Lấy sổ đỏ của người khác để làm tài sản bảo đảm trong các giao dịch dân sự là trường hợp không hiếm gặp trên thực tế. Vậy thì, nếu cho người khác mượn sổ đỏ cầm cố sẽ phải làm thế nào để đòi lại?
Mục lục bài viết
1. Cho người khác mượn sổ đỏ cầm cố làm thế nào để đòi lại?
Cầm cố tài sản hiện nay được coi là một trong những giao dịch phổ biến trên thực tế. Theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 thì có thể hiểu, cầm cố tài sản là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự do các bên thỏa thuận với nhau. Theo đó thì bên cầm cố xe giao tài sản thuộc quyền sở hữu hợp pháp của mình cùng với những giấy tờ khác có liên quan đến tài sản đó cho bên nhận cầm cố. Xuất phát từ nhiều lý do khác nhau, nhiều người đã mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người khác để cầm cố tại một chủ thể thứ ba. Tuy nhiên sau đó, người cho mượn mong muốn được đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Căn cứ theo quy định tại Điều 77 của
– Các đối tượng được xác định là hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư thì phải tiến hành hoạt động khai báo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sau đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp ra sẽ có trách nhiệm trong việc niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp bị mất giấy xuất phát từ những hiện tượng tự nhiên như thiên tai hỏa hoạn … sự kiện bất khả kháng nằm ngoài ý chí chủ quan của con người;
Các đối tượng được xác định là các tổ chức trong nước và các cơ sở tôn giáo, các tổ chức nước ngoài và cá nhân mang quốc tịch nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải tiến hành hoạt động đăng tin mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương;
– Sau thời gian 30 ngày được tính kể từ ngày niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là trụ sở của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với trường hợp của hộ gia đình hoặc cá nhân hoặc cộng đồng dân cư. Hoặc 30 ngày được tính kể từ ngày đăng tin lần đầu tiên trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp những đối tượng được xác định là tổ chức trong nước và các tổ chức nước ngoài, các cơ sở tôn giáo và cá nhân nước ngoài, bao gồm cả đối tượng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì người bị mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ cần phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lên cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
– Văn phòng đăng ký đất đai sẽ có nhiệm vụ kiểm tra hồ sơ, tiến hành hoạt động trích lục bản đồ địa chính vào trích đo thửa đất đối với những trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất, lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc ký quyết định hủy giấy chứng nhận bị mất, sau đó ký cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật, trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đó cho người được cấp hoặc gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp xã để trao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với người nộp hồ sơ.
Như vậy theo như phân tích ở trên thì có thể nói, pháp luật hiện nay chỉ quy định việc cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu xây dựng do bị mất.
Theo đó trong trường hợp, Cho người khác mượn để cầm cố giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì sẽ không thuộc trường hợp được cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vì vậy nếu muốn đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã cho người khác mượn để đem đi cầm cố, có thể thực hiện theo nhiều phương thức sau đây:
Thứ nhất, khởi kiện để đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ cơ sở cho vay cầm cố. Về bản chất thì khởi kiện để đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một loại tố tụng dân sự theo quy định của pháp luật. Vì vậy các chủ thể chuẩn bị hồ sơ khởi kiện căn cứ theo quy định tại Điều 189 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015. Đồng thời trường hợp này thẩm quyền giải quyết đã thuộc về tòa án căn cứ theo quy định tại Điều 26 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, tòa án sẽ tiến hành thụ lý và giải quyết các tranh chấp dân sự thuộc thẩm quyền của mình. Ngoài ra về cấp tòa án, thông thường thì các vụ tranh chấp đòi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ thuộc thẩm quyền của tòa án nhân dân cấp huyện.
Thứ hai, nếu như bên cầm cố nhất quyết không chịu trả sổ thì sẽ căn cứ dựa theo bản án và quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án, người cầm cố sổ đỏ có thể yêu cầu cơ quan chức năng thi hành án, thực hiện đúng theo phán quyết đã tuyên trong bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực của tòa án.
