Tài sản chung của vợ chồng là nguồn tài sản do vợ chồng tạo ra trong thời kỳ hôn nhân. Do đó mà pháp luật quy định vợ chồng có quyền bình đẳng như nhau trong việc sử dụng, định đoạt, chiếm hữu tài sản chung đó. Cũng từ đó mà thực tế đặt ra một vấn đề là khi chồng chết (mất) không có di chúc thì việc chia tài sản chung thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tài sản chung của vợ chồng được xác định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 33 của
Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với khối tài sản chung này. Vợ, chồng có nghĩa vụ cùng nhau xây dựng, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Đi đôi với nghĩa vụ là quyền bình đẳng như nhau trong việc sử dụng, định đoạt và chiếm hữu tài sản chung đó.
Căn cứ vào Điều 33
– Tài sản do vợ, chồng tạo ra, là nguồn thu nhập hợp pháp do lao động, sản xuất và kinh doanh
+ Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp;
+ Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu chung theo quy định của
+ Thu nhập hợp pháp khác theo quy định pháp luật.
– Tài sản chung của vợ, chồng từ nguồn hoa lợi, lợi tức phát sinh từ nguồn tài sản riêng của vợ, chồng
+ Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của mỗi người;
+ Lợi tức là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ khai thác tài sản riêng của mỗi người.
– Tài sản chung của vợ chồng còn được xác định là nguồn tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc tặng cho chung trong quá trình hôn nhân và một số tài sản riêng khác của vợ, chồng mà hai bên thoả thuận với nhau đưa vào tài sản chung.
2. Chia tài sản chung của vợ, chồng khi chồng chết (mất) không có di chúc như thế nào?
Theo nguyên tắc, vợ, chồng có quyền bình đẳng với nhau đối với tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Nhưng trong trường hợp chồng chết (mất) mà không để lại di chúc thì liệu rằng người vợ có quyền quản lý toàn bộ tài sản đó hay không?
Theo Điều 66 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, việc phân chia tài sản chung của vợ, chồng khi vợ hoặc chồng chết (mất) được quy định như sau:
– Khi một bên vợ, chồng chết (mất) thì bên còn sống có quyền quản lý tài sản chung của vợ chồng. Trừ trường hợp trong di chúc của người mất có chỉ định người khác quản lý di sản;
– Khi có yêu cầu chia di sản của người chồng thì phần tài sản chung của vợ chồng được chia đôi trừ trường hợp khi chồng còn sống vợ, chồng có thoả thuận khác. Phần tài sản đó của người chồng đã chết (mất) được chia theo quy định của pháp luật thừa kế;
– Trong trường hợp, người vợ hoặc chồng còn sống thấy việc chia di sản có ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của vợ hoặc chồng còn sống và gia đình của người đó thì có quyền yêu cầu Toà án hạn chế việc phân chia di sản theo quy định của pháp luật Dân sự hiện hành.
Như vậy, khi chồng chết (mất) mà không để lại di chúc thì việc phân chia tài sản chung của vợ chồng được xét theo 02 trường hợp sau:
Trường hợp 1: Khi chồng chết (mất) và không có bất cứ yêu cầu nào liên quan đến tài sản của người chồng thì vợ là người sẽ trực tiếp quản lý tài sản chung của vợ chồng.
Trường hợp 2: Khi có yêu cầu chia di sản thì tài sản chung của vợ, chồng sẽ được chia đôi theo quy định của
Để phục vụ mục đích thừa kế và bảo đảm cuộc sống cho người vợ thì việc chia đôi tài sản chung của vợ, chồng phải tính đến các yếu tố như:
– Hoàn cảnh gia đình và hoàn cảnh của các bên vợ, chồng;
– Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo dựng, duy trì và sự phát triển tài sản chung;
– Lỗi của mỗi bên trong việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân;
– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong việc sản xuất, kinh doanh và lao động để mỗi bên đảm bảo điều kiện để tiếp tục lao động để tạo ra thu nhập.
