Hiện nay, chi phí cưỡng chế thi hành án đối với chủ thể là pháp nhân thương mại đang được nhiều người quan tâm và thắc mắc. Vậy pháp nhân thương mại là gì? Chi phí cưỡng chế thi hành án là gì? Chi phí cưỡng chế thi hành án đối với chủ thể pháp nhân thương mại được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thế nào là pháp nhân thương mại?
Theo quy định của pháp luật tại khoản 1 và khoản 2 Điều 75 Bộ Luật dân sự năm 2015 quy định về pháp nhân thương mại thì pháp nhân thương mại được hiểu là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế,… các tổ chức này đặt mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận lên hàng đầu và sẽ phân chia lợi nhuận kiếm được cho các thành viên trong tổ chức sau khi kiếm được lợi nhuận từ việc kinh doanh, sản xuất,….
Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn A kinh doanh về mặt hàng may mặc. Công ty trách nhiệm hữu hạn này hoạt động với mục đích làm tìm kiếm lợi nhuận và từ lợi nhuận kiếm được chia cho các cổ đông thì công ty trách nhiệm hữu hạn A này được gọi là pháp nhân thương mại.
2. Chi phí cưỡng chế thi hành án là gì?
Theo quy định định pháp luật tại khoản 8, Điều 3 Luật thi hành án dân sự năm 2008 bổ sung, sửa đổi năm 2022 thì chi phí cưỡng chế thi hành án được quy định là các khoản tiền mà người đang phải chịu thi hành án phải nộp để thực hiện việc cưỡng chế thi hành án và số tiền này được nộp cho tổ chức cưỡng chế thi hành án.
Bên cạnh đó, có những trường hợp mà pháp luật quy định thì người được thi hành án phải đóng tiền cưỡng chế thi hành án chứ không phải là người phải thi hành án hoặc được trích từ ngân sách nhà nước chi trả.
Như vậy, những người phải chịu chi phí cưỡng chế thi hành án sẽ là người phải thi hành án, người chịu thi hành án, ngân sách nhà nước.
3. Chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại:
Để hiểu rõ về chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại theo quy định của Thông tư 55/2021/TT-BTC ngày 08 tháng 07 năm 2021 về hướng dẫn về việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại, chúng ta cần tập trung vào các điều khoản quan trọng liên quan đến việc xác định chi phí, nộp và tạm ứng chi phí cưỡng chế.
Đầu tiên theo Điều 43 trong Nghị định 44/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2020 quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại thì việc tính trên các chi phí thực hiện cưỡng chế được tính dựa trên các chi phí thực tế đã tiêu tốn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế thì tính theo giá cả thị trường tại từng địa phương.
Tiếp theo, quy định pháp luật tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Thông tư 55/2021/TT-BTC ngày 08 tháng 07 năm 2021 về hướng dẫn về việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại thì:
Chi phí cưỡng chế:
– Chi phí thuê người thực hiện quyết định cưỡng chế
– Tiền thù lao cho các chuyên gia định giá tài sản và tổ chức đấu giá, cũng như các chi phí tổ chức buổi đấu giá tài sản
– Số tiền thuê các phương tiện vận chuyển và tháo dỡ tài sản
– Số tiền thuê nơi để lưu trữ hoặc bảo quản tài sản sau khi bị kê biên
– Số tiền liên quan đến việc chuyển giao quyền thực hiện quyết định cưỡng chế
– Chi phí thực hiện các biện pháp pháp lý theo quy định pháp luật
– Bất kỳ chi phí khác nào tiêu tốn trong quá trình thực hiện.
Các nội dung chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại bao gồm:
– Các khoản chi phí quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 55/2021/TT-BTC ngày 08 tháng 07 năm 2021 về hướng dẫn về việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại được thực hiện dựa trên các căn cứ:
+ Theo hợp đồng đã ký
+ Hợp đồng thanh lý tài sản
+ Biên bản chuyển giao tài sản đã kê biên sau khi được thỏa thuận ( đối với chi phí thuê chỗ giữ tài sản hoặc người bảo quản tài sản đã kê biên)
+ Hóa đơn, chứng từ đã mua thực tế
Lưu ý:
Tât cả những chi phí này phải hợp tuân thủ theo quy định của pháp luật và được người ra quyết định thi hành án phê duyệt
– Theo quy định số tiền phải chi để bồi dưỡng cho những người được tập hợp để thực hiện việc cưỡng chế và bảo vệ cưỡng chế như sau:
+ Với số tiền 150.000 đồng/ người/ ngày cho người thực hiện cưỡng chế là người chỉ huy thi hành quyết định cưỡng chế, thuộc cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế.