Thứ ba, yêu cầu cơ quan chức năng thi hành án làm việc với văn phòng đăng ký đất đai, cưỡng chế nếu như bên cầm cố sổ đỏ không tự nguyện thi hành án, bằng cách yêu cầu văn phòng đăng ký đất đai hủy sổ đỏ cầm cố và cấp lại sổ mới theo đúng quy định của pháp luật. Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị cấp lại sổ đỏ (hay còn gọi là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);
– Giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền là Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Nếu hồ sơ hợp lệ, văn phòng đăng ký đất đai sẽ cấp lại sổ đỏ cho gia đình.
2. Có được mượn sổ đỏ của người khác đi cầm cố không?
Pháp luật hiện nay chỉ nghiêm cấm một cá nhân nào đó tự ý lấy sổ đỏ của người khác đi thế chấp quyền sử dụng đất, mà không nghiêm cấm hành vi thế chấp quyền sử dụng đất của người khác để vay tiền trên thực tế. Vấn đề này được nêu cụ thể tại Điều 4 của … Theo đó thì có thể nói, được đăng ký thế chấp cũng có thể được thực hiện trong trường hợp thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của bên thế chấp hoặc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của người khác hoặc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự của cả bên thế chấp và của người khác. Tuy nhiên, để có thể lấy sổ đỏ của người khác đi thế chấp và hành vi thế chấp đó được coi là hợp pháp thì người vay phải được sự đồng ý của bên thế chấp và chính bên chữ chấp hành thực hiện hoạt động ký hợp đồng thế chấp với người sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật dựa trên ý chí tự nguyện và không có yếu tố lừa dối. Đồng thời căn cứ theo quy định tại Điều 500 của Bộ luật dân sự năm 2015 cũng quy định thêm về trường hợp, hợp đồng về quyền sử dụng đất trong đó bao gồm cả hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất sẽ là sự thoả thuận giữa các bên, bởi suy cho cùng thì bản chất của quan hệ dân sự là tôn trọng sự tự định đoạt của các bên. Đồng thời tại Điều 317 của Bộ luật dân sự năm 2015 cũng nêu rõ, thế chấp tài sản là việc bên thế chấp dùng tài sản của mình để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, mà không nói rõ rằng biết vụ này phải là của bên thế chấp hay của người khác. Vì thế cho nên về bản chất, người dân được quyền làm những điều mà pháp luật không cấm.
Do đó có thể nói, hoàn toàn có thể lấy sổ đỏ, hay còn được gọi là lấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người khác để đi thế chấp và cầm cố, nếu như việc lấy sổ đỏ này được chủ sở hữu hợp pháp của quyền sử dụng đất công nhận trên sổ đỏ đồng ý, và chủ sở hữu hợp pháp của sổ đỏ đồng ý ký vào hợp đồng để thế chấp với bên thứ ba. Tuy nhiên hoạt động này cũng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, cần phải nắm rõ quy định của pháp luật và nắm rõ các phương thức đòi lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi cho người khác mượn sổ đỏ để cầm cố theo như phân tích ở trên.
3. Mượn sổ đỏ của người khác đi cầm cố nhưng không trả thì phạm tội gì?
Hành vi mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của người khác đi cầm cố nhưng không trả nếu thỏa mãn đầy đủ các cấu thành tội phạm căn cứ theo quy định tại Điều 175 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì hoàn toàn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Điều 175 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bao gồm hai loại trường hợp sau:
– Chiếm đoạt tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê tài sản … bằng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn hoặc cố tình không trả lại tài sản đó khi đến hạn mặc dù có điều kiện, khả năng để trả lại;
– Sử dụng tài sản của người khác đã được giao cho mình trên cơ sở hợp đồng vay, mượn, thuê … vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
Điều luật này quy định 04 khung hình phạt chính và 01 khung hình phạt bổ sung. Khung hình phạt cơ bản có mức hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ nhất có mức hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm. Khung hình phạt tăng nặng thứ hai có mức phạt tù từ 01 ăm đến 12 năm được quy định cho trường hợp chiếm đoạt tà ăn trị giá từ 200 triệu đồng đến dưới 500 triệu đồng. Khung hình phạt tăng nặng thứ ba có mức phạt tù từ 14 năm đến 20 năm được quy định cho trường phạm tội chiếm oạt tài sản trị giá từ 500 triệu đồng trở lên. Khung hình phạt bổ sung được quy định (có thể được áp dụng) là phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm m nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017);
– Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn Luật đất đai về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.