Tóm tắt câu hỏi:
Mẹ tôi có cho hàng xóm vay 100 triệu, lãi suất 3%/tháng. Viết giấy tay, ghi rõ khi nào bên cho vay ( Mẹ tôi) lấy gốc thì sẽ báo cho bên vay trước 1 tháng. Tiền lãi sẽ trả hàng tháng. Tuy nhiên, hàng xóm chỉ trả lãi được 4 tháng đầu. Do hàng xóm chơi hụi nên mất trắng. Từ đó đến nay đã được 7 năm, Mẹ tôi chưa nhận thêm được khoản nào, cả gốc và lãi. Mẹ tôi và hàng xóm nói chuyện nhiều lần nhưng vẫn không trả. Xin luật sư tư vấn dùm, có thể khởi kiện được không? thời hiệu khởi kiện như thế nào? Giấy tay viết nợ Mẹ tôi còn giữ. Xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
2. Nội dung tư vấn:
Dựa trên những thông tin bạn cung cấp, hiện nay giữa mẹ bạn và người hàng xóm đang có quan hệ vay tiền và được thể hiện thông qua giấy vay tiền viết tay, trong đó trong đó thỏa thuận rõ bên cho vay, ở đây là mẹ bạn cho người hàng xóm vay số tiền là 100 triệu đồng, với mức lãi suất 3%/ tháng. Số tiền lãi sẽ được trả hàng tháng, và thời điểm trả số tiền gốc được bên cho vay báo trước cho bên vay (người hàng xóm) trước một tháng.
Trong trường này, giấy vay tiền được ký kết giữa mẹ bạn (bên cho vay) và người hàng xóm (bên vay) được xác lập như một hợp đồng vay tài sản, bởi căn cứ theo quy định tại Điều 463
“Điều 463. Hợp đồng vay tài sản
Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”
Theo những thông tin bạn cung cấp đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015, có thể thấy, trong giấy vay tiền các bên đã ký kết, các bên đã không xác định cụ thể về thời điểm trả tiền gốc, mà chỉ quy định về việc trả tiền lãi hàng tháng, nên hợp đồng vay tài sản, cụ thể ở đây là giấy vay tiền được xác định là hợp đồng vay không có kỳ hạn. Các bên sẽ phải có nghĩa vụ thực hiện đúng các nội dung đã thỏa thuận khi xác lập quan hệ vay tiền.
Tuy nhiên, trên thực tế, người hàng xóm chỉ chi trả lãi được 04 tháng đầu tiên, những tháng tiếp theo đều không trả tiền lãi mặc dù mẹ của bạn đã nhiều lần đề nghị. Có thể thấy, bên vay (người hàng xóm) đang có hành vi vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng vay tài sản (hợp đồng vay tiền), vi phạm nghĩa vụ trả nợ của bên vay. Trong trường hợp này, theo quy định tại khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì:
“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1, Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2, Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3, Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4, Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5, Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Căn cứ theo quy định tại khoản 1, khoản 5 Điều 466 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì khi người hàng xóm vay tiền của mẹ bạn sẽ phải trả đủ tiền khi đến hạn, bao gồm các khoản tiền lãi của từng tháng chưa trả, và khoản tiền gốc khi mẹ bạn đã có
- Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong giấy vay tiền tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả.
- Lãi suất phát sinh do chậm trả tiền lãi trên nợ gốc theo thỏa thuận trong giấy vay tiền.
- Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo thỏa thuận trong giấy vay tiền tương ứng với thời gian chậm trả.
Trong trường hợp này, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, mẹ bạn hoàn toàn có quyền nộp đơn khởi kiện người hàng xóm này ra Tòa án để yêu cầu bên vay (người hàng xóm) thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo nội dung đã thỏa thuận trong giấy vay tiền, và yêu cầu khoản tiền lãi phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên, với mức lãi suất mà mẹ bạn cho vay là 3%/ tháng, tính ra là 36%/ năm. Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật dân sự năm 2015, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn 20%/năm nêu trên thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
Trong trường hợp cụ thể của mẹ bạn, mức lãi suất 3%/ tháng được thể hiện thông qua giấy vay tiền, mặc dù thể hiện sự thỏa thuận của các bên nhưng đã vượt quá mức lãi suất được quy định tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu trên, nên trong trường hợp này, khi khởi kiện người hàng xóm ra Tòa án, mẹ bạn được thanh toán số tiền gốc và lãi còn nợ, tiền lãi do chậm trả, nhưng chỉ được áp dụng trong mức lãi suất giới hạn 20%/năm, tức là gần 1,67%/ tháng; phần lãi suất vượt quá mức lãi suất 20%/năm thì sẽ không có hiệu lực.
Ngoài ra, trong trường hợp người hàng xóm cố tình không trả, hoặc có những hành vi nhằm chiếm đoạt luôn số tiền đã vay bằng những hành vi như bỏ trốn khỏi nơi cư trú, cắt đứt mọi liên lạc, chối bỏ hoàn toàn trách nhiệm trả nợ. Trong trường hợp này, mẹ bạn có thể thực hiện hành vi tố cáo lên