Việc thuê nhân công bên ngoài là vấn đề phức tạp. Vấn đề hạch toán của kế toán phải thực hiện đầy đủ hồ sơ, chứng từ hạch toán theo đúng quy định của pháp luật hiện hành. Vậy, cách hạch toán chi phí nhân công thuê ngoài như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chi phí nhân công thuê ngoài được hiểu như thế nào?
Nhân công thuê bên ngoài được hiểu là việc các công ty, doanh nghiệp, tổ chức hoặc các cá nhân sử dụng các cá nhân, tổ chức bên ngoài công ty, doanh nghiệp nhằm mục đích sử dụng sức lao động của con người nhằm mục đích thực hiện các công việc theo kế hoạch, chỉ định với kết quả cao. Sau khi người lao động đã hoàn thành công việc theo kế hoạch, chỉ định của công ty, doanh nghiệp, tổ chức hoặc các cá nhân này thì sẽ nhận được khoản tiền lương theo như thỏa thuận của hai bên.
Thực tế, việc thuê nhân công bên ngoài ngày càng phổ biến, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, công ty hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, lĩnh vực dịch vụ.
Chi phí nhân công thuê ngoài là việc các công ty, doanh nghiệp, tổ chức hoặc các cá nhân chi trả một khoản chi phí cho các cá nhân, tổ chức ngoài công ty, doanh nghiệp một khoản tiền tương đương với công việc đã thực hiện xong theo kế hoạch, chỉ định đã thỏa thuận từ trước. Thực tế, chi phí nhân công thuê bên ngoài sẽ bao gồm các chi phí như tiền lương, tiền công, các khoản thanh toán cho Cơ quan Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, các khoản phụ cấp (nếu có). Tùy thuộc vào đặc thù công việc mà các tổ chức, cá nhân, các doanh nghiệp sử dụng hình thức thuê và chi trả khác nhau.
Hiện nay, có chi phí nhân công thuê ngoài bao gồm: chi phí nhân công gián tiếp và chi phí nhân công trực tiếp, cụ thể:
– Chi phí nhân công gián tiếp được hiểu là chi phí không liên quan trực tiếp sản xuất, đó là các khoản chi phí quản lý nhân công thuê ngoài, chi phí phát sinh (nếu có) trong dự án và các chi phí bảo mật, các chi phí khác có liên quan,….
– Chi phí nhân công trực tiếp được hiểu là các khoản chi phí mà doanh nghiệp, công ty, cá nhân, tổ chức phải trả cho các nhân công bên ngoài khi tham gia sản xuất hay trực tiếp thực hiện các dịch vụ, công việc theo kế hoạch, chỉ định bao gồm các khoản tiền lương, khoản trích theo lương,….
2. Chi phí nhân công thuê ngoài cần chứng từ gì?
2.1. Chi phí nhân công thuê ngoài cần chứng từ:
Công ty, doanh nghiệp cần phải tiến hành việc ký kết hợp đồng lao động thuê nhân công để chi phí nhân công được đưa vào chi phí hợp lý tính thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty, doanh nghiệp, theo đó công ty, doanh nghiệp mới có các chứng từ chi trả thu nhập cho người lao động sau mỗi lần chi trả. Chi phí nhân công bên ngoài cần chứng từ sau đây:
(1)
(2) Biên bản xác nhận công việc đã hoàn thành;
(3) Giấy phép hành nghề, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế theo quy định pháp luật;
(4) Bảng kê mua hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu 01/TNDN;
(5) Chứng từ chi tiền;
(6) Chứng từ khấu từ thuế thu nhập cá nhân trước khi trả tiền cho cá nhân;
2.2. Mẫu hợp đồng giao khoán công việc:
Hợp đồng giao khoán công việc được soạn thảo như sau:
Đơn vị:……………. Bộ phận:………….. | Mẫu số: 08 – LĐTL (Ban hành theo Thông tư số:200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của BTC) |
HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN
Ngày… tháng… năm…
Số:….
Họ và tên: …… Chức vụ: …..
Đại diện: ….. Bên giao khoán: …..
Họ và tên: …. Chức vụ: …..
Đại diện: … Bên nhận khoán: …..
CÙNG KÝ KẾT HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN NHƯ SAU:
I – Điều khoản chung:
– Phương thức giao khoán: …
– Điều kiện thực hiện hợp đồng: …
– Thời gian thực hiện hợp đồng: ….