Sau khi chia đôi tài sản chung của vợ, chồng có xét đến các yếu tố trên thì phần tài sản của người chồng được dùng để chia di sản thừa kế. Theo đó, căn cứ vào quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 thì người chồng mất (chết) không để lại di chúc để chia di sản thừa kế thì phần di sản của người chồng chia theo quy định của pháp luật. Phần di sản này sẽ chia theo thành từng phần di sản cho mỗi người theo hàng thừa kế. Cụ thể pháp luật quy định 03 hàng thừa kế như sau:
– Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm: vợ, chồng, cha, mẹ ( bao gồm cả cha, mẹ đẻ và cha, mẹ nuôi) của người chồng đã chết (mất);
– Hàng thừa kế thứ hai bao gồm: ông bà nội, ông bà ngoại; anh, chị, em ruột của người chồng đã chết (mất); cháu ruột của người chồng mà người chồng là ông nội hoặc ông ngoại của người đó;
– Hàng thừa kế thứ ba bao gồm: cụ nội, cụ ngoại; cô, dì, chú, bác, cậu ruột của người chồng đã chết (mất) ; cháu ruột của người chồng mà người chồng đã chết (mất) là bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột của người đó; chắt ruột của người chồng đã chết (mất) mà người chồng là cụ nội, cụ ngoại của người đó.
Theo quy định này, di sản của người chồng đã chết (mất) sẽ được chia theo thứ tự từ hàng thừa kế thứ nhất đến hàng thừa kế cuối cùng. Nếu trong trường hợp hàng thừa kế thứ nhất không có ai hưởng di sản hoặc từ chối hưởng hoặc bị truất quyền hưởng di sản thì mới xét xuống hàng thừa kế thứ hai. Tương tự như vậy mới xét đến hàng thừa kế thứ ba.
Như vậy, khi chồng chết (mất), tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, người vợ được hưởng một nửa số tài sản chung của vợ, chồng. Bên cạnh đó, khi chia di sản của người chồng đã chết (mất) thì người vợ thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo quy định của pháp luật nên được hưởng thêm phần di sản của người chồng để lại ( bao gồm một nửa tài sản chung của hai vợ chồng và phần tài sản riêng của người chồng đã chết). Nếu vợ, chồng không có con chung hay con nuôi thì người vợ được hưởng toàn bộ di sản người chồng để lại. Nếu vợ, chồng có con thì phần di sản của người chồng chia đều cho vợ và các con ở hàng thừa kế thứ nhất.
Lúc này người vợ có quyền định đoạt đối với khối tài sản riêng của mình và khối tài sản được thừa kế từ tài sản của người chồng đã chết (mất). Người vợ có quyền tặng cho, mua bán khối tài sản đó mà không cần phải hỏi ý đến của bất kỳ người nào khác. Để thực hiện được những điều này, người vợ cần phải thực hiện các giấy tờ chuyển nhượng, đứng tên hợp pháp, phải chứng thực để không gây tranh cãi và ảnh hưởng đến sau này.
3. Cách khai nhận di sản thừa kế của người chồng chết (mất) không để lại di chúc:
Để khai nhận di sản thừa kế, những người được hưởng di sản đến Uỷ ban nhân dân cấp xã/ phường hoặc văn phòng công chứng để thực hiện thoả thuận phân chia di sản để làm văn bản khai nhận di sản. Trừ trường hợp nếu có người được hưởng di sản theo quy định pháp luật mà có văn bản từ chối nhận di sản thì có thể không đến.
Theo đó, để thực hiện khai nhận di sản thừa kế thì cần chuẩn bị và thực hiện theo quy trình pháp luật công nhận. Căn cứ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 57
– Bản chính văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế có công chứng (nếu có);
– Giấy tờ tuỳ thân của các đồng thừa kế như Căn cước công dân/Chứng minh thư nhân dân/ Hộ khẩu;
– Giấy tờ chứng minh quan hệ với người để lại di sản thừa kế (Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn/ Giấy khai sinh);
– Giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu di sản của người chồng đã chết (mất) không để lại di sản (Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất/ Sổ tiết kiệm…).
Khi khai nhận di sản thừa kế thì bắt buộc những người nhận thừa kế phải có mặt để ký tên, người nào không thể có mặt vì lý do bất khả kháng thì phải có giấy uỷ quyền cho người khác đến ký tên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014;
– Luật Công chứng năm 2017;
–