Di chúc đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân thực hiện lập di chúc do đó có nhiều trường hợp người để lại di sản để lại nhiều bản di chúc. Như vậy, bản di chúc nào có hiểu lực trong trường hợp này? Chỉ bản di chúc sau cùng mới có hiệu lực đúng không?
Mục lục bài viết
1. Chỉ bản di chúc sau cùng mới có hiệu lực đúng không?
Em chào Luật sư
Cố ngoại em năm nay đã 90 tuổi, cố vẫn rất minh mẫn và còn khỏe. Gần đây, em thấy cố em viết di chúc để lại tài sản cho con cháu sau khi mất. Nhưng em thấy thì cố viết đến 3 bản di chúc một lúc. Bản di chúc đầu tiên được cố viết vàng tháng 4/2023, bản di chúc thứ hai được cố viết vào tháng 8/2023 và mới đây nhất vào ngày 15/10 cố lại viết thêm một bản di chúc nữa. Mỗi bản di chúc đều có những thông tin khác nhau. Vậy cho em hỏi có phải chỉ bản di chúc sau cùng mới có hiệu lực đúng không? Em xin cảm ơn và rất mong được Luật sư trả lời ạ!
Chào em! Chúc tôi trả lời câu hỏi của em như sau:
Căn cứ theo quy định tại Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hiệu lực của di chúc như sau:
– Di chúc sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm mở thừa kế.
– Đối với những trường hợp sau đây thì di chúc không có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần:
+ Người được hưởng thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc
+ Cơ quan, tổ chức được người lập di chúc chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
+ Đối với trường hợp có nhiều người thừa kế theo di chúc cùng một lúc mà có người chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc, một trong nhiều cơ quan, tổ chức được chỉ định hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì chỉ phần di chúc mà có liên quan đến cá nhân, cơ quan, tổ chức đó không có hiệu lực.
– Trường hợp di chúc không có hiệu lực, nếu di sản đã để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mà người lập di chúc mở thừa kế; nếu trường hợp di sản để lại cho người thừa kế chỉ còn một phần thì phần di chúc về phần di sản còn lại vẫn có hiệu lực.
– Đối với di chúc có phần không hợp pháp mà không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại thì chỉ phần đó không có hiệu lực.
– Khi lập di chúc để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản cùng một lúc thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Như vậy, theo quy định trên thì về nguyên tắc trường hợp một người để lại nhiều bản di chúc đối với một tài sản thì chỉ bản di chúc sau cùng có hiệu lực.
Tuy nhiên đối với trường hợp toàn bộ bản di chúc sau cùng không có hiệu lực thì trường hợp này di sản thừa kế sẽ được phân chia theo bản di chúc có hiệu lực pháp luật liền trước bản di chúc sau cùng đó.
Như vậy như thông tin bạn cung cấp thì tạm bản di chúc được viết vào ngày 15/10/2023 là bản di chúc sau cùng. Như vậy nếu không xuất hiện bản di chúc nào sau đó nữa thì bản di chúc này sẽ có hiệu lực nếu nó không bị vô hiệu.
2. Điều kiện để có hiệu lực của di chúc?
Di chúc đó là sự thể hiện ý chí của cá nhân thực hiện lập di chúc mục đích nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Di chúc có hiệu lực khi đáp ứng được các điều kiện theo quy định tại Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 như sau:
– Đối với di chúc hợp pháp luôn luôn phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Người thực hiện lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị người khác tác động, lừa Đối, đe doạ, cưỡng ép;
+ Đối với nội dung của di chúc thì không được vi phạm điều cấm của luật, không được trái đạo đức xã hội và hình thức di chúc không trái quy định của luật.
– Đối với di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập bằng văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
– Đối với trường hợp di chúc của người đang bị hạn chế về thể chất hoặc của những người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
– Đối với di chúc bằng văn bản mà không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu di chúc có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự.
– Trường hợp là di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người thực hiện di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và hai người làm chứng đó ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày mà người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng.
Di chúc có thể coi là một giao dịch dân sự mang tính chất đặc biệt, giao dịch dân sự này chỉ phát sinh hiệu lực khi người thực hiện việc lập di chúc chết.
3. Ai là người có quyền công bố bản di chúc?
Theo quy định tại Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về công bố di chúc như sau:
– Đối với trường hợp di chúc được lập bằng văn bản và được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên sẽ là người công bố di chúc.
– Đối với trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này phải có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu trường hợp người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định xin từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại sẽ thỏa thuận với nhau để cử người công bố di chúc.
– Sau thời điểm mở thừa kế thì người công bố di chúc có trách nhiệm phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc.
– Nếu người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc thì người giữ bản chính có trách nhiệm cung cấp bản chính cho người yêu cầu.
-Nếu trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực bởi công chứng viên.
Từ những quy định tại điều 647 thì trường hợp bản di chúc bằng văn bản mà được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người có trách nhiệm công bố bản di chúc.
Đối với trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người được chỉ định công bố có nghĩa vụ công bố di chúc.
Nếu trường hợp người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại sẽ thỏa thuận cử người công bố di chúc.
4. Di chúc có hiệu lực trong bao nhiêu năm:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về thời hiệu thừa kế như sau:
-Thời hiệu để một người thừa kế được quyền yêu cầu chia di sản đối với bất động sản là 30 năm, đối với động sản là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Như vậy theo quy định này, thì người thừa kế sẽ có quyền yêu cầu chia thừa kế đối với tài sản là bất động sản trong thời hạn 30 năm; với tài sản là động sản trong thời gian 10 năm kể từ khi người để lại di chúc chết. Hết thời hạn này thì di sản sẽ thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó.
Nếu trường hợp hết thời hạn theo quy định trên mà có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản sẽ thuộc về người quản lý. Nếu trường hợp không còn người thừa kế thì di sản sẽ thuộc về người đang chiếm hữu hoặc nếu không có thì người chiếm hữu thì di sản sẽ thuộc về Nhà nước.
5. Những ai được thừa kế di sản mà không phụ thuộc vào nội dung của bản di chúc?
Căn cứ Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:
– Những người sau đây sẽ vẫn được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu trường hợp di sản được chia theo pháp luật quy định, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
+ Trường hợp là con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
+ Đối với trường hợp con thành niên tuy nhiên lại không có khả năng lao động.
– Quy định tại khoản 1 Điều 644 sẽ không áp dụng đối với trường hợp người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật Dân sự 2015.
Như vậy, từ những quy định trên thì người thừa kế di sản mà không phụ thuộc vào nội dung của bản di chúc bao gồm những cá nhân sau:
+ Là con chưa thành niên hoặc cha, mẹ, vợ hoặc chồng của người để lại di chúc.
+ Là con đã thành niên mà lại không có khả năng lao động của người để lại di chúc.
Những người thừa kế này sẽ được hưởng phần di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật khi họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.
Văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Bộ luật Dân sự 2015.