– Các điều kiện khác: ….
II – Điều khoản cụ thể:
1. Nội dung công việc khoán:…
2. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của người nhận khoán:…
3. Trách nhiệm, quyền lợi và nghĩa vụ của bên giao khoán:…
Đại diện bên nhận khoán (Ký, họ tên) | Đại diện bên giao khoán (Ký, họ tên) |
Người lập (Ký, họ tên) | Ngày … tháng … năm … Kế toán trưởng bên giao khoán (Ký, họ tên) |
2.3. Căn cứ pháp lý hồ sơ thuê nhân công bên ngoài:
Thứ nhất, về hóa đơn nhân công bên ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 Thông tư 39/2014/TT-BTC quy định về hóa đơn nhân công bên ngoài như sau:
– Đối với các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ thì sẽ được Cơ quan thuế cấp hóa đơn để giao cho khách hàng.
– Cơ quan thuế không cấp hóa đơn đối với các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng.
Thứ hai, về vấn đề thuế thu nhập doanh nghiệp với chi phí nhân công thuê ngoài:
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế:
– Trừ các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp thì doanh nghiệp sẽ được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Khoản chi có đủ chứng từ, hoá đơn hợp pháp theo quy định của pháp luật hiện hành.
+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất của doanh nghiệp.
+ Khoản chi nếu có hoá đơn mua dịch vụ, hóa đơn mua hàng hóa từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên, mức giá này đã bao gồm thuế giá trị gia tăng khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điểm 2.4 Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 96/2015/TT-BTC Chi phí của doanh nghiệp mua dịch vụ, mua hàng hóa không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC tuy nhiên không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp sau đây:
i) Mua sản phẩm thủ công làm bằng nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra hoặc làm bằng cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, đay, vỏ dừa, sọ dừa;
ii) Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người đánh bắt trực tiếp bán ra, sản xuất ra
iii) Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;
iv) Mua đá, đất, cát, sỏi của hộ, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;
v) Mua dịch vụ, tài sản của hộ, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;
vi) Mua dịch vụ, hàng hóa của cá nhân, hộ kinh doanh không bao gồm các trường hợp trên thì sẽ có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng 100.000.000 đồng/năm.
– Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ.
– Doanh nghiệp khi mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê và được tính vào chi phí được trừ, đối với các khoản chi phí này không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với trường hợp giá mua dịch vụ, mua hàng hóa trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng.
3. Cách hạch toán chi phí nhân công bên ngoài:
3.1. Cách hạch toán chi phí nhân công bên ngoài theo Thông tư 133/2016/TT-BTC:
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Thông tư 133/2016/TT-BTC quy định:
Thứ nhất, Cách hạch toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu trong ngành Nông nghiệp:
Một là, Đối với trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:
– Vào cuối kỳ thì kế toán tính và kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi: i) Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang; ii) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán phần chi phí NVL trên mức bình thường; iii) Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.
– Kế toán vào cuối kỳ sẽ thực hiện việc tính toán, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi: i) Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang; ii) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm; iii) Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
– Kế toán vào cuối kỳ tính và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi: i) Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang; ii) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (chi phí nhân công trên mức bình thường; iii) Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp.
– Đối với trị giá phế liệu thu hồi, nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công xong nhập lại kho, ghi: i) Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu; ii) Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
– Đối với trị giá sản phẩm phụ thu hồi, ghi: i) Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu; ii) Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
– Đối với giá thành sản xuất thực tế sản phẩm sản xuất xong nhập kho hoặc tiêu thụ ngay, ghi: i) Nợ TK 155 – Thành phẩm; ii) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán; iii) Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
– Đối với trị giá súc vật con và súc vật nuôi béo chuyển sang súc vật làm việc, hoặc súc vật sinh sản, ghi: i) Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (2116); ii) Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
– Đối với trường hợp sản phẩm sản xuất ra được sử dụng tiêu dùng nội bộ ngay không qua nhập kho, ghi: i) Nợ các TK 641, 642, 241; ii) Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Hai là, Đối với trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ thì phương pháp hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở tài khoản 154 trong ngành Nông nghiệp tương tự như đối với ngành Công nghiệp.