+ Với số tiền 100.000 đồng/ người/ ngày tham gia cưỡng chế cho người được huy động tham gia thi hành quyết định cưỡng chế.
Theo quy định pháp luật về việc nộp và tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại được quy định tại Điều 6 của Thông tư 55/2021/TT-BTC ngày 08 tháng 07 năm 2021 về hướng dẫn về việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại thì việc nộp và tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại được thực hiện như sau:
Nộp và tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân
– Trước khi triển khai thực hiện cưỡng chế, cơ quan ra quyết định cưỡng chế cần duyệt dự toán chi phí cưỡng chế. Dự toán này được xây dựng dựa trên các yếu tố như:
+ Các biện pháp cưỡng chế thi hành án cần phải thực hiện
+ Thời gian cưỡng chế thi hành án
+ Địa điểm cưỡng chế thi hành án
+ Phương pháp để thực hiện cưỡng chế thi hành án
+ Số lượng tham gia trực tiếp vào việc cưỡng chế thi hành án
– Sau khi dự toán chi phí cưỡng chế được phê duyệt thì cơ quan cưỡng chế thi hành án cần làm là:
+ Đưa đự toán chi phí thi hành án đế đối tượng cần phải thực hiện thi hành án đính kèm theo quyết định cưỡng chế và quyết định khấu trừ tiền tài từ khoản của pháp nhân thương mại ( trong trường hợp áp dụng biện pháp phong toản tài khoản để nộp chi phí cưỡng chế
+ Cơ quan ra quyết định thực hiện việc cưỡng chế phải thông báo đến các tổ chức tín dụng (như ngân hàng, công ty tài chính, quỹ tín dụng nhân dân,…), kho bạc nhà nước và công ty chứng khoán quản lý tài khoản của pháp nhân thương mại để thực hiện các biện pháp cần thiết theo quy định pháp luật
– Trong trường hợp áp dụng biện pháp phong tỏa tài khoản thì Thủ trưởng cơ quan thi hành án hình sự sẽ ra quyết định về việc khấu trừ tiền từ tài khoản của pháp nhân thương mại không vượt quá số tiền cần thiết để thực hiện biện pháp tư pháp và chi phí cưỡng chế.
– Ngay sau khi nhận được quyết định về việc khấu trừ tiền từ tài khoản của pháp nhân thương mại, tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước và công ty chứng khoán cần thực hiện khấu trừ tiền từ tài khoản và chuyển số tiền tương ứng cho cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền để triển khai cưỡng chế và thực hiện biện pháp tư pháp.
– Nếu không thu được chi phí cưỡng chế từ đối tượng bị cưỡng chế vì lý do người phải thực hiện cưỡng chế không chịu thực hiện nghĩa vụ nộp chi phí cưỡng chế hoặc do bất kỳ lý do khách quan nào khác thì cơ quan thi hành quyết định cưỡng chế có thể đề nghị cơ quan ra quyết định cưỡng chế tạm ứng chi phí từ dự toán kinh phí cưỡng chế đã được giao. Mức tạm ứng tối đa không vượt quá dự toán kinh phí cưỡng chế đó.
– Hồ sơ tạm ứng bao gồm:
+ Dự toán năm được cấp
+ Bản phê duyệt dự toán chi phí để thực hiện việc cưỡng chế
+ Và giấy rút tạm ứng chi phí cưỡng chế thi hành án từ ngân sách nhà nước
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết này:
– Bộ Luật dân sự năm 2015
– Luật thi hành án dân sự năm 2008 bổ sung, sửa đổi năm 2022
– Thông tư 55/2021/TT-BTC ngày 08 tháng 07 năm 2021 về hướng dẫn về việc quản lý, cấp phát, tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
– Nghị định 44/2020/NĐ-CP ngày 08 tháng 04 năm 2020 quy định về cưỡng chế thi hành án đối với pháp nhân thương mại
THAM KHẢO THÊM: