Chế độ phụ cấp đối người làm công tác giám định pháp y. Chế độ phụ cấp độc hại, chế độ phụ cấp ưu đãi nghề.
Chế độ phụ cấp đối người làm công tác giám định pháp y. Chế độ phụ cấp độc hại, chế độ phụ cấp ưu đãi nghề.
Tóm tắt câu hỏi:
Trong thời gian vừa qua, do yêu cầu thực tiển của công tác Giám định tư pháp trong lĩnh vực pháp y trên địa bàn tỉnh Quảng Bình nên Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình đã ký quyết định bổ nhiệm Giám định viên pháp y cho một số bác sĩ đang công tác tại các bệnh viện đa khoa tuyến huyện (mỗi bệnh viện có từ 1 đến 2 Giám định viên pháp y) trong đó có chúng tôi. Do yêu cầu của công việc được giao nên hiện nay chúng tôi thực hiện song song cả 2 nhiệm vụ sau: – Về công tác Khám chữa bệnh: Chúng tôi đang thực hiện nhiệm vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình (biên chế tiền lương của chúng tôi hiện nay đang trực thuộc Bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thuỷ). – Về công tác Giám định tư pháp: Chúng tôi hiện nay là Giám định viên tư pháp hoạt động trong lĩnh vực pháp y thuộc Trung tâm Giám định Y khoa – Pháp y tỉnh Quảng Bình, chuyên trách công tác Giám định pháp y tử thi trên địa bàn huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Trong thời gian qua chúng tôi đã thường xuyên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, trực tiếp khám nghiệm tử thi để xác định nguyên nhân chết cho tất cả các trường hợp khi có trưng cầu giám định của cơ quan điều tra – Công an huyện Lệ Thuỷ (trung bình mỗi năm được khoảng 20 trường hợp). Sau khi tìm hiểu các văn bản pháp lý của nhà nước qui định các chế độ chính sách cho Giám định viên tư pháp, chúng tôi thấy có một số vấn đề liên quan đến các chế độ phụ cấp cho đối tượng như chúng tôi chưa được qui định cụ thể, rỏ ràng nên việc thực hiện các chế độ chính sách trong lỉnh vực Giám định tư pháp cho chúng tôi còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, chúng tôi mong muốn được Vụ tổ chức cán bộ – Bộ y tế cho biết với đặc thù công việc như trên của chúng tôi thì ngoài chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc (được qui định tại
1. Chế độ
2. Chế độ phụ cấp ưu đãi nghề (mức 70% lương): được qui định tại Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04/7/2011của Chính phủ và Nghị định số 85/2013/NĐ-CP ngày 29/7/2013 của Chính phủ. Nếu chúng tôi được hưởng các chế độ phụ cấp đó thì cơ quan, đơn vị nào sẽ chi trả các chế độ phụ cấp đó cho chúng tôi. ?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
– Căn cứ Điều 1 Mục II Thông tư 07/2005/TT-BNV quy định về mức phụ cấp độc hại nguy hiểm như sau:
"1. Mức phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm gồm 4 mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng/tháng thì các mức tiền phụ cấp độc hại nguy hiểm thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Mức
Hệ số
Mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004
1
0,1
29.000 đồng
2
0,2
58.000 đồng
3
0,3
87.000 đồng
4
0,4
116.000 đồng
2. Quy định áp dụng các mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
a) Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:
a1) Tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm.
a2) Làm việc trong môi trường chịu áp suất cao hoặc thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh.
a3) Những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép.
a4) Làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
b) Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
c) Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
d) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên.
3. Cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp:
a) Cách tính trả phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
b) Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;
Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ."
– Căn cứ Điểm d Khoản 1 Công văn số 6608/BYT-TCCB hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức ngành y tế về mức phụ cấp và đối tượng áp dụng như sau:
"d) Mức 4, hệ số 0,4 áp dụng đối với những người:
– Trực tiếp điều trị, phục hồi chức năng và phục vụ bệnh nhân phong (hủi), kể cả các xét nghiệm Hansen;
– Chiếu chụp, điện quang;
– Mổ xác, giải phẫu pháp y và bảo quản trông nom xác;
– Dùng các chất phóng xạ Radium, Cobalt để khám chữa bệnh;
– Trực tiếp phục vụ bệnh nhân tâm thần ở các bệnh viện chuyên khoa và các khoa tâm thần ở các bệnh viện đa khoa (kể cả phục vụ thương binh và bệnh binh tâm thần ở các khu điều trị, điều dưỡng thương binh, bệnh binh);
– Trực tiếp phục vụ bệnh nhân mắc bệnh HIV/AIDS, bệnh dại, bệnh truyền nhiễm, bệnh lao ở các bệnh viện, viện chuyên khoa, các khoa truyền nhiễm và khoa lao ở các bệnh viện đa khoa;
– Thường xuyên chuyên trách làm công tác kiểm nghiệm độc chất pháp y."