Thứ hai, Cách hạch toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu trong ngành Công nghiệp:
Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, cụ thể:
– Kế toán vào cuối kỳ phải thực hiện việc kết chuyển chi phí vật liệu, nguyên liệu trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, sẽ ghi:
i) Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang;
ii) Có TK 621 – Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;
iii) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (phần chi phí NVL trên mức bình thường);
– Kế toán vào cuối kỳ sẽ kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:
i) Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang;
iii) Có TK 622 – Chi phí nhân công trực tiếp;
ii) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán chi phí nhân công trên mức bình thường.
– Kế toán thực hiện việc tính toán, phân bổ và kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất chung (chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định) cho từng đối tượng tập hợp chi phí đối với mức sản phẩm thực tế sản xuất ra bằng hoặc cao hơn các công suất bình thường thì cuối kỳ, ghi:
i) Có TK 627 – Chi phí sản xuất chung.
ii) Nợ TK 154 – Chi phí kinh doanh, sản xuất dở dang.
– Kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường đối với mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường.
Các khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản phẩm được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:
i) Nợ TK 154 – Chi phí kinh doanh, sản xuất dở dang.
ii) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán, đây là phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm.
iii) Có TK 627- Chi phí sản xuất chung.
– Đối với trị giá các nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công nhập lại kho, ghi:
i) Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
ii) Có TK 154 – Chi phí kinh doanh, sản xuất dở dang.
– Đối với trị giá các sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại sản phẩm hỏng phải bồi thường, ghi:
i) Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388)
ii) Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
iii) Có TK 154 – Chi phí kinh doanh, sản xuất dở dang.
– Trường hợp các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh, sản xuất dài mà trong kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp và chi phí sản xuất chung sang TK 154. Kế toán phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán sau khi xác định được chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không tính vào giá thành sản phẩm, ghi:
i) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
ii) Có TK 154 – Chi phí kinh doanh, sản xuất dở dang trường hợp đã kết chuyển chi phí từ TK 621, 622, 627 sang TK 154.
– Đối với các giá thành sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ, ghi:
i) Nợ TK 155 – Thành phẩm
ii) Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
– Đối với các sản phẩm tiếp tục xuất dùng cho hoạt động XDCB không qua nhập kho hoặc đối với các sản phẩm sản xuất ra được sử dụng tiêu dùng nội bộ ngay, ghi:
i) Nợ các TK 641, 642, 241
ii) Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
– Kế toán ghi giảm chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đối với phần chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng tương ứng với số NVL đã xuất dùng để sản xuất sản phẩm dở dang đối với trường hợp sau khi đã xuất kho nguyên vật liệu đưa vào sản xuất, nếu nhận được khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm giá hàng bán áp dụng đối với các khoản tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế về bản chất làm giảm giá trị bên mua phải thanh toán liên quan đến nguyên vật liệu đó:
i) Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang, đối với các phần chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán được hưởng tương ứng với số NVL đã xuất dùng để sản xuất sản phẩm dở dang.
ii) Nợ các TK 111, 112, 331,….
iii) Có TK 133 – Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ (1331).
– Kế toán sản phẩm sản xuất thử:
+ Các chi phí sản xuất sản phẩm thử được tập hợp trên TK 154 như đối với các sản phẩm khác. Khi thu hồi bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử, ghi:
i) Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang;
ii) Nợ các TK 111, 112, 131
iii) Có TK 3331 – Thuế giá trị gia tăng phải nộp.
– Kết chuyển phần chênh lệch giữa chi phí sản xuất thử và số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử:
+ Kế toán ghi giảm giá trị tài sản đầu tư xây dựng đối với trường hợp các chi phí sản xuất thử nhỏ hơn số thu hồi từ việc bán, thanh lý sản phẩm sản xuất thử, ghi: i) Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang; ii) Có TK 241 – XDCB dở dang.
+ Kế toán ghi tăng giá trị tài sản đầu tư xây dựng đối với trường hợp các chi phí sản xuất thử cao hơn số thu hồi từ việc thanh lý, bán các sản phẩm sản xuất thử, ghi: i) Nợ TK 241 – XDCB dở dang; ii) Có TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
– Trường hợp sản phẩm sản xuất xong, chuyển giao thẳng cho người mua hàng mà không tiến hành nhập kho đối với các sản phẩm điện, nước…, ghi:
i) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán.
ii) Có TK 154 – Chi phí kinh doanh, sản xuất dở dang.
Hai là, Trường hợp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:
– Kế toán vào cuối kỳ phải căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, xác định trị giá thực tế chi phí kinh doanh, chi phí sản xuất dở dang và thực hiện việc kết chuyển, ghi:
i) Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang
ii) Có TK 631 – Giá thành sản xuất.
