Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là một trong những chứng thư pháp lí quan trọng để minh chứng cho quyền lợi của các chủ thể sử dụng. Trong quá trình lên sổ đỏ, nhiều người thắc mắc rằng, chi phí và lệ phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp hết bao nhiêu tiền?
Mục lục bài viết
1. Sổ đỏ đất nông nghiệp được hiểu như thế nào?
Một trong những công cụ pháp lý để nhà nước thống nhất quản lý và kiểm soát các quan hệ đất đai trên phạm vi cả nước là cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ cho người sử dụng đất. Vậy thế nào là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với các chủ thể? Khái niệm về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có sự thay đổi theo thời gian với nhiều tên gọi khác nhau. Theo quy định của pháp
Vì thế có thể đưa ra khái niệm về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với các chủ thể như sau: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đối với hộ gia đình và cá nhân là chứng thư pháp lý do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho hộ gia đình và cá nhân nhằm mục đích công nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp hợp pháp của hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất nông nghiệp để họ được hưởng mọi quyền lợi hợp pháp về đất đai và được nhà nước bảo hộ khi quyền lợi của họ bị xâm phạm.
Nhìn chung thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp là biểu hiện của quyền lực nhà nước trong việc thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu về đất đai và là giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền phát hành cho các đối tượng khi họ có quyền lợi. Khi hộ gia đình và cá nhân đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Ngoài ra thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp là sản phẩm đầu ra khi thực hiện nhiều khu phức tạp và là kết quả cuối cùng sau khi thực hiện quá trình kê khai và đăng ký đất đai cũng như đo đạc và thống kê trên thực tế để có thể cấp được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải thẩm tra hồ sơ và xác định rõ nguồn gốc của đất cũng như vị trí, ranh giới, hình thể của thửa đất … nhằm đảm bảo sự chính xác và khách quan cũng như hạn chế những tranh chấp của các chủ sở hữu đất lân cận.
2. Lệ phí làm sổ đỏ đất nông nghiệp:
Lệ phí trước bạ khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp = giá tính lệ phí trước bạ x 0.5%.
Trong đó thì giá tính lệ trước bạ được xác định theo quyết định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành, vì thế có sự thay đổi và khác nhau giữa các địa phương và vùng miền, theo đơn vị 1m2. Diện tích đất chịu lệ phí trước bạ là toàn bộ diện tích thửa đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân do cơ quan nhà nước có thẩm quyền là văn phòng đăng ký đất đai xác định và cung cấp cho cơ quan thuế.
3. Chi phí khi làm sổ đỏ đất nông nghiệp:
Trước hết, khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp thì cần phải trả phí thẩm định hồ sơ trong quá trình cấp sổ. Quá trình xác định phí thẩm định hồ sơ trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp sẽ thuộc thẩm quyền quyết định của ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Vì thế cho nên mỗi mức thu qua các thời kỳ là sẽ khác nhau và ở tại mỗi tỉnh thành địa phương cũng như các khu vực sẽ áp dụng các mức phí thẩm định hồ sơ đối với sổ đỏ đất nông nghiệp là khác nhau. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng địa phương hoặc các lý do khác để có thể định ra mức thu cho từng trường hợp sao cho hợp lý nhất.
Ngoài ra thì các chủ thể còn phải đóng phí đo đạc, theo quy định của pháp luật hiện hành thì chi phí đo đạc sẽ do hội đồng nhân dân cấp tỉnh ban hành bao gồm phí đo đạc và phí lập bản đồ địa chính. Đây được xác định là một khoản chi phí để trả cho các đơn vị đo đạc khi mà họ thực hiện chức năng và nhiệm vụ của mình, phục vụ cho quá trình xác định vị trí diện tích cũng như kích thước, tọa độ … đối với các thửa đất nông nghiệp mà các chủ thể muốn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
4. Một số lưu ý khi làm sổ đỏ đất nông nghiệp:
Thứ nhất, về thời hạn thực hiện thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì thôi hạn cấp không quá 30 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ và đúng quy định của pháp luật, ngoài ra sẽ không quá 40 ngày đối với những nơi thuộc vùng sâu vùng xa hoặc vùng có điều kiện kinh tế khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn. Đồng thời cần phải lưu ý rằng, thôi hạ cấp sổ đỏ sẽ không được tính vào thời gian của các ngày nghỉ hoặc ngày lễ theo quy định của pháp luật Việt Nam, sẽ không được tính vào thời gian tiếp nhận hồ sơ và thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người có nhu cầu.
Thứ hai, khi làm sổ đỏ mà bị chậm trễ thì sẽ cần phải áp dụng nhiều hình thức xử lý khác nhau, người dân sẽ cần phải nắm rõ các quy định của pháp luật. Nếu xét thấy có đủ Điều kiện để khiếu nại hoặc khởi kiện thì sẽ tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Tòa án nhân dân có thẩm quyền để người có nhu cầu nộp đơn khởi kiện đó là tòa án nhân dân cấp quận huyện nơi mà cán bộ công chức có hành vi hành chính hoặc quyết định hành chính vi phạm quy định của pháp luật.
Thứ ba, cần phải nộp hồ sơ để xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất nông nghiệp theo đúng quy định của pháp luật. Cụ thể là sẽ đổ tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện, hoặc văn phòng đăng ký đất đai cấp quận huyện, hoặc sẽ lộ tại bộ phận một cửa nếu địa phương đó có bộ phận một cửa, thậm chí là các chủ thể có thể nấu tại ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn nếu họ có nhu cầu.
Thứ tư, khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây.
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp phải được cấp theo từng thửa. Trường hợp mà chủ thể là hộ gia đình hoặc cá nhân sử dụng đất đang sử dụng nhiều thửa đất nông nghiệp tại cùng một địa phương mà có yêu cầu thì được cấp một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp chung cho các thửa;
– Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền và cấp cho mỗi người một giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp. Đây được coi là điểm mới của pháp luật đất đai hiện hành bài nó giúp dễ dàng sử lý các tình huống khi phát sinh tranh chấp đất đai giữa những người sử dụng đất. Sự thay đổi này là cần thiết và hợp lý nhằm hướng tới quyền bình đẳng và quyền công bằng cho các chủ thể cung có quyền sử dụng đất chung;
– Các chủ thể được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật. Điều này đảm bảo cho người sử dụng đất thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính chống việc gây thất thu cho ngân sách nhà nước từ đất đai. Ngoài ra thì nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng thì phải ghi cả họ và tên của vợ chồng vào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp, chưa trường hợp giữa vợ và chồng có thỏa thuận khác. Điều này thể hiện rõ quan điểm của nhà nước ta về sự bình đẳng giới trong việc cấp giấy chứng nhận đối với các chủ thể, nhằm đảm bảo quyền bình đẳng về tài sản và thể hiện được quyền của cả hai vợ chồng trong việc sử dụng và định đoạt tài sản chung.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Đất đai năm 2013;