Trong trường hợp bạn là giám định viên pháp y nếu có nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện công việc mổ xác, giải phẫu pháp y và bảo quản trông nom xác thì thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Công văn số 6608/BYT-TCCB hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, viên chức ngành y tế về mức phụ cấp và đối tượng áp dụng nêu trên. Nếu bạn thuộc đối tượng được hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm thì kinh phí được dùng để chi trả phụ cấp cho bạn nếu là đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị; nếu là đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ.
Xem thêm: Chế độ phụ cấp trực ngành y tế theo quy định mới nhất năm 2022
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định về mức phụ cấp ưu đãi như sau:
"Điều 3. Mức phụ cấp ưu đãi
1. Mức phụ cấp 70% áp dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm các công việc sau đây:
a) Xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, phong, lao, tâm thần;
b) Giám định pháp y, pháp y tâm thần, giải phẫu bệnh lý."
Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định cụ thể đối tượng là công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm công việc giám định pháp y, giải phẫu bệnh lý thì thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi 70%. Do đó, ban là cán bộ, công chức làm công tác giám định pháp y thì được hưởng mức phụ cấp ưu đãi theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP nêu trên.
– Căn cứ Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC hướng dẫn Nghị định 56/2011/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công, viên chức công tác tại cơ sở y tế công lập như sau:
"Điều 5. Cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề
…
2. Nguồn kinh phía) Nguồn kinh phí để thực hiện chế độ phụ cấp quy định tại Thông tư liên tịch này do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành, nguồn thu của cơ sở y tế từ các hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định.
b) Riêng năm 2011, kinh phí tăng thêm để thực hiện chế độ phụ cấp quy định tại Thông tư liên tịch này được xử lý như sau:
– Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được tổng hợp chung vào nhu cầu cải cách tiền lương và xử lý từ nguồn cải cách tiền lương theo quy định; cụ thể như sau:
+ Các cơ sở sự nghiệp y tế công lập trực tiếp trả lương cho công chức, viên chức có trách nhiệm lập báo cáo nhu cầu kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề tăng thêm năm 2011 theo Biểu số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này và gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo phân cấp ngân sách hiện hành (sau đây gọi tắt là cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp).
+ Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp thẩm định và tổng hợp nhu cầu kinh phí tăng thêm của các cơ sở sự nghiệp y tế công lập thuộc phạm vi quản lý theo Biểu số 2 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này gửi cơ quan Tài chính cùng cấp.
+ Cơ quan tài chính có trách nhiệm thẩm định và tổng hợp nhu cầu kinh phí tăng thêm theo Biểu số 2, 3 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
+ Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp, lập báo cáo theo Biểu số 3 gửi Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết theo quy định.
– Đối với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ:
+ Các cơ sở sự nghiệp y tế công lập trực tiếp trả lương cho công chức, viên chức có trách nhiệm lập báo cáo nhu cầu và nguồn chi trả phụ cấp ưu đãi theo nghề tăng thêm năm 2011 theo Biểu số 4 và số 5 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo phân cấp ngân sách hiện hành.
+ Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp thẩm định, tổng hợp nhu cầu và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp ưu đãi tăng thêm theo Biểu số 6 và số 7 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này gửi cơ quan quản lý cấp trên cho tới Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
+ Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm thẩm định, tổng hợp, lập báo cáo theo Biểu số 6 và số 7 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch này gửi Bộ Tài chính để xem xét, giải quyết theo quy định."
Do đó, nếu bạn là đối tượng được hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề thì nguồn kinh phí để thực hiện chế độ phụ cấp quy định tại Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP do ngân sách nhà nước bảo đảm theo phân cấp ngân sách hiện hành, nguồn thu của cơ sở y tế từ các hoạt động sự nghiệp của đơn vị theo quy định.
Xem thêm: Quy định về chế độ phụ cấp, trợ cấp độc hại cho y bác sỹ, ngành y tế