– Kế toán và đầu kỳ phải tiến hành kết chuyển chi phí thực tế sản xuất, kinh doanh dở dang, ghi: i) Nợ TK 631 – Giá thành sản xuất; ii) Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Thứ ba, Cách hạch toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu trong ngành kinh doanh dịch vụ:
Cách hạch toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu trong ngành kinh doanh dịch vụ ở tài khoản 154 ở các doanh nghiệp thuộc ngành kinh doanh dịch vụ tương tự như đối với ngành công nghiệp. Tuy nhiên, quý bạn đọc cần lưu ý đến:
– Nghiệp vụ kết chuyển giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành, đã chuyển giao cho người mua và được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:
i) Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
ii) Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
– Đối với trường hợp sử dụng dịch vụ tiêu dùng nội bộ, ghi:
i) Nợ các TK 641, 642
ii) Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
3.2. Về vấn đề hạch toán chi phí nhân công bên ngoài theo Thông tư 200/2014/TT-BTC:
Theo Thông tư 200, để hạch toán chi phí nhân công trực tiếp chúng ta sử dụng Tài khoản 622. Cụ thể như sau:
– Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp được hiểu là tài khoản phản ánh các chi phí nhân công trực tiếp tham gia vào hoạt động sản xuất, kinh doanh trong các ngành công nghiệp, dịch vụ (giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, du lịch, khách sạn, tư vấn,…), xây lắp, nông, lâm, ngư nghiệp.
Cách hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến chi phí nhân công trực tiếp như sau:
Thứ nhất, khi tính các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm thì hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Kế toán hạch toán, ghi: i) Nợ tài khoản 622 là chi phí nhân công trực tiếp; ii) Có các tài khoản 3382, 3383, 3384, 3386, 3388 phải nộp, trả khác (nếu có).
Thứ hai, khi ghi nhận số tiền lương, tiền công và các khoản khác phải trả cho nhân công trực tiếp sản xuất sản phẩm hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. Kế toán sẽ căn cứ vào Bảng phân bổ tiền lương, hạch toán, ghi: i) Nợ tài khoản 622: Chi phí nhân công trực tiếp; ii) Có tài khoản 334 là tài khoản phải trả người lao động.
Thứ ba, đối với chi phí nhân công sử dụng chung cho
Định kỳ, kế toán phải tiến hành phân bổ chi phí nhân công sử dụng chung cho hợp đồng hợp tác kinh doanh cho các bên, hạch toán: i) Nợ tài khoản 138 phải thu khác chi tiết cho từng đối tác; ii) Có tài khoản 622 là các chi phí nhân công trực tiếp; iii) Có tài khoản 3331 là tiền thuế giá trị gia tăng phải nộp.
Thứ tư, khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất.
Đối với kế toán hạch toán: i) Nợ tài khoản 622 chi phí nhân công trực tiếp; ii) Tài khoản 335 là các chi phí phải trả.
Đối với công nhân sản xuất thực tế nghỉ phép, kế toán phản ánh số phải trả về tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất, hạch toán, ghi: i) Nợ tài khoản 335 là các chi phí phải trả; ii) Có tài khoản 334 phải trả người lao động.
Thứ năm, khi tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp thì vào cuối kỳ, kế toán tính phân bổ và kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp, hạch toán, ghi: i) Nợ tài khoản 154: Chi phí kinh doanh, sản xuất dở dang; ii) Nợ tài khoản 631: Giá thành sản xuất; iii) Nợ tài khoản 632 là giá vốn hàng bán, đây chính là phần vượt trên mức bình thường; iv) Có tài khoản 622 là các chi phí nhân công trực tiếp.
Các văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:
– Thông tư 39/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
– Thông tư 37/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính, Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài Chính;
– Thông tư 78/2014/TT-BTC Hướng dẫn thi hành
– Thông tư 96/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014, Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014, Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính
– Thông tư 200/2014/TT-BTC Hướng dẫn Chế độ kế toán Doanh nghiệp;
– Thông tư 92/2015/TT-BTC Hướng dẫn thực hiện thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân đối với cá nhân cư trú có hoạt động kinh doanh; hướng dẫn thực hiện một số nội dung sửa đổi, bổ sung về thuế thu nhập cá nhân quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế số 71/2014/QH13 và Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12/02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế.