Nhân viên thiết bị giáo dục thường xuyên tiếp xúc với những yếu tố độc hại nguy hiểm cho sức khỏe, để đảm bảo quyền lợi cho các cá nhân này thì cần đảm bảo chi trả phụ cấp độc hại. Vậy chế độ phụ cấp độc hại cho nhân viên thiết bị giáo dục được quy định thế nào?
Mục lục bài viết
1. Chế độ phụ cấp độc hại cho nhân viên thiết bị giáo dục:
Nhân viên thiết bị, thí nghiệm là viên chức làm việc trong các cơ sở giáo dục công lập, thời gian của các cá nhân này làm việc theo giờ hành chính, tuân thủ các quy định về thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi trong đó phải đảm bảo các chế độ về nghỉ hằng năm theo quy định tại
Mức phụ cấp được chi trả được chia thành 4 mức cụ thể, cụ thể: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung. Theo mức lương tối thiểu chung 290.000 đồng/tháng thì các mức tiền phụ cấp độc hại nguy hiểm thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2004 như sau:
Mức | Hệ số | Mức tiền phụ cấp thực hiện 01/10/2004 |
1 | 0,1 | 29.000 đồng |
2 | 0,2 | 58.000 đồng |
3 | 0,3 | 87.000 đồng |
4 | 0,4 | 116.000 đồng |
– Về các nôi dung thể hiện việc áp dụng các mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
+ Đối với cá nhân áp dụng Mức 1, hệ số 0,1 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có một trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm sau:
Nếu nhận thấy trong suốt thời gian làm việc mà nhân vien thiết bị có tiếp xúc trực tiếp với chất độc, khí độc, bụi độc, làm việc ở môi trường dễ bị lây nhiễm, mắc bệnh truyền nhiễm thì phải được hưởng chế độ này;
Ngoài ra, còn phải xem xét đến môi trường làm việc nếu phải chịu áp suất cao hoặc những môi trường không đảm bảo về dưỡng khí như thiếu dưỡng khí, nơi quá nóng hoặc quá lạnh;
Thậm chí, nếu phải làm việc tại những địa điểm hoặc những công việc phát sinh tiếng ồn lớn hoặc làm việc ở nơi có độ rung liên tục với tần số cao vượt quá tiêu chuẩn an toàn lao động và vệ sinh lao động cho phép cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người nếu phải tiếp xúc với tần suất nhiều;
Có thể kể đên s cả môi trường làm việc ở nơi có phóng xạ, tia bức xạ hoặc điện từ trường vượt quá tiêu chuẩn cho phép.
+ Đối với Mức 2, hệ số 0,2 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có hai trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên;
+ Trong trường hợp có hệ số Mức 3, hệ số 0,3 áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có ba trong các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên;
+ Đối với cán bộ, công chức, viên chức làm việc trực tiếp ở nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm quy định tại tiết a điểm 2 mục II nêu trên thì sẽ được hưởng chế độ với Mức 4, hệ số 0,4.
– Những nội dung liên quan đến cách tính và nguồn kinh phí chi trả phụ cấp:
+ Cách tính trả phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm của cá nhân để đảm bảo sự thống nhất thì sẽ được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; trong trường hợp nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, còn nếu đảm bảo làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
+ Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm cho cá nhân sẽ được thực hiện bởi các nguồn sau:
Với mỗi đối tượng khác nhau thì nguồn tiền dùng để chi trả cũng sẽ được sử dụng khác nhau. Trường hợp các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;
Đối với các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ;
Có thể thấy, việc chi trả này sẽ dựa theo tính chất công việc thực tế của nhân viên thiết bị đó để xác định nhân viên đó có tiếp xúc yếu tố độc hại nào hay không, chỉ khi xác định được vấn đề này thì từ đó xác định có được phụ cấp độc hại chính xác trên thực tế;
Đòng thời, bạn đọc có thể tham khảo Công văn
+ Cá nhân sẽ được chi trả với mức 0,3 so với mức lương tối thiểu áp dụng đối với người làm việc trong phòng thí nghiệm vật lý hạt nhân, thí nghiệm hóa phóng xạ;
+ Còn trong trường hợp áp dụng với người làm việc trong phòng thí nghiệm hóa, sinh, điện cao áp, thủ kho hóa chất thì Mức phụ cấp được áp dụng là 0,2 so với mức lương tối thiểu.
2. Hồ sơ đề nghị hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm:
Theo quy định thì Cán bộ, công chức, viên chức trực tiếp và thường xuyên làm việc ở nơi độc hại, nguy hiểm theo quy định tại Thông tư
Hồ sơ đề nghị hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm được chuẩn bị với các tài liệu, giáy tờ nêu sau đây:
– Đầu tiên cần chuẩn bị Công văn đề nghị của Bộ, ngành Trung ương hoặc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
– Đồng thời phải gửi kèm theo bản thuyết minh điều kiện lao động được cơ quan y học lao động xác nhận. Trong trường hợp các nghề hoặc công việc đã được công nhận là nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc nghề, công việc làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm thì kèm theo danh mục nghề, công việc độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt độc hại, nguy hiểm đã được ban hành;
– Cần đưa ra được mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đề nghị được hưởng, thể hiện các tất cả số người đề nghị được hưởng và nguồn kinh phí được sử dụng để chi trả cũng có thể được nêu rõ, trong đó tính riêng phần quỹ do ngân sách nhà nước chi trả;
– Cá nhân tham gia làm việc theo chế độ
– Liên quan đến trường hợp cán bộ, công chức, viên chức làm việc trong các cơ quan, đơn vị sự nghiệp của Đảng, Mặt trận và các đoàn thể thì khi thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm theo hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương để đảm bảo sự nhất quán trong khi áp dụng trên thực tế.
3. Mức phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức, viên chức qua các thời điểm thay đổi thế nào?
Có thể thấy, mức phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức phụ thuộc vào mức lương cơ sở được quy định trước ngày 01/07/2023 là 1.490.000 đồng. Các đối tượng đủ điều kiện hưởng chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm có thể thuộc một trong bốn mức: 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 so với mức lương tối thiểu chung, theo đó:
Mức 0,1 là 149.000 đồng;
Mức 0,2 là 298.000 đồng;
Mức 0,3 là 447.000 đồng;
Mức 0,4 là 596.000 đồng.
Hiện nay, theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15 và Nghị định 24/2023/NĐ-CP, từ ngày 01/07/2023 thì mức lương cơ sở tăng lên 1.800.000 đồng/tháng.
Như vậy, với sự thay đổi trên, mức phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức sẽ tăng từ ngày 01/7/2023, cụ thể như sau:
Mức 0,1 là 180.000 đồng/tháng
Mức 0,2 là 360.000 đồng/tháng
Mức 0,3 là 540.000 đồng/tháng
Mức 0,4 là 720.000 đồng/tháng
Như vậy, Khoản phụ cấp này sẽ được tính dựa trên khoảng thời gian thực tế mà người lao động làm việc. Địa điểm làm việc của các cá nhân phải là những nơi có điều kiện độc hại hoặc vô cùng độc hại.
Văn bản pháp luật được sử dụng:
– Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức;
– Công văn