Vay tiền là một giao dịch khá phổ biến hiện nay, và một số trường hợp khi cho vay đã không thể lấy lại được tiền, nhất là khi giữa người cho vay và người vay đang trong một mối quan hệ tình cảm thân thiết. Vậy cụ thể trong trường hợp cho người yêu vay tiền khi chia tay có lấy lại được không? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Cho người yêu vay tiền khi chia tay có lấy lại được không?
Theo quy định của
Thường thì khi cho người yêu vay tiền do có mối quan hệ tình cảm nên các bên sẽ thường không ký hợp đồng thay vào đó sẽ thông qua lời nói và có những thông tin về việc vay tiền như việc chuyển khoản qua ngân hàng hay là các tin nhắn điện thoại.
Trường hợp này để đòi lại được tiền thì bạn phải lưu lại những tin nhắn và những bưu chuyển khoản đó hoặc là có những chứng cứ khác chứng minh về việc đã cho người yêu vay tiền để làm căn cứ khởi kiện ra tòa để yêu cầu đòi lại tiền.
Vì nếu người vay không trả tiền có thể làm phát sinh nghĩa vụ về dân sự hoặc trách nhiệm hình sự.
Về dân sự thì bạn có khi khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu người yêu thực hiện nghĩa vụ trả nợ với điều kiện là phải cung cấp được những chứng cứ để chứng minh rằng người yêu đã vay tiền có thể là giấy vay tiền, tin nhắn trao đổi… Bởi lẽ pháp luật dân sự hiện hành không có quy định bắt buộc hợp đồng vay tài sản phải được lập thành văn bản. Do đó, việc bạn cho vay tiền nhưng không lập thành văn bản mà chỉ giao kết bằng lời nói thì hợp đồng này vẫn có giá trị pháp lý, hai bên vẫn có quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận.Tuy nhiên, việc không xác lập văn bản mà chỉ có tin nhắn trao đổi thì khi vay mượn cũng rất khó khăn khi kiện tụng, do bên vay có thể chối về việc vay tiền.
Về hình sự, nếu như người bạn chứng minh được rằng người yêu vay tiền và không thực hiện việc trả nợ mà có ý định bỏ trốn hay có ý định chiếm đoạt tài sản thì có thể trình báo cơ quan công an để yêu cầu quan quan giải quyết về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Như vậy việc cho người yêu vay tiền có thể đòi lại được trong trường hợp nếu như bạn lưu giữ lại những giấy tờ chứng minh về việc vay mượn hoặc là những tin nhắn hoặc là bưu chuyển tiền để chứng minh là có sự giao dịch giữa hai bên về việc cho vay. Nếu như bạn không có bất cứ một thông tin giấy tờ tài liệu nào chứng minh về việc người yêu vay tiền thì khó có thể đòi lại được tiền.
2. Cách đòi lại tiền khi chia tay người yêu:
2.1. Hồ sơ cần chuẩn bị:
Như đã phân tích ở trên, để đòi lại được tiền thì bạn cần có những thông tin, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đã cho người yêu vay tiền nên hồ sơ cần chuẩn bị để khởi kiện ra Tòa đòi lại tiền sẽ gồm những giấy tờ đó là: đơn khởi kiện, giấy vay tiền viết tay (vẫn có thể coi là một hợp đồng dân sự bằng văn bản và vẫn có giá trị pháp lý bắt buộc), tin nhắn trao đổi, sao kê ngân hàng.
Điều 94
Theo quy định trên thì tin nhắn điện thoại của bạn có thể coi là một chứng cứ trước tòa. Tuy nhiên, nếu bạn còn có chứng cứ nào khác thỏa mãn những quy định nêu trên thì bạn cũng nên tìm kiếm, bổ sung để việc khởi kiện có căn cứ để Tòa án giải quyết đảm bảo quyền lợi cho bạn.
2.2. Quy trình thủ tục khởi kiện để đòi lại tiền:
Bộ luật dân sự quy định những trường hợp sau đây là đương sự không có nghĩa vụ chứng minh, bao gồm:
– Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ ngược lại Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại.
– Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động phải cung cấp cho Tòa án.
– Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt
– Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh….
Như vậy, đòi tiền người yêu không thuộc trường hợp không phải chứng minh. Vậy nên khi khởi kiện ra Tòa để đòi lại tiền bạn phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Trong trường hợp nếu bạn có nghĩa vụ đưa ra chứng cứ để chứng minh mà không đưa ra được chứng cứ hoặc không đưa ra đủ chứng cứ thì Tòa án giải quyết vụ việc dân sự theo những chứng cứ đã thu thập được có trong hồ sơ vụ việc.
Thẩm quyền của Tòa án giải quyết:
Điều 33 Bộ luật Dân sự quy định Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về dân sự. Cụ thể hơn tại điều 35 Luật này quy định Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự.
Hoặc Các đương sự có quyền tự thoả thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Toà án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự. Trong trường hợp này đòi lại tiền người yêu khi chia tay là tranh chấp về giao dịch dân sự vậy nên căn cứ vào những quy định trên thì để đòi lại được tiền thì bạn sẽ nộp đơn khởi kiện lên Tòa án có thẩm quyền sẽ là tòa án huyện nơi người yêu của bạn cư trú.
3. Chia tay người yêu bóc phốt lên mạng được không?
Theo Điều 156
Trong trường hợp nếu người yêu cũ bạn không chịu trách nhiệm hình sự, thì có thể bị xử lý hành chính đó là:
Đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân thì phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật do thực hiện hành vi vi phạm này.
Căn cứ quy định trên, người yêu cũ của bạn dùng mạng xã hội để vu khống bạn thì còn tùy thuộc vào hành vi và kết luận của cơ quan điều tra để biết người này có thể sẽ phải chịu những loại trách nhiệm gì. Trong trường hợp này, đối với người bóc phốt có thể bị xử lý hành chính, hoặc nghiêm trọng sẽ bị xử lý hình sự. Ngoài ra, còn phải bồi thường thiệt hại khi việc bóc phốt gây ra thiệt hại vật chất và tinh thần cho người bị bóc phốt. Việc bồi thường do các bên thỏa thuận hoặc yêu cầu Tòa giải quyết. Vậy nên, không nên thực hiện những hành vi này để tránh gây ảnh hưởng đến người khác và phải chịu những hình thức xử phạt theo quy định.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết: