người sử dụng lao động cũng không được ép buộc người lao động trí lương vào công việc mua hàng hóa và sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động dưới bất kỳ hình thức nào hoặc của các đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.
Như vậy thì khi trả lương cho người lao động, người sử dụng lao động cần phải tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Lao động năm 2019;
– Nghị định số 12/2022/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.