Chế độ đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Chế độ phụ cấp nặng nhọc, phụ cấp độc hại, phụ cấp nguy hiểm đối với người làm trong môi trường nguy hiểm, độc hại.
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi là công nhân ngành than do quân đội quản lý. Tôi muốn hỏi công ty có trách nhiệm gì với tiền ăn ca hay không? Vì ở đây công nhân chúng tôi phải tự trả 100% tiền ăn ca (16.000 đồng/bữa). Trong
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, chế độ đối với người làm công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm:
Theo danh mục ban hành kèm theo Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH, nghề sàng tuyển thủ công, khai thác than thủ công ở mỏ lộ thiên là nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Khoản 1 Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH quy định điều kiện hưởng chế độ bồi thường bằng hiện vật đối với người lao động khi có đủ điều kiện như sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật khi có đủ các điều kiện sau:
a) Làm các nghề, công việc thuộc danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
b) Đang làm việc trong môi trường lao động có ít nhất một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế hoặc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn gây bệnh truyền nhiễm.
Việc xác định các yếu tố quy định tại điểm b Khoản 1 Điều này phải được thực hiện bởi đơn vị đủ điều kiện đo, kiểm tra môi trường lao động theo quy định của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là đơn vị đo,kiểm tra môi trường lao động).”
Để được hưởng trợ cấp bằng hiện vật thì bạn phải đảm bảo các điều kiện trên.
Mức bồi dưỡng bằng hiện vật được quy định tại Khoản 2 Điều 2 Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH như sau:
– Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:
+ Mức 1: 10.000 đồng;
+ Mức 2: 15.000 đồng;
+ Mức 3: 20.000 đồng;
+ Mức 4: 25.000 đồng.
Như vậy Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH quy định rõ, bồi dưỡng hiện vật được tính theo suất ăn hàng ngày, phải được thực hiện trong ca làm việc, phải đảm bảo vệ sinh, không được trả bằng tiền hay bằng lương thay cho hiện vật bồi dưỡng. Do đó công ty có trách nhiệm bồi dưỡng bằng suất ăn theo định mức cụ thể từ mức 1 đến mức 4 theo quy định trên. Do đó, công ty không hỗ trợ suất ăn hàng ngày cho người lao động là vi phạm quy định pháp luật.
Việc xác định mức bồi dưỡng bằng hiện vật cụ thể theo điều kiện lao động và chỉ tiêu môi trường lao động được quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH.
Ngoài ra, công ty bạn phải đảm bảo không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp
Thứ hai, về thời gian làm việc theo quy định tại Điều 105 Bộ luật lao động 2019 như sau:
“1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.“
Điều 111 Bộ luật lao động 2019 quy định nghỉ hằng tuần như sau:
“1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.“
Như vậy, mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục, có thể bố trí vào ngày chủ nhật hoặc 01 ngày khác trong tuần. Ngoài ra, công ty phải đảm bảo nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca,… theo quy định pháp luật.
Theo như bạn trình bày, công ty yêu cầu đi làm ngày chủ nhật, không bố trí ngày nghỉ hàng tuần thì sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 17
“1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca, nghỉ về việc riêng, nghỉ không hưởng lương đúng quy định;
b) Không rút ngắn thời giờ làm việc đối với người lao động trong năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu theo quy định;
c) Không thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quản lý nhà nước về lao động tại địa phương về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Luật sư tư vấn chế độ phụ cấp cho người làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm:1900.6568
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Thực hiện thời giờ làm việc bình thường quá số giờ làm việc theo quy định của pháp luật;
b) Huy động người lao động làm thêm giờ mà không được sự đồng ý của người lao động, trừ trường hợp theo quy định tại Điều 107 của
4. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có hành vi huy động người lao động làm thêm giờ vượt quá số giờ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 106 của
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 60.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.”
Thứ ba, về việc trả lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:
Điều 98 Bộ luật lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:
“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”
Như vậy, nếu bạn làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần sẽ được hưởng thêm ít nhất bằng 200% lương. Làm thêm giờ vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Việc công ty yêu cầu bạn tăng ca vào ngày chủ nhật, không trả thêm tiền lương cho bạn sẽ bị xử phạt hành chính the quy định tại Khoản 2 , khoản 5 Điều 16
“…
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
…
5. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc trả đủ tiền lương cộng với khoản tiền lãi của số tiền lương chậm trả, trả thiếu cho người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
b) Buộc trả đủ khoản tiền tương ứng với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này”.
Do đó, để đảm bảo quyền lợi cho bạn, bạn có quyền làm đơn tố cáo để yêu cầu giải quyết.