Kết hôn là sự kiện làm phát sinh một gia đình mà ở đó phản ánh sự chung sống của hai vợ chồng và con cái (nếu có).
Kết hôn là sự kiện làm phát sinh một gia đình mà ở đó phản ánh sự chung sống của hai vợ chồng và con cái (nếu có). Như là một tất yếu của cuộc sống chung, vợ và chồng thực hiện những quan hệ về tài sản nhằm đáp ứng những nhu cầu tồn tại và phát triển của gia đình. Đây là những quan hệ xảy ra phổ biến trong xã hội và chịu sự điều chỉnh trực tiếp của pháp luật về hôn nhân và gia đình, trong một quy chế được gọi là chế độ tài sản của vợ chồng.
Gia đình là tế bào của xã hội, thể hiện tính chất và kết cấu của xã hội. Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước luôn bằng pháp luật điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, xây dựng mô hình phù hợp với thiết chế xã hội. Gia đình có vị trí, vai trò đặc biệt và quan trọng với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Trong gia đình vợ chồng, cha mẹ và con vừa là thành viên trong gia đình, vừa là thành viên của xã hội. Để cho gia đình tồn tại và phát triển cần phải có các điều kiện vật chất, cơ sở kinh tế của gia đình, nuôi sống gia đình. Do vậy, chế độ tài sản của vợ chồng luôn được nhà làm luật quan tâm xây dựng như là một trong các chế định cơ bản, quan trọng nhất của pháp luật về hôn nhân và gia đình.
Trong pháp luật của Nhà nước ta, cho đến nay vẫn chưa có một khái niệm về chế độ tài sản của vợ chồng được quy định trong một văn bản cụ thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhưng theo các nhà luật gia thì có thể hiểu: Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng: nguyên tắc phân chia tài sản giữa vợ và chồng.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Chế độ tài sản vợ chồng được phân loại thành chế độ tài sản vợ chồng theo pháp luật ( chế độ tài sản vợ chồng pháp định) và chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận ( hay còn gọi là chế độ tài sản vợ chồng ước định, hôn ước).
Chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận thực chất một loại hợp đồng thỏa thuận trên nguyên tắc tự do, tự nguyện. Nên vợ chồng có thể tự thỏa thuận và thỏa thuận cùng với nhau về việc xác lập và thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với tài sản của họ. Thỏa thuận này thường được thể hiện dưới dạng văn bản (dưới nhiều tên gọi: hôn ước, hợp đồng tiền hôn nhân hay thỏa thuận trước hôn nhân…) Vợ chồng có thể lựa chọn một trong các chế độ tài sản do pháp luật qui định hoặc tự thiết lập một chế độ riêng với điều kiện không trái với pháp luật và đạo đức xã hội (trật tự xã hội).
Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều qui định hai cách thức xác lập quan hệ tài sản trên. Trong trường hợp không có thỏa thuận của vợ chồng thì việc giải quyết quan hệ tài sản của họ tuân theo pháp luật. Như vậy, chỉ khi không có thỏa thuận của vợ chồng thì chế độ tài sản của họ mới theo sự điều chỉnh của pháp luật. Thực tế cho thấy, việc qui định như vậy trước hết đảm bảo được quyền tự định đoạt của cá nhân đối với tài sản của mình. Hơn nữa, điều này còn cho phép vợ chồng có thể tự bảo toàn khối tài sản riêng của mình; giảm, tránh những xung đột về tài sản sau khi chia